Pháp luật, thủ tục > Lao động và pháp luật

Cách tính lương bảo vệ?

Công ty chúng tôi có 9 nhân viên bảo vệ trực, không thuê bảo vệ chuyên nghiệp. Giả sử một bảo vệ ký hợp đồng lao động 1.500.000 đồng/tháng, công ty tính lương bằng cách lấy 1.500.000 đồng : 30 ngày = 50.000 đồng/ngày. Tuy nhiên theo thông tin trên báo, được biết bảo vệ có đặc thù là không có ngày nghỉ, lễ, chủ nhật, không có tăng ca (phải trực theo ca), như vậy công ty tính lương bảo vệ có đúng không? Nếu sai thì tính thế nào cho đúng?
Con Nan
Điều 68 BLLĐ quy định: Thời giờ làm việc không quá tám giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động (NLĐ) biết. Theo mục 1 Phần 2 Thông tư số 16, ngày 23-4-1997 của Bộ LĐ-TB&XH (hướng dẫn về thời giờ làm việc được rút ngắn đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm): Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 02 giờ trong ngày làm việc áp dụng đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục ngành nghề, công việc ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Trưởng BLĐTB&XH”. Theo quy định tại mục 2 Phần V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 30-5-2003 của BLĐTB&XH (hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) quy định cách tính tiền lương giờ thực trả như sau: - Tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc ban đêm, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác không có tính chất tiền lương) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm) nhưng không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường) hoặc 156 giờ đối với công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Trường hợp trả lương ngày thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc ban đêm, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác không có tính chất tiền lương) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày (không kể số giờ làm thêm) nhưng không quá 8 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường) hoặc 6 giờ đối với công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên thì tiền lương một giờ thực trả của bảo vệ công ty bạn được tính như sau: 1.500.000 : 208 = 7.212 đồng/giờ. Tiền lương một ngày làm việc của bảo vệ công ty bạn là: 7.211,5 đồng x 8 = 57.692 đồng. Điều 72 BLLĐ quy định: Mỗi tuần NLĐ được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì NSDLĐ phải đảm bảo cho NLĐ được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày. Theo Điều 73 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung: “NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây: - Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch). - Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch) - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch) - Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch) - Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch) - Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch). Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo”. Điều 74 BLLĐ quy định: “1- NLĐ có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một NSDLĐ thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây: a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi; c) 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt. 2- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định”. Điều 75 BLLĐ quy định: “Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ mỗi năm năm được nghỉ thêm một ngày”. Điều 78 BLLĐ quy định: “NLĐ được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: 1. Kết hôn, nghỉ ba ngày; 2. Con kết hôn, nghỉ một ngày; Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày". Điều 61 BLLĐ quy định: “1. NLĐ làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%. Nếu NLĐ được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì NSDLĐ chỉ phải trả phần chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường 2. NLĐ làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 BLLĐ thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày”. Theo Điều 6 Nghị định 195/CP năm 2004 của Chính phủ (Quy định chi tiết và hương dẫn một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi): “Thời giờ làm việc ban đêm theo Điều 70 của BLLĐ được quy định như sau: Từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía bắc được tính từ 22g đến 6g; Từ Đà Nẵng trở vào phía Nam được tính từ 21g đến 5g”. Vậy chiếu theo các quy định pháp luật nêu trên, bảo vệ công ty bạn được quyền nghỉ hàng tuần (được nghỉ ít nhất một ngày/tuần - Điều 72 BLLĐ); được quyền nghỉ làm việc hưởng nguyên lương những ngày lễ (Điều 73 BLLĐ); được quyền nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương (phép năm - Điều 74 và 75 BLLĐ); được quyền nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương (Điều 78 BLLĐ). Như vậy trường hợp bảo vệ công ty bạn làm thêm giờ vào nghỉ nói trên sẽ được hưởng thêm tiền lương làm thêm theo đúng quy định tại Điều 61 BLLĐ. Còn trường hợp bảo vệ công ty bạn được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì NSDLĐ chỉ phải trả phần chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường. Ví dụ: Tiền lương một ngày làm việc bình thường của bảo vệ công ty bạn là 57.692 đồng. Nếu bảo vệ này làm việc vào nghỉ hàng tuần, tiền lương ngày nghỉ hàng tuần là: 57.692 đồng x 200% = 115.384 đồng. Trường hợp bảo vệ công ty bạn làm việc vào nghỉ hàng tuần nhưng được nghỉ bù vào tiếp theo thì tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ hàng tuần là: 115.384 đồng - 57.692 đồng = 57.692 đồng. Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 61 BLLĐ, nếu bảo vệ công ty bạn làm việc vào ban đêm thì tiền lương một giờ làm việc vào ban đêm của bảo vệ công ty bạn được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Ví dụ tiền lương một giờ thực trả của bảo vệ công ty bạn là 7.212 đồng/giờ thì tiền lương một giờ làm việc ban đêm là 7.212 đồng/giờ x 130% = 9.376 đồng. Nếu bảo vệ công ty bạn làm thêm giờ ngày nghỉ hàng tuần vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ ban đêm ngày nghỉ hàng tuần là: 7.212 đồng x 130% x 200% = 18.751 đồng. Tư vấn của Việc làm Online

Hỏi đáp đề xuất

Lao động và pháp luật

Hỏi về tiền lương}

16 năm
Căn cứ Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003, chúng tôi trả lời bạn như... Xem thêm
Lao động và pháp luật

Hỏi về tính tiền lương}

16 năm
Chào Quý Công ty! Câu hỏi Quý Công ty đưa ra chúng tôi trả lời như sau: Điều 72 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung... Xem thêm
Lao động và pháp luật

Cách tính lương hưu cho người làm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là như thế nào?}

16 năm
Căn cứ Nghị định số 95/1995/NĐ-CP ngày 26/01/1995 ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội và Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày... Xem thêm
Lao động và pháp luật

Hỏi về chế độ nghỉ không lương}

Nguyễn Mạnh Hùng 15 năm
Chắc là chỉ còn cách vác rỏ và cần đi câu ở nơi khác thôi.[:(] Chế độ cái gì nữa mà chế độ. Chế độ đuổi việc![:(] Xem thêm
Lao động và pháp luật

Pháp luật có bảo vệ quyền của người sử dụng đất ổn định lâu dài không?}

15 năm
Một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng dân sự là người khởi kiện phải có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình trước tòa... Xem thêm
Lao động và pháp luật

Xin cho biết cách tính lương}

Chita 15 năm
Bạn tham khảo cái này nhé [b]III/. Mức tiền lương tối thiểu chung và mức tiền lương tối thiểu vùng:[/b] 1. Các cơ... Xem thêm
Lao động và pháp luật

Hỏi về Việc điều chỉnh thang lương, bảng lương?}

Nguyễn Khắc Trà 14 năm
Chào bạn! Mình là Khắc Trà, 1. Mức lương tối thiểu vùng do CP quy định tùy theo từng thời kỳ, nếu thay đổi mà mức... Xem thêm