Du lịch > Tư vấn du lịch > Chia sẻ kinh nghiệm - kỹ năng du lịch

Cần chú ý những gì khi đi du lịch bụi bằng xe máy?

Mình chuẩn bị đi du lịch bụi bằng xe máy mà không có nhiều kinh nghiệm, cần phải chú ý những gì vậy, chỉ mình với? 

thu

1. Thời điểm:Với thời tiết miền Bắc, thời điểm đẹp nhất để đi phượt bằng xe máy là ngay sau Tết âm lịch hoặc từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12.

2. Loại xe:Nên sử dụng những loại xe thông dụng như Dream, Viva, Future, Wave, Sirius, Jupiter… Những loại xe này nhẹ, dễ đi và dễ sửa chữa.

3. Chuẩn bị lên đường phượt:

- Quần áo đi xe máy chuyên dụng (bộ five seasons, giá khoảng 200.000đ-400.000đ/bộ): dày dặn, chống mưa gió tốt, có bọc đầu gối, bọc khớp tay, có nhiều lớp để có thể tách ra dễ dàng.

- Giầy đi xe máy chuyên dụng: cổ cao giữ ấm chân, đế cứng để chống chân xuống đường đá, da trơn để không thấm nước.

- Ủng nilon: ngăn nước mưa hoặc nước suối không ngấm vào giầy.

- Mũ bảo hiểm: nên dùng mũ có cằm và có kính chắn gió.

- Bản đồ địa hình: chi tiết tới từng ngõ ngách trong khu vực định tới.

- Đồ nghề sửa xe (giá khoảng 300.000đ/bộ): bơm, bộ tròng mở lốp, săm, miếng vá, cờ - lê, bugi, dây côn, tay côn, keo 502, dây kéo xe…

- Một số vật dụng thiết yếu khác: lều, túi ngủ, bếp ga du lịch nhỏ, đồ ăn, nồi niêu, C sủi (đủ mỗi người uống 1 viên/ngày để tăng cường sức lực), salon gel, thuốc đau bụng, thuốc cảm, dầu gió, bông băng, thuốc sát trùng, thuốc bỏng, thuốc tím, áo mưa, găng tay, dao díp, đèn pin đeo trán…

- Phụ trợ (trang bị nếu có điều kiện): đồng hồ đa năng đo độ cao, huyết áp, khí quyển; GPS; ống nhòm; những món đồ nhỏ để tặng trẻ em dân tộc những vùng đi qua.

4. Một vài kinh nghiệm của dân phượt:

- Số lượng thành viên: Khoảng 10 người, từ 4 – 5 xe là hợp lí vì đi đông rất khó quản lí. Số lượng thành viên nữ luôn nhỏ hơn hoặc bằng số thành viên nam. Trong đoàn nên có một trưởng đoàn để kèm đoàn khi chạy xe cũng như tổ chức chuyến đi. Người trưởng đoàn là tay lái cứng, có kinh nghiệm

- Chạy xe: Chỉ nên chạy tối đa không quá 200km/ngày. Chạy nhiều gây mệt mỏi, bị lì về cảm giác rất nguy hiểm. Luôn làm chủ tốc độ và quyết đoán trên những đoạn đường cua, dốc và khi vượt ôtô. Hạn chế chạy vào ban đêm. Qua suối, ngầm nên để người có kinh nghiêm qua trước. Những đoạn suối sâu, có đá ngầm tốt nhất là làm bè hoặc khiêng xe qua.


bien

Tự do, năng động, tiết kiệm – đi du lịch bằng xe máy có muôn vàn ưu điểm và lắm điều kỳ thú. Tuy nhiên, để có một chuyến du hí thành công, có những nguyên tắc cơ bản mà dân ba lô – xe máy luôn thuộc lòng!1.Chuẩn bị xe
- Kiểm tra chiến mã chu đáo trước khi đi: thay nhớt, kiểm tra thắng – vỏ ruột xe, bugi, đèn, còi, kính chiếu hậu…
Ghi nhớ! Xế đi du lịch nên là các loại xe bền, thông dụng, dễ sửa chữa dọc đường như Jupiter, Future, Wave… Các loại xe kiểng như Vespa cổ, Lambretta… thì nên loại ngay, nếu không muốn ôm xe giữa đường.
2. Ngâm cứu lộ trình
- Nếu là chuyến du lịch xe máy đầu tiên, nên chọn cự ly gần (60-120km) và đi vào ban ngày. Sau vài chuyến rút tỉa kinh nghiệm, bạn có thể chọn những điểm đến xa hơn, đi dài ngày hơn.
- Ngâm cứu lộ trình trước: Bản đồ? Đường đi bằng phẳng hay đèo núi? Định dừng nghỉ ngơi ở đâu?
- Nếu đi một nhóm thì phải thống nhất tuyến đường, điểm dừng trước để không bị lạc. Với những cung đường vắng, tốt nhất phải bỏ theo bộ đồ nghề sửa xe (và biết sử dụng bộ đồ nghề đó).

