Ngày nay, đồng hồ đo áp suất được ứng dụng rất phổ biến trong cả dân dụng lẫn hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên để phân biệt và lựa chọn được loại đồng hồ đo áp suất phù hợp cho nhà máy không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn độc giả bài viết dưới đây!
Đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp suất còn có tên khác là áp kế. Đây là một dụng cụ cơ học dùng để đo áp suất trong môi trường chất lỏng và chất khí. Đồng hồ đo áp suất có nhiều kiểu dáng, kích cỡ và vật liệu nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác nhau. Người ta sử dụng chúng để đo áp suất bồn nước, lò hơi, bồn gas hoặc đường ống gas, đo áp suất thủy lực, đo áp suất xăng, dầu.
Cấu tạo đồng hồ đo áp suất
Vòng kết nối với vỏ đồng hồ
Mặt kính hoặc bằng nhựa
Miếng đệm giữa vỏ đồng hồ và kính
Kim đồng hồ
Mặt hiển thị giá trị áp suất
Ống vít kết nối
Bộ phận truyền động
Ống chứa áp suất
Nút để điền dầu vào
Vỏ đồng hồ bên ngoài
Tại sao nên dùng đồng hồ đo áp suất
Lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ áp suất đo áp suất nước
Đồng hồ đo áp suất nước là loại đồng hồ đo đặc biệt hơn so với các loại còn lại. Bởi vì loại đồng hồ này sử dụng đơn vị đo áp suất quen thuộc như bar, mbar, psi, Pa, KPa…. mà lại sử dụng đơn vị là lít (liter). Bởi vì đây là loại đồng hồ chuyên dùng để đo áp suất của chất lỏng. Loại đồng hồ này được lắp đặt phía bên ngoài của bồn chứa và hiển thị luôn tín hiệu tại chỗ giúp bạn có thể xác định được mức chất lỏng trong bồn chứa.
Đồng hồ đo áp suất nước thích hợp với việc đo mức xăng dầu. Đối với một môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ như xăng, dầu thì bạn khó lắp các thiết bị điện tử vào (ngoại trừ các thiết bị đáp ứng chuẩn chống cháy nổ). Vì thế việc sử dụng đồng hồ đo áp suất nước là cần thiết trong trường hợp này.
Tuy nhiên vì đây là đồng hồ dạng cơ nên độ chính xác sẽ bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật lắp đặt. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì độ sai số của loại thiết bị này cũng chỉ dao động trong khoảng 1,6%.
Thông số kỹ thuật:
Đường kính mặt: D 40 mm, D 50 mm, D 60 mm, D 75 mm, D 100 mm, D 150 mm, D 200 mm.
Vật liệu: Thân bằng thép, ruột bằng đồng hoặc inox 304, 316.
Chân ren: 1/4 PT - ren 13 mm; 3/8 PT - ren 17 mm; 1/2 PT - ren 21 mm
Kiểu chân: Chân đứng, chân sau, chân đứng vành, chân sau vành
Dải đo của mặt đồng hồ: 0 ~ 1000 Kgf/ cm2.
Đồng hồ áp suất đo áp suất lốp
Đồng hồ đo áp suất lốp có tác dụng chính là giúp cho chúng ta xác định được tình trạng hơi trong lốp xe mọi lúc mọi nơi. Để từ đó, nếu có sự cố không may xảy ra thì chúng ta sẽ có kế hoạch xử lý kịp thời, tránh tình trạng để lốp non hơi khiến cho lốp bị hư hỏng nặng nề và gây nguy hiểm cho người điều khiển xe trong quá trình tham gia giao thông.
Lốp xe là bộ phận duy nhất của chiếc xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, do đó mọi tác động gây ra trên xe đều ảnh hưởng trực tiếp đến nó và áp suất không khí bên trong nó. Áp suất lốp là một trong những thông số kỹ thuật vô cùng quan trọng. Có một sự thật là ai cũng có thể dễ dàng kiểm tra và điều chỉnh lốp xe bằng đồng hồ đo áp suất nhưng điều đáng tiếc là hầu hết mọi người lại không quá xem trọng việc này.
