Dạo gần đây mình bị mắc một chứng ngứa rất khó chịu?

gần đây mình thường xuyên bị ngứa(rất ngứa,nhiều khi mình gãi đến nỗi trầy da chảy máu), khi gãi thì nổi cục như kiểu muỗi đốt đấy.các nốt ngứa mọc toàn thân(trừ khuôn mặt),mình đã uống thuốc dị ứng, bôi thuốc ngứa ngoài da,uống giải độc gan,thậm chí truyền cả thuốc dị ứng.nhưng không khỏi,cứ ngứa hết đợt này lại đến đợt khác.ai biết cách trị bệnh thì chỉ giúp mình với, hoặc có số của bác sĩ da liễu thì cho mình với. vì mình  rất bận, không có nhiều thời gian, nên không thể lên viện da liễu đợi khám được.

ai giúp được mình rất cảm ơn!

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 13 năm trước

Theo như những gì bạn mô tả thì có thể bạn bị mề đay.

Là một loại bịnh dị ứng ngoài da. Trước đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mề đay là một loại bệnh dinh dưỡng, nhưng từ khi Vidal chú trọng đến hiện tượng quá cảm ứng gây nên mề đay và nhất là sau khi tìm ra thuốc tổng hợp kháng Histamin trị khỏi nhiều trường hợp mề đay thì mề đay lại được liệt vào loại các bệnh dị ứng.

Mề đay là một trong những bệnh ngoài da phổ biến tiến triển theo 2 thể bệnh khác nhau: thể cấp tính không khó khăn trong tìm hiểu nguyên nhân và điều trị, thể mạn tính ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động, có khi kèm theo biến chứng nặng và nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân.

Đông y đã đề cập đến chứng mề đay dưới nhiều tên gọi khác nhau:

Còn gọi là Tầm Ma Chẩn. Dân gian quen gọi là Mẩn Tịt, Phong Ngứa.

Nguyên Nhân

Yếu tố cơ địa dị ứng (nhạy cảm với chất kích thích) và các yếu tố ngoại lai như thức ăn tanh như cua cá tôm sò ốc hến, đồ hộp, thịt bò, thịt gà, các loại thuốc (trụ sinh, an thần, hạ nhiệt, giảm đau...), các loại huyết thanh, các loại thảo mộc như lá cây hoa, các ổ nhiễm khuẩn, các loại ký sinh trùng đường ruột, do khí hậu thời tiết, hoá chất... hoặc do yếu tố tinh thần (bực bội, lo lắng, buồn phiền quá mức) tác động vào cơ thể gây ra bệnh.

Thường do phong thấp xâm nhập vào da thịt hoặc trường vị đang có uất nhiệt lại cảm phải phong tà, tà khí tích lại ở da, lông gây ra mề đay.

- Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Trường hợp bệnh kéo dài trên 3 tháng hoặc tái phát nhiều lần là thể mạn tính.

- Test vạch da dương tính.

Cần phân biệt với:

. Hồng ban do côn trùng đốt.

. Trường hợp có biến chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy... cần phân biệt với các bệnh có triệu chứng tương tự.

Triệu Chứng

Trên da nổi lên từng đám (về) nhiều ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng, rất ngứa. Thường vài ngày hoặc có khi lâu hơn mới hết. Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:

+ Do Phong Thấp: mề đay màu trắng hoặc hơi hồng, thân thể nặng nề, nước tiểu trong hoặc hơi đục, rêu lưỡi trắng, nhờn và dầy.

+ Do Phong Nhiệt: mề đay màu hồng tươi, khát, mặt có lúc bốc nóng, nước tiểu vàng, táo bón, gặp lạnh thì dễ chịu, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.

Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.

+ Dùng bài Ngân Kiều Tán gia giảm: Ngân hoa, Liên kiều, Sinh địa đều 102g, Ngưu bàng tử (sao), Đại thanh diệp, Đơn bì đều 10g, Kinh giới, Phòng phong, Cam thảo, Thuyền thoái đều 6g.

+ Dùng bài Tiêu Phong Tán, Ngân Kiều Tán gia giảm (Kinh giới, Phòng phong, Khổ sâm đều 10g, Kim ngân hoa, Sinh địa, Đương qui đều 12g, Xác ve 3g, Cam thảo 4g, Bạc hà 10g, Mộc thông 8g) (Trung Y Ngoại Khoa Học).

+ Do Phong Hàn: Da hơi đỏ hoặc trắng, gặp lạnh thường phát bệnh, trời nóng thì bệnh giảm, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.

Điều trị: Sơ phong, tán hàn.

+ Dùng bài Ma Hoàng Thang gia giảm: Ma hoàng (nướng), Quế chi đều 6g, Bạch thược (sao), Hạnh nhân, Khương hoạt, Đảng sâm, Tô diệp đều 10g, Táo 7 trái, Gừng tươi 3 lát.

