Hỏi về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

Em hỏi ra đây thì sợ các bác cười lắm nhưng mà vẫn cứ phải hỏi. Chuyện là bố em ở quê nhân một lần ra ngân hàng gửi tiền sinh hoạt phí vào thẻ ATM cho em, chả hiểu ở ngân hàng xảy ra chuyện gì mà khi em về thăm nhà, bố em cứ hỏi: * "Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng là gì vậy con?" * "Thẻ ghi nợ có khác thẻ tín dụng không?" * "Nó có khác thẻ ATM của con không?" Trời ơi, đường đường con gái ăn học ngành tài chính hẳn hoi, thế mà em lại ngọng trước câu hỏi của bố thế mới quê chứ! Quê thật sự ấy các bác ạ! Em giải thích linh tinh một lúc rồi đành hẹn với bố lấn sau về sẽ giải thích rõ hơn. Các bác ơi, bác nào hiểu rõ về mấy cái loại thẻ ngân hàng, giải thích cho em biết với ! Càng chi tiết càng tốt ạ! Em sắp về quê rồi. Xin đa tạ!
Trả lời 15 năm trước
Gửi các bác, Em nghe thắc mắc của các bác, với tư cách của một người biết về nghiệp vụ Ngân hàng, em xin bổ sung nội dung của bác Mysister, em giải đáp như sau: - Thẻ Tín dụng (credit card) - Buy Now, Pay later: Bạn dùng thẻ này để tiêu tiền của Ngân hàng cho vay, đến cuối kỳ thanh toán bạn phải trả nợ cho ngân hàng. Thông thường thì thẻ tín dụng có hai loại: + Charge Card: Bạn tiêu tiền của ngân hàng cho vay và bạn phải trả toàn bộ số tiền mà bạn đã tiêu vào cuối kỳ sao kê (thường là 1 tháng). + Revolving Credit Card (tín dụng tuần hoàn): chỉ trả số tiền thanh toán tối thiểu (từ 10-20% trên tổng hạn mức tối đa mà bạn được tiêu). Tất nhiên cả Charge Card và Revolving card bạn đều phải trả lãi ngân hàng - Thẻ Debit - Buy Now Pay Now: nếu bạn dịch ghi nợ thì có thể gây hiểu lầm là ngân hàng cho bạn nợ. Thực ra từ Debit có nghĩa là trừ trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của bạn tại ngân hàng. Bạn có bao nhiêu tiền thì tiêu bấy nhiêu tại Tài khoản của mình. Một số ngân hàng còn cho phép bạn chi quá số tiền trên tài khoản của mình (cái này phổ biến ở nước ngoài, ở Việt Nam hiện nay có Techcombank cũng cho phép khách hàng chi quá số dư trong tài khoản của mình với điều kiện họ có thu nhập ổn định (đang công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp lớn,trả lương qua tài khoản) - Thẻ ATM: ở trên là phân biệt về hình thức sử dụng tiền (của ngân hàng hay là của chính bạn), còn khi nói đến thẻ ATM thì nói đến phạm vi sử dụng của thẻ. Thẻ ATM là thẻ chỉ giao dịch được tại ATM mà không mua sắm được tại nhà hàng, siêu thị,...Điển hình của loại thẻ này ở Việt Nam trước đây là Thẻ do ngân hàng ANZ phát hành. Phần lớn các loại thẻ ở Việt nam hiện nay đều là thẻ có thể vừa thực hiện giao dịch được tại ATM, vừa có thể dùng để mua sắm tại siêu thị nhà hàng. - Thẻ quốc tế, Thẻ nội địa: được phân biệt dựa trên phạm vi sử dụng tại ATM, các đơn vị chấp nhận thẻ gọi là POS (Point of Sale). Thẻ nội địa chỉ dùng được trong nước. Còn thẻ quốc tế có thể sử dụng trong phạm vi rộng lớn toàn cầu, ví dụ như với thẻ VISA Debit do Techcombank, Eximbank, ANZ,... phát hành thì có thể sử dụng được cả tại tất cả các máy ATM, POS của các ngân hàng trong nước (tất nhiên là các ngân hàng này phải là thành viên của VISA) và của các ngân hàng nước ngoài. Các bác còn thắc mắc gì, em có thể giải đáp thêm
