Làm thế nào để biết mình có thai hay không?

mình chậm kinh 5 ngày rồi, 6 ngày  trước bạn trai có cho dương vật chạm vào âm đạo của mình, chu kì kinh của mình rất đều 30 ngày, nay vẫn chưa thấy có

Mọi người cho mình biết liệu mìn có thai không? và làm cach nào để nhận biết sớm nhất?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 10 năm trước

Thời điểm nhận thấy dấu hiệu có bầu

Phụ nữ có thể mang thai ngay sau 24 giờ từ khi quan hệ tình dục nhưng lúc này người phụ nữ chưa thể nhận thấy dấu hiệu gì. Trong suốt thời gian sau đó đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, có những người tinh ý nhận ra nhưng có những người phải đến sau hàng tháng mới biết. Tuy vậy, mọi việc diễn ra đều cần có thời gian và những dấu hiệu mang thai đầu tiên sẽ xuất hiện sau khoảng 7 ngày kể từ ngày thụ thai. Sau đó, những dấu hiệu của sự mang thai sẽ nhiều hơn, rõ hơn.

Những triệu chứng này là phổ biến nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Thời gian xuất hiện những triệu chứng này là sau khoảng 2 - 3 tuần mang thai. Tuy nhiên, hầu như chị em chỉ nhận ra mình có bầu sau từ 6 - 8 tuần, tức là khi không thấy có “đèn đỏ” khi đã đến kỳ và sử dụng các phương pháp thử thai.

Ở một người phụ nữ có sinh hoạt tình dục, có sức khỏe tốt, kinh nguyệt tương đối đều, nếu bị trễ kinh khoảng 10 ngày trở đi là phải nghĩ tới có thai. Ở những người kinh nguyệt không đều, triệu chứng trễ kinh là một triệu chứng không đáng tin cậy. Nó có thể trễ vì nhiều trường hợp như: xúc động do sợ mang thai, do đời sống thay đổi, do bệnh mãn tính, đang cho con bú.

Dấu hiệu "đậu thai"

- Xuất hiện những đốm màu nhạt trên da.

- Người mệt mỏi, thay đổi tâm trạng.

- Đi tiểu thường xuyên hơn. Việc đi tiểu nhiều hơn thường lệ là một trong những dấu hiệu rất sớm của việc mang thai. Nhiều phụ nữ nghiệm thấy họ đi tiểu thường hơn nhiều ngay cả trước khi mất kinh, thường là từ 7 - 12 ngày sau khi nhiệt độ tăng khi trứng rụng. Ngoài ra, hiện tượng rối loạn tiết niệu xảy ra trong tháng đầu do tử cung trong hố chậu đè lên bàng quang, cần phân biệt với nhiễm trùng tiểu.

- Ốm nghén: ói mửa xuất hiện khoảng cuối tháng đầu tiên, kéo dài 6 - 12 tuần, đi kèm với mệt mỏi, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, dễ buồn ngủ hoặc mất ngủ, ngán ăn hoặc kém ăn…

- Thân nhiệt tăng lên sẽ là bình thường khi thân nhiệt tăng vào lúc rụng trứng. Thân nhiệt căn bản vẫn tăng sau khi sự rụng trứng hoàn tất và tiếp tục duy trì tình trạng tăng thân nhiệt cho tới gần ngày kinh của chị em có thể là một trong những dấu hiệu rất sớm của sự thụ thai.

- Mất kinh, chậm kinh là một dấu hiệu hiển nhiên cho biết chị em phụ nữ đã thụ thai. Tuy nhiên, nhiều người có thể mất một kỳ kinh vì những lý do khác như bị bệnh, căng thẳng, mất cân bằng hoóc môn và những phản ứng với thực phẩm hay thuốc chữa bệnh. Nếu chu kỳ kinh bình thường của bạn xảy ra rất đều, thì mất kinh là một dấu hiệu.

- Nôn cũng là một dấu hiệu của người phụ nữ mang thai, nhưng chỉ chừng một nửa số phụ nữ có thai có cảm giác buồn nôn, và sự buồn nôn này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ban ngày hay ban đêm.

- Ngực căng, đau nhức. Vú và núm vú cảm giác mềm hơn bình thường. Quầng và núm vú sẫm hơn, quầng vú trở nên sẫm màu hơn chỉ sau một tuần thụ thai.

- Táo bón là dấu hiệu chị em có thể lưu ý về sự thay đổi nơi đường ruột trong thời kỳ đầu thụ thai. Chức năng ruột có thể bị suy giảm do sự thay đổi hoóc môn và là một trong mười dấu hiệu thụ thai.

Một số phương pháp thử thai

- Dùng que thử thai: Đây là xét nghiệm đơn giản nhất và cũng thông dụng nhất đối với các chị em phụ nữ hiện nay. Bằng việc sử dụng que thử thai (quick stick ) được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc, phụ nữ có thể biết được mình đã thụ thai hay chưa chỉ sau từ 7 – 10 ngày giao hợp, với độ chính xác trên 90%.

- Xét nghiệm nước tiểu: Muốn đảm bảo chính xác thì sau khi tắt kinh được một tuần trở lên hãy xét nghiệm. Đây là thời gian đảm bảo độ chính xác khi mang thai. Ngoài ra, để đảm bảo thì nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, đây là lúc nước tiểu có các thông số cần thiết. Xét nghiệm này được tiến hành sau khi thụ thai khoảng 2 tuần với độ chính xác khoảng trên 90%. Tuy nhiên, nếu kiểm tra sau 6 tuần thụ thai sẽ được kết quả đáng tin cậy nhất.