+ Dùng Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Sài hồ đều 10g, Xác ve 3g, Kim ngân hoa, Đương qui đều 12g, Mộc thông, Xa tiền tử, Khương hoạt đều 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 10 quả (Trung Y Ngoại Khoa Học).

Gia giảm:

. Táo bón thêm lá Muồng, Mè đen, Đại hoàng.

. Can khí uất (ngực sườn đầy tức, mạch Huyền) thêm Sài hồ, Bạch thược, Đơn bì, Thanh bì.

. Có giun thêm Binh lang, Sử quân tử, Phỉ tử...

. Khí huyết hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thục đìa, Hà thủ ô...

Một Số Bài Thuốc Đơn Giản Kinh Nghiệm:

1. Rễ cỏ tranh tươi 100-200g/mỗi ngày sắc uống.

2. Bạch chỉ tán bột pha nước hoặc rượu bôi.

3. Lá khế tươi giã nát lấy nước xát.

4. Phòng phong 12g, Ô mai 8g, Cam thảo dây 16g sắc uống.

5. Đậu đỏ 40g, Ý dĩ 40g, sắc uống.

6. Phân tằm, Cây Ké ngựa, vỏ Bí đao, lượng vừa đủ sắc để xông và rửa (Trung Y Ngoại Khoa Học).

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

Song Thăng Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Thăng ma, Cam thảo, Đại hoàng (cho vào sau) đều 5g, Cát căn, Xích thược đều 15g, Trần bì, Thuyền thoái, Khương hoàng đều 10g, Cương tằm 12g. Ngâm thuốc với 2 chén nước khoảng 20 phút rồi đun sôi nhỏ lửa 30 phút, sau đó cho Đại hoàng vào nấu thêm 5 phút nữa, bỏ bã lấy nước thuốc. Lần thứ hai, thêm 1,5 chén, đun sôi. Đổ chung hai chén thuốc chia làm 2-3 lần uống ấm. Uống thuốc xong, nên uống một ít nước trà để tăng tác dụng thanh tán.

TD: Thăng tán nhiệt độc, tuyên thông kinh mạch, lương huyết tiết hoả. Trị ngứa do dị ứng, mề đay.

Huyết Táo Địa Hoàng Ẩm (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hà thủ ô (chế), Thục địa, Nguyên sâm, Bạch tiên bì đều 15g, Đơn bì, Bạch tật lê, Cam thảo đều 10g, Hồng hoa 3g, Cương tằm 1~6g, Khổ sâm 30g. Sắc uống.

TD: Dưỡng huyết, tư âm, sơ phong, làm hết ngứa. Trị mề đay.

+ Hoàng Chi Tử Mai Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Ma hoàng 7g, Quế chi, Hoè hoa, Hoàng bá, Cam thảo đều 10g,Sài hồ, Ô mai, Thuyền thoái, Phù bình đều 15g, Hoàng liên 5g. Sắc uống

TD: Sơ phong, tán hàn, giải cơ, thanh nhiệt, thấu chẩn, khứ thấp. Trị mề đay (thể hàn).

Thường uống 7 thang là có kết quả.

+ Tầm Ma Chẩn Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ)Thương truật 5g, Bạch truật 30g, Phục linh, Kinh giới, Đơn bì, Đan sâm, Long cốt đều 15g, Phòng phong, Xuyên khung đều 9g, Bạch tật lê 12g, Cương tằm, Hoàng cầm đều 10g. Sắc uống.

TD: Kiện Tỳ, lợi thấp, khứ phong, làm hết ngứa. Trị mề đay mạn tính (loại Tỳ hư tầm phong).

+ Khu Chẩn Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ)Bạch tiên bì 30g, Sinh địa, Hoè hoa đều 24gg, Khổ sâm 15g, Thuyền thoái, Đơn bì đều 12g, Xích thược, Phòng phong, Địa long đều 9g, Cam thảo 6g. Sắc uống.

TD: Lương huyết, sơ phong, khứ thấp. Trị mề đay lâu ngày không khỏi.

Lâm sàng cho thấy thường chỉ uống 9 thang là khỏi.

Địa Phong Thang (Tân Trung Y 1984 (2): Địa phu tử, Thủ ô đều 30g, Ích mẫu thảo 15g, Kinh giới, Phòng phong đều 10g. Sắc uống.

TD: Hoạt huyết khư phong, trừ thấp. Trị mề đay.

Đã trị 10 ca, uống 3~5 thang đều khỏi.

Phòng Phong Thang I (Trung Y Học Dược Báo 1986 (6): Kinh giới, Phòng phong đều 6g, Thuyền thoái 10g, Khổ sâm, Thạch cao (sống) đều 30g, Tri mẫu, Đơn bì đều 10g, Xích thược, Thổ phục linh, Địa phu tử đều 15g, Bạch tiên bì 30g. Sắc uống.