Du lich xe may

3. Xếp ba lô
- Nón bảo hiểm (bắt buộc phải có). Nên chọn loại nón nhẹ, có kính để che bớt bụi.
- Áo mưa: nên thủ sẵn dù không phải mùa mưa, nhất là khi đi đến các vùng đồi núi. Bạn có chắc cóc sẽ nghiến răng lúc nào! Nên đem 1 áo cánh dơi và 1 quần đi mưa rời, sẽ đủ che kín cho cả người và hành lý.
- Đồ mặc đi đường bằng chất liệu thoáng nhẹ, có áo khoác dài tay để che nắng. Không nên mặc quần jeans, sẽ nặng nề và khó cử động, lỡ mắc mưa cũng rất lâu khô. Nên đeo găng tay ngắn, đỡ mỏi khi phải lái xe lâu. Phe kẹp tóc tuyệt đối không mang giày cao gót.
- Hành lý càng gọn càng tốt, phải ràng vào xe chứ không nên phí sức đeo trên lưng.
- Đem đủ giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, bằng lái.
4. Trên đường đi
- Thuộc lòng khẩu hiệu “An toàn là trên hết”: không chạy quá nhanh, không vượt ẩu, tuân thủ đèn và biển báo giao thông. Không có dân du lịch “chính hiệu con nai vàng” nào mà lại lạng lách hay phóng veo véo như yên hùng xa lộ cả.
- Nếu đi một nhóm thì không nên bỏ nhau quá xa, nhưng tuyệt đối không chạy hàng 2 hàng 3 gây nguy hiểm.

Hỏi đáp đề xuất

Chia sẻ kinh nghiệm - kỹ năng du lịch

Những điều cần tránh khi đi du lịch?}

pham duc quyen 13 năm
Chào bạn, sau đây mình có một số thông tin cần lưu ý khi đi du lịch. Nó sẽ giúp ích bạn được ít nhiều về chuyến đi... Xem thêm
Chia sẻ kinh nghiệm - kỹ năng du lịch

Kinh nghiệm vá xe khi đi du lịch bụi bằng xe máy?}

tun cua di 13 năm
Trong mỗi chuyến đi du lịch bụi bằng xe gắn máy, việc "chiến mã" bị thủng lốp (ruột bị mọt, cán đinh,...) đã không... Xem thêm
Chia sẻ kinh nghiệm - kỹ năng du lịch

Du lịch bụi là gì?}

tun cua di 13 năm
Thuật ngữ "du lịch bụi" đã quá quen thuộc với rất nhiều người. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự đặt cho mình một câu hỏi... Xem thêm
Chia sẻ kinh nghiệm - kỹ năng du lịch

Đi du lịch bụi cần chuẩn bị những gì?}

tun cua di 13 năm
Một chuyến đi chơi vài ngày với rất nhiều những dự tính vui vẻ đã được bạn vạch sẵn trong đầu. Háo hức, bạn sắp... Xem thêm
Chia sẻ kinh nghiệm - kỹ năng du lịch

Kinh nghiệm khi đi du lịch bụi?}

tun cua di 13 năm
Nếu bạn cũng cùng sở thích với những tay du lịch bụi có hạng, hãy thử ghé blog họ xem có thu lượm được điều gì bổ ích... Xem thêm
Chia sẻ kinh nghiệm - kỹ năng du lịch

Cần mang những gì khi đi du lịch?}

tun cua di 13 năm
Để đảm bảo an toàn, bạn hãy chịu khó rời xa ví cầm tay trong những ngày đi chơi xa và thay bằng túi đeo quanh hông... Xem thêm
Chia sẻ kinh nghiệm - kỹ năng du lịch

Đi du lịch bằng xe khách giường nằm cần chú ý điều gì?}

Hai Ket 7 năm
Mình đi xe giường nằm 1 lần rồi, kinh nghiệm là nên chọn giường phía dưới, chỗ gần với cửa trước của xe nhé, vì nếu có... Xem thêm
Chia sẻ kinh nghiệm - kỹ năng du lịch

Du lịch tàu thuyền cần lưu ý những gì?}

Tống Minh Tùng 7 năm
Khi đi du lịch sông nước, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các đồ bảo hộ, lên kế hoạch cụ thể và đọc các hướng dẫn đề phòng... Xem thêm