Bùi Văn Hiển
Bùi Văn Hiển
Trả lời 14 năm trước
[quote]Từ bài viết của [b]ThoThongMinh[/b] Gửi các bác, Em nghe thắc mắc của các bác, với tư cách của một người biết về nghiệp vụ Ngân hàng, em xin bổ sung nội dung của bác Mysister, em giải đáp như sau: - Thẻ Tín dụng (credit card) - Buy Now, Pay later: Bạn dùng thẻ này để tiêu tiền của Ngân hàng cho vay, đến cuối kỳ thanh toán bạn phải trả nợ cho ngân hàng. Thông thường thì thẻ tín dụng có hai loại: + Charge Card: Bạn tiêu tiền của ngân hàng cho vay và bạn phải trả toàn bộ số tiền mà bạn đã tiêu vào cuối kỳ sao kê (thường là 1 tháng). + Revolving Credit Card (tín dụng tuần hoàn): chỉ trả số tiền thanh toán tối thiểu (từ 10-20% trên tổng hạn mức tối đa mà bạn được tiêu). Tất nhiên cả Charge Card và Revolving card bạn đều phải trả lãi ngân hàng - Thẻ Debit - Buy Now Pay Now: nếu bạn dịch ghi nợ thì có thể gây hiểu lầm là ngân hàng cho bạn nợ. Thực ra từ Debit có nghĩa là trừ trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của bạn tại ngân hàng. Bạn có bao nhiêu tiền thì tiêu bấy nhiêu tại Tài khoản của mình. Một số ngân hàng còn cho phép bạn chi quá số tiền trên tài khoản của mình (cái này phổ biến ở nước ngoài, ở Việt Nam hiện nay có Techcombank cũng cho phép khách hàng chi quá số dư trong tài khoản của mình với điều kiện họ có thu nhập ổn định (đang công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp lớn,trả lương qua tài khoản) - Thẻ ATM: ở trên là phân biệt về hình thức sử dụng tiền (của ngân hàng hay là của chính bạn), còn khi nói đến thẻ ATM thì nói đến phạm vi sử dụng của thẻ. Thẻ ATM là thẻ chỉ giao dịch được tại ATM mà không mua sắm được tại nhà hàng, siêu thị,...Điển hình của loại thẻ này ở Việt Nam trước đây là Thẻ do ngân hàng ANZ phát hành. Phần lớn các loại thẻ ở Việt nam hiện nay đều là thẻ có thể vừa thực hiện giao dịch được tại ATM, vừa có thể dùng để mua sắm tại siêu thị nhà hàng. - Thẻ quốc tế, Thẻ nội địa: được phân biệt dựa trên phạm vi sử dụng tại ATM, các đơn vị chấp nhận thẻ gọi là POS (Point of Sale). Thẻ nội địa chỉ dùng được trong nước. Còn thẻ quốc tế có thể sử dụng trong phạm vi rộng lớn toàn cầu, ví dụ như với thẻ VISA Debit do Techcombank, Eximbank, ANZ,... phát hành thì có thể sử dụng được cả tại tất cả các máy ATM, POS của các ngân hàng trong nước (tất nhiên là các ngân hàng này phải là thành viên của VISA) và của các ngân hàng nước ngoài. Các bác còn thắc mắc gì, em có thể giải đáp thêm[/quote] em có câu hỏi mong bác giải đáp giúp. Mastercard là gì vậy bác, khi mở tk Mastercard thì có thể dùng tiền trong tk mà mình nạp vào thẻ ATM không (dùng chung ấy) hay là phải nạp riêng (trong trường hợp cùng một ngân hàng). Với lại nếu có thẻ Mastercard quốc tế, vậy người nước ngoài nào đó chuyển tiền vào tk Mastercard của mình thì mình cứ việc ra ngân hàng hoặc ATM mà rút thôi à, hay là có phải làm gì nữa không? Mong bác và các bạn giúp với. Hiện em đang có một số giao dịch với nước ngoài cần thực hiện, nhưng không biết cách nào vì nó thanh toán qua Epay, mà epay thì đòi thẻ tín dụng hoặc mastercard. Cảm ơn trước nhé!
Đoàn Dung
Đoàn Dung
Trả lời 13 năm trước