- Xét nghiệm máu:
Đây cũng là một xét nghiệm khá phổ biến. Bằng cách phát hiện nội tiết tố HCG trong máu từ rất sớm, chỉ khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, bác sĩ sẽ khẳng định kết quả có thai hay không.

- Phép thử số lượng beta HCG: Mục đích của phép thử HCG là biết chính xác hàm lượng hoóc môn HCG trong máu. Phương pháp thử này rất chính xác, nó có thể phát hiện ngay cả khi hàm lượng hoóc môn HCG trong máu cực thấp. Do biết được nồng độ chính xác của HCG nên phương pháp xét nghiệm này có khả năng đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai, nhất là biết được hiện tượng trứng bị lạc chỗ và những rủi ro mang thai.

- Siêu âm: Việc sử dụng siêu âm trong vòng 12 tuần trở lại từ khi thụ thai sẽ giúp người phụ nữ xác định việc có thai mà không cần khám bên trong.

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Một số phụ nữ thấy có dấu hiệu mang thai trong vòng 1 tuần sau khi thụ thai. Đối với một số khác thì các dấu hiệu mang thai có thể phát triển trong vài tuần hoặc không có biểu hiện gì cả. Dưới đây là danh sách một số các dấu hiệu có thai. Nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục và thấy có các dấu hiệu này, nên kiểm tra để biết mình có thai hay không.

1. Chảy máu dưới da:

Chảy máu dưới da là một trong các dấu hiệu sớm nhất của thời kỳ mang thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, bào thai sẽ tự cấy vào thành dạ con. Một số phụ nữ sẽ thấy những đốm máu nhỏ cũng như bị chuột rút. Các nguyên nhân khác: có kinh nguyệt thật sự, kinh nguyệt thay đổi, thay đổi về thuốc tránh thai, nhiễm bệnh hoặc bị trầy da do giao hợp.

2. Trễ hoặc thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt

Trễ hoặc mất kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của thời kỳ mang thai khiến phụ nữ phải kiểm tra xem mình có thai hay không. Khi bạn có thai, chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn sẽ bị mất. Nhiều phụ nữ có thể bị chảy máu trong khi mang thai, nhưng nhìn chung là xảy ra trong thời gian ngắn hoặc nhẹ hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Các nguyên nhân khác: tăng/giảm cân quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về hóc môn, căng thẳng, do ngưng sử dụng thuốc tránh thai, hoặc cho con bú.

3. Ngực căng, đau nhức

Ngực căng hoặc đau nhức là một dấu hiệu mang thai, có thể bắt đầu ngay từ 1-2 tuần sau khi thụ thai. Phụ nữ có thể nhận thấy được những thay đổi ở ngực, chúng trở nên nhạy cảm hơn, đau hoặc căng lên. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn, thuốc tránh thai, sắp có kinh nguyệt cũng làm cho ngực căng hoặc đau nhức.

4. Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi là một dấu hiệu mang thai, dấu hiệu này cũng có thể bắt đầu ngay tuần đầu sau khi thụ thai. Các nguyên nhân khác: Căng thẳng, kiệt sức, trầm cảm, cảm cúm thông thường, hoặc các chứng bệnh khác cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

5. Nôn, nghén

Dấu hiệu mang thai thường có này thường xuất hiện từ tuần thứ 2-8 sau khi thụ thai. Một số phụ nữ may mắn không phải trải qua giai đoạn nghén, trong khi nhiều người khác sẽ phải cảm thấy nôn nao suốt hầu hết thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: Ngộ độc thực phẩm, căng thẳng hoặc rối loạn dạ dày cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

6. Đau lưng

Đau phần lưng phía dưới có thể là dấu hiệu xuất hiện đầu thời kỳ mang thai; tuy nhiên, phụ thường bị đau lưng suốt toàn bộ thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: Sắp có kinh nguyệt, căng thẳng, các bệnh khác ở lưng, và căng cơ bắp hoặc căng thẳng thần kinh.

7. Đau đầu

Sự tăng đột biến lượng hóc môn trong cơ thể có thể khiến bạn đau đầu vào đầu thời kỳ mang thai. Các nguyên nhân khác: Thiếu nước, mất lượng cafein, sắp có kinh nguyệt, căng mắt, hoặc các bệnh khác có thể là nguyên nhân của chứng đau đầu kinh niên.

8. Đi tiểu thường xuyên

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn có thể nhận thấy mình hay đi tiểu. Các nguyên nhân khác: Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, uống nhiều nước hoặc uống quá nhiều thuốc lợi tiểu.

9. Núm vú trở nên sẫm màu

Nếu bạn mang thai, vùng da quanh núm vú sẽ có màu sẫm hơn. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn không liên quan đến việc mang thai hoặc có thể là ảnh hưởng của lần mang thai trước.

10. Các thực phẩm ăn do nghén

Có thể bạn không có cảm giác thèm dưa chua và kem nhưng nhiều phụ nữ khác sẽ cảm thấy thèm ăn một số thức ăn nào đó khi họ mang thai. Hiện tượng này có thể kéo dài suốt thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu một dưỡng chất nào đó, căng thẳng, trầm cảm hoặc sắp có kinh nguyệt.