Đánh giá ống kính Canon EF 35mm f2?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

EF 35mm f2 của Canon là một trong số ít ống kính được sản xuất từ năm 1990 nhưng đến nay không có phiên bản thay thế.

EF 35mm f2 có thiết kế gồm 7 thấu kính chia làm 5 nhóm và hệ thống 5 lá khẩu thép
Canon EF 35mm f2 giá khoảng 350 USD.

Người dùng yêu thích dòng máy ảnh Canon vẫn thường nghe nói đến ống kính huyền thoại Canon EF 35mm f1.4L USM, nhưng lại không nhiều người biết đến dòng ống kính normal có tiêu cự 35mm, độ mở f2 mà giá rẻ. Đây là một trong số ít ống kính được sản xuất từ năm 1990 nhưng đến nay không có phiên bản thay thế.

Ống kính EF 35mm f2 có một số nhược điểm, như không có motor lấy nét siêu thanh, xử lý quang sai và màu sắc chưa thực sự ấn tượng, nhưng với những ưu điểm như thiết kế nhỏ gọn, tiêu cự đa dụng, giá rẻ và chất lượng ảnh khá tốt so với giá (khoảng 350 USD), chắc hẳn những người dùng không chuyên sẽ lựa chọn chiếc ống kính này cho các nhu cầu chụp thay vì ống EF 35mm f1.4L USM đắt tiền (khoảng 1.400 USD).

Dưới đây là đánh giá chi tiết Canon EF 35mm f2.

Thiết kế và tính năng.

Kích thước và trọng lượng nhẹ là ưu điểm đầu tiên của EF 35mm f2
Kích thước và trọng lượng nhẹ là ưu điểm đầu tiên của EF 35mm f2.

Ống kính Canon EF 35mm f2 có thiết kế khá gọn nhé với kích thước chỉ 67 x 42 mm và trọng lượng 210g. Ống kính này của Canon sử dụng kính lọc có kích thước 52mm. Với kích thước và trọng lượng như vậy, EF 35mm f2 chỉ nhỉnh hơn EF 50mm f1.8 (68,2 x 50,5 mm và 130g) một chút về trọng lượng, nhưng lại nhỏ hơn về kích thước.

Nút gạt chuyển chế độ AF/MFF
Nút gạt chuyển chế độ AF/MFF.

Bên ngoài, EF 35mm f2 có thiết kế khá đơn giản với chỉ mỗi nút gạt chuyển chế độ AF/MF. Khi để ở chế độ AF, vòng lấy nét trên thân ống sẽ không có tác dụng khi xoay lấy nét. Điều này nhằm tránh trường hợp đứt cáp lấy nét bên trong thân ống khi người dùng vô tình xoay vòng lấy nét ở chế độ AF.

Đuôi ống kính sử dụng ngàm EF và có thiết kế kim loại
Đuôi ống kính sử dụng ngàm EF và có thiết kế kim loại.

EF 35mm f2 có thiết kế vỏ nhựa giống như các ống kính thuộc dòng normal khác của Canon. Tuy nhiên, phần đuôi lại được thiết kế ngàm sắt, tạo sự chắc chắn khi gắn vào thân máy DSLR của Canon.

EF 35mm f2 có thiết kế gồm 7 thấu kính chia làm 5 nhóm và hệ thống 5 lá khẩu thép
EF 35mm f2 có thiết kế gồm 7 thấu kính chia làm 5 nhóm và hệ thống 5 lá khẩu thép.

Thiết kế bên trong của EF 35mm f2 gồm hệ thống 7 thấu kính chia làm 5 nhóm hoạt động. Cũng giống như các ống kính dòng normal khác của Canon, hệ thống thấu kính bên trong của EF 35mm f2 chỉ được làm từ nhựa tổng hợp. Ngoài ra, còn có hệ thống lá khẩu gồm 5 lá khẩu thép đem lại độ mở tối đa lên tới f2. Điều này giúp người chụp sử dụng tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng và mang lại bokeh khá mượt mà cho ảnh.

Code UX tương đương với năm sản xuất là 2009
Code UX tương đương với năm sản xuất là 2009.

Điểm khá lý thú đối với EF 35mm f2 là dòng ống kính này được Canon đánh mã code năm sản xuất giống như ở dòng L cao cấp. Do đó, người dùng có thể dễ dàng xác định được tuổi thọ của ống kính khi mua.

Khoảng cách lấy nét tối thiểu với EF 35mm f2 chỉ 25cm
Khoảng cách lấy nét tối thiểu với EF 35mm f2 chỉ 25cm.

Điểm đáng tiếc duy nhất của EF 35mm f2 là không được Canon trang bị motor lấy nét siêu thanh USM (Ultra Sonic Motor) bên trong. Do đó, việc lấy nét đối với EF 35mm f2 khá chậm và ồn ào.