Trích dẫn:
Từ bài viết của hienvanbui
Trích dẫn:
Từ bài viết của ThoThongMinh
Gửi các bác,

Em nghe thắc mắc của các bác, với tư cách của một người biết về nghiệp vụ Ngân hàng, em xin bổ sung nội dung của bác Mysister, em giải đáp như sau:

- Thẻ Tín dụng (credit card) - Buy Now, Pay later: Bạn dùng thẻ này để tiêu tiền của Ngân hàng cho vay, đến cuối kỳ thanh toán bạn phải trả nợ cho ngân hàng. Thông thường thì thẻ tín dụng có hai loại:

+ Charge Card: Bạn tiêu tiền của ngân hàng cho vay và bạn phải trả toàn bộ số tiền mà bạn đã tiêu vào cuối kỳ sao kê (thường là 1 tháng).

+ Revolving Credit Card (tín dụng tuần hoàn): chỉ trả số tiền thanh toán tối thiểu (từ 10-20% trên tổng hạn mức tối đa mà bạn được tiêu). Tất nhiên cả Charge Card và Revolving card bạn đều phải trả lãi ngân hàng

- Thẻ Debit - Buy Now Pay Now: nếu bạn dịch ghi nợ thì có thể gây hiểu lầm là ngân hàng cho bạn nợ. Thực ra từ Debit có nghĩa là trừ trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của bạn tại ngân hàng. Bạn có bao nhiêu tiền thì tiêu bấy nhiêu tại Tài khoản của mình. Một số ngân hàng còn cho phép bạn chi quá số tiền trên tài khoản của mình (cái này phổ biến ở nước ngoài, ở Việt Nam hiện nay có Techcombank cũng cho phép khách hàng chi quá số dư trong tài khoản của mình với điều kiện họ có thu nhập ổn định (đang công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp lớn,trả lương qua tài khoản)

- Thẻ ATM: ở trên là phân biệt về hình thức sử dụng tiền (của ngân hàng hay là của chính bạn), còn khi nói đến thẻ ATM thì nói đến phạm vi sử dụng của thẻ. Thẻ ATM là thẻ chỉ giao dịch được tại ATM mà không mua sắm được tại nhà hàng, siêu thị,...Điển hình của loại thẻ này ở Việt Nam trước đây là Thẻ do ngân hàng ANZ phát hành. Phần lớn các loại thẻ ở Việt nam hiện nay đều là thẻ có thể vừa thực hiện giao dịch được tại ATM, vừa có thể dùng để mua sắm tại siêu thị nhà hàng.

- Thẻ quốc tế, Thẻ nội địa: được phân biệt dựa trên phạm vi sử dụng tại ATM, các đơn vị chấp nhận thẻ gọi là POS (Point of Sale). Thẻ nội địa chỉ dùng được trong nước. Còn thẻ quốc tế có thể sử dụng trong phạm vi rộng lớn toàn cầu, ví dụ như với thẻ VISA Debit do Techcombank, Eximbank, ANZ,... phát hành thì có thể sử dụng được cả tại tất cả các máy ATM, POS của các ngân hàng trong nước (tất nhiên là các ngân hàng này phải là thành viên của VISA) và của các ngân hàng nước ngoài.

Các bác còn thắc mắc gì, em có thể giải đáp thêm

em có câu hỏi mong bác giải đáp giúp.
Mastercard là gì vậy bác, khi mở tk Mastercard thì có thể dùng tiền trong tk mà mình nạp vào thẻ ATM không (dùng chung ấy) hay là phải nạp riêng (trong trường hợp cùng một ngân hàng).
Với lại nếu có thẻ Mastercard quốc tế, vậy người nước ngoài nào đó chuyển tiền vào tk Mastercard của mình thì mình cứ việc ra ngân hàng hoặc ATM mà rút thôi à, hay là có phải làm gì nữa không? Mong bác và các bạn giúp với.
Hiện em đang có một số giao dịch với nước ngoài cần thực hiện, nhưng không biết cách nào vì nó thanh toán qua Epay, mà epay thì đòi thẻ tín dụng hoặc mastercard.
Cảm ơn trước nhé!

bạn có thể để lại email mình có thể gửi bạn những thông tin về thẻ mastercard , hoặc nhắn tin vào email của mình : tuvanthetindung@gmail.com

avatar.GIF