Đồng hồ áp suất đo áp suất khí nén
Các dòng đồng hồ đo áp suất khí nén thường được sử dụng tại các đường ống khí gas, khí lò hơi; các máy nén khí hoặc các đường ống khí tại các khu vực nhà máy khí đốt; nhà máy dầu khí…..
Mục đích sử dụng của loại thiết bị công nghiệp này là để:
Dải đo - Thang đo của đồng hồ đo áp suất
Đầu tiên, các bạn cần phải xác định được áp suất của hệ thống mà mình đang làm việc ở mức bao nhiêu? Chỉ khi xác định được điều này thì chúng ta mới chọn được giới hạn thang đo của đồng hồ và đảm bảo được độ bền khi sử dụng.
Chân ren kết nối với đường ống đồng hồ đo áp suất
Thông thường rất ít khách hàng để ý đến chân ren kết nối với đường ống. Tuy nhiên đây là một bước rất quan trọng để lựa chọn đồng hồ đo áp suất chuẩn. Việc lựa chọn sai chân ren sẽ khiến việc kết nối với đường ống không khớp. Và dĩ nhiên, bạn sẽ cần mua bổ sung thêm các đầu chuyển đổi. Điều này vừa gây mất thời gian mà lại còn tốn kém thêm chi phí.
Hiện nay trên thị trường, phổ biến nhất là các loại chân ren sau: 1/ 4 PT - chân ren 13 mm; 3/ 8 PT - chân ren 17 mm; 1/2 PT - chân ren 21 mm.
Kiểu chân đồng hồ
Tiếp theo, bạn cần xác định xem là sẽ mua đồng hồ đo áp suất loại nào? Đồng hồ chân đứng, chân sau, chấn đứng có vành hay chân sau có vành.
Kiểu - loại đồng hồ
Bạn cần xem xét môi trường sử dụng để đo áp suất là gì để chọn loại đồng hồ đo phù hợp mà không gây tốn kém chi phí. Hiện nay trên thị trường vỏ ngoài của đồng hồ đo thường được làm từ các loại vật liệu sau: thép, thép ruột đồng, thép mạ crom, vật liệu inox 304, vật liệu inox 316.
Nếu môi trường làm việc hay bị rung lắc thì nên chọn loại đồng hồ có chứa dầu, điều này giúp cho việc đo áp suất được chính xác mà không làm tổn hại đến kim đo. Nếu môi trường không rung lắc các bạn có thể chọn dùng loại đồng hồ đo áp suất không chứa dầu.
Đường kính mặt đồng hồ
Đường kính mặt đồng hồ cũng là một tiêu chí đánh giá rất quan trọng. Bởi đường kinh mặt càng lớn thì cấu tạo, vật liệu sử dụng để chế tạo ra đồng hồ cũng lớn theo và như vậy giá thành của sản phẩm cũng sẽ tăng theo độ lớn của mặt đồng hồ. Chính vì thế, tùy vào vị trí đặt đồng hồ xa hay gần, cao hay thấp mà các bạn cần cân nhắc lựa chọn mặt đồng hồ có kích thước sao cho phù hợp nhất.
Hiện tại mặt đồng hồ đo áp suất có đường kính là: D 40 mm, D 50 mm, D 60 mm, D 75 mm, D 100 mm, D 150 mm, D 200 mm. Nếu bạn cần đo áp suất ngay cạnh người đo thì chỉ cần dùng loại thông dụng nhất là mặt D 60 mm, D 75 mm hoặc D 100 mm là tối đa.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về đồng hồ đo áp suất. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể có thêm nhiều gợi ý cũng như cái nhìn trực quan nhất về dòng sản phẩm trên. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!