Tiêu cự 35mm khá phù hợp để lắp trên các thân máy DSLR full-frame vì đây là tiêu cử chuẩn của dòng máy film 35mm. Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng trên các thân máy có cảm biến ảnh APS-C, EF 35mm f2 cũng cho tiêu cự khá phù hợp với nhiều mục đích chụp (khoảng 56mm).

Điểm mạnh đầu tiên của EF 35mm f2 là độ sắc nét của ảnh ngay cả khi ống kính mở ở độ mở tối đa f2. Tuy nhiên, các vùng rìa ảnh lại không được sắc nét như vùng trung tâm khi ở độ mở f2. Người chụp cần phải khép vào tới f5.6 thì ảnh mới có đủ độ nét ở vùng rìa.

Ngoài ra, EF 35mm f2 còn có khả năng lên chi tiết khá tốt. Những vùng nhiều chi tiết được hiển thị rõ ràng khi người dùng khép khẩu sâu từ f5.6 trở lên.

Màu sắc trong ảnh chụp từ EF 35mm f2 cho chất lượng tốt. Các màu như xanh, đỏ, vàng được thể hiện chính xác. Tuy nhiên, màu da người trên ảnh chụp từ ống kính này khá xỉn màu.

EF 35mm f2 nổi bật với độ tương phản cao
EF 35mm f2 nổi bật với độ tương phản cao.

Ngoài ra, ống kính còn có độ tương phản cao trong nhiều tình huống chụp.

Kết hợp các yếu tố như độ tương phản cao, tông màu của EF 35mm f2 trầm và tiêu cự tầm trung 35mm thì EF 35mm f2 khá phù hợp để chụp ảnh đời thường và ảnh phóng sự.

Hiện tượng Halo khá nặng trên ảnh khi chụp ngược sáng.
Hiện tượng Halo khá nặng trên ảnh khi chụp ngược sáng.

Do EF 35mm f2 là một ống kính có tuổi thọ sản xuất khá lâu (từ năm 1990 đến nay không có phiên bản thay thế) nên việc xử lý các hiện tượng quang sai trong ảnh khá kém.

Ảnh chụp bằng EF 35mm f2 trong điều kiện ngược sáng kiểm soát hiện tượng halo chưa thực sự ấn tượng. Lớp "sương phủ" khá rõ, khiến người dùng tốn nhiều thời gian để chỉnh sửa bằng Photoshop.

Flare trong ảnh chụp từ EF 35mm f2
Flare trong ảnh chụp từ EF 35mm f2

Bên cạnh đó, do sử dụng thấu kính nhựa và không có loa che sáng (hood) chuyên dụng đi kèm, nên hiện tượng flare trong ảnh của EF 35mm f2 không làm nhiều người thấy ưng ý.

Lỗi viền tím khá nặng đối với EF 35mm f2.
Tuy nhiên người dùng có thể khắc phục với các thân máy đời cao của Canon. Ảnh chụp với Canon EOS 60D.

Ngoài ra, hiện tượng Chromatic Aberration cũng là một lỗi khá nặng đối với dòng ống kính này. Tuy nhiên, với các máy ảnh DSLR đời cao của Canon, tính năng "Peripheral illumin. correct" sẽ khắc phục lỗi ngay trên thân máy.

Độ mở f2 giúp ống kính tạo được hiệu ứng xóa phông, tuy nhiên bokeh chưa thực sự mượt mà
Độ mở f2 giúp ống kính tạo được hiệu ứng xóa phông, tuy nhiên bokeh chưa thực sự mượt mà.

EF 35mm f2 có độ mở tối đa f2, do đó cũng mang lại vùng phông nền phía sau được làm mờ khá ấn tượng. Tuy nhiên, do hệ thống lá khẩu của ống kính chỉ gồm 5 lá thép nên phần bokeh trong ảnh chụp từ ống kính EF 35mm f2 chưa thực sự mượt mà.

Độ mở f2 cho phép thu được nhiều ánh sáng vào cảm biến hơn.
Độ mở f2 cho phép thu được nhiều ánh sáng vào cảm biến hơn.

Tuy nhiên, ưu điểm của độ mở f2 trên ống kính này còn cho phép người dùng có thể đảm bảo tốc độ chụp an toàn khi sử dụng trong điều kiện thiếu sáng.

EF 35mm f2 cũng khá phù hợp để chụp close-up.
EF 35mm f2 cũng khá phù hợp để chụp close-up.

EF 35mm f2 có khoảng cách lấy nét tối thiểu chỉ 25cm, do đó khá phù hợp cho thể loại ảnh close-up. Tuy ống kính không thể đạt độ phóng đại 1:1 như các ống macro chuyên dụng, nhưng với độ phóng đại lên tới 1:1.4 thì cũng đã đủ thỏa mãn nhu cầu cho những người dùng cần chụp những đồ vật nhỏ hoặc chụp sản phẩm.