TD: Khứ phong thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Trị mề đay.

Đã trị 28 ca, khỏi hoàn toàn 15, có kết quả 11, không kết quả 2. Đạt tỉ lệ 92,6%.

Hồ Ma Linh Tiên Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1987, 10): Đại hồ ma, Thủ ô (sinh), Khổ sâm đều 18g, Uy linh tiên, Ngưu bàng tử, Phòng phong, Phù bình đều 12g, Thuyền thoái 6g, Cam thảo 10g. Sắc uống.

TD: Dưỡng huyết, tư âm, thanh nhiệt, lợi thấp, khứ phong, giảm ngứa. Trị mề đay cấp và mạn tính.

Đã trị 160 ca, cấp tính có 57 ca, khỏi 35, đỡ 13, có kết quả 9. mạn tính có 103 ca, khỏi 42, đỡ 27, có kết qua 25, không kết quả 9. Đạt tỉ lệ tổng cộng 94,37%.

Tần Cửu Hoa Xà Thang (Tứ Xuyên trung Y 1989, 11): Tần cửu, Ô tiêu xà đều 6~10g, Sài hồ, Kim ngân hoa đều 12~15g, Ngũ vị tử, Ô mai đều 10~15g, Sinh địa, Bạch tiên bì, Địa phu tử, Phòng phong đều 10~12g, Đại hoàng 6~8g, Cam thảo 6g. Sắc uống.

TD: Sơ Can, liễm âm, lương huyết, thanh nhiệt, khứ phong, trừ thấp. Trị mề đay mạn tính.

Đã trị 24 ca, uống 2~6 thang, tất cả đều khỏi.

Đương Quy Ẩm Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ):Đương quy, Bạch thược, Bạch cập, Địa long đều 9g, Sinh địa 15g, Hà thủ ô 30g, Xuyên khung, Ô dược, Kinh giới, Phòng phong đều 6g, Lộ lộ thông 15g, Địa phu tử 12g, Cam thảo 5g. Sắc uống.

TD: Dưỡng âm ích huyết, sơ phong lợi thấp. Trị mề đay mạn tính.

Đa số uống 30~40 thang thì khỏi.

Châm Cứu

- Sơ phong, hoạt huyết, châm Khúc trì, Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý, kích thích mạnh vừa, vê kim liên tục 1 - 3 phút. Phong nhiệt nhiều, thêm Đại chuỳ; Phong thấp nhiều thêm Âm lăng tuyền (Châm Cứu Học Thượng Hải).

- Khúc trì, Khúc trạch, Hợp cốc, Liệt khuyết, Phế du, Ngư tế, Thần môn, Nội quan (Châm Cứu Tập Thành).

- Phong trì, Tuyệt cốt, Uỷ trung [xuất huyết] (Biển Thước Thần Ứng Ngọc Long Kinh).

- Huyết hải, Tam âm giao, Khúc trì, Hợp cốc (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

- Phong thị, Khúc trì, Ngoại quan, Đại chuỳ, Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao (Châm Cứu Học Giản Biên).

- Thiên tỉnh, Khúc trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Huyết hải, Uỷ trung (đều châm tả] (Châm Cứu Trị Liệu Học).

- Khúc trì, Phục thố, Phong môn, Cách du, Tỳ du, Huyết hải, Suyễn tức, Bách chủng phong, Bách chủng oa, Tý trung (Châm Cứu Học HongKong).

- Kiên ngung, Dũng tuyền, Khúc trì, Khúc trạch, Hợp cốc, Uỷ trung, Hoàn khiêu, Huyết hải, Cách du, Chí âm, Đại trử (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

- Khúc trì, Huyết hải, Đại chuỳ đều châm tả. Có thể thêm Nội quan, Tam âm giao, Túc tam lý, Thân mạch (Châm Cứu Học Việt Nam).

- Khúc trì 1,5 thốn, Huyết hải 0,8 thốn (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí 1985, 21).

Ban chẩn mọc ở nửa người trên chọn huyệt Nội quan, Khúc trì; Mọc ở dưới, chọn huyệt Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao; Ban mọc toàn thân phối hợp huyệt Phong trì, Phong thị, Đại chùy, Đại trường du (Trung Y Ngoại Khoa Học).

Châm Hậu khê hoặc Hậu khê xuyên Lao cung hoặc Hậu khê xuyên đến Hợp cốc (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

– Dùng kim Tam lăng châm nhanh vào huyệt Đại chuỳ, không lưu kim, sau đó dùng ống giác hơi giác khoảng 10 phút, thường 2-3 lần là khỏi (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

+ Nhĩ Châm: châm khu Tỳ, khu Phế, Tuyến thượng thận, Bì chất hạ, Thần môn, mỗi tuần châm 3 lần, 10 lần châm là 1 liệu trình (Trung Y Ngoại Khoa Học).

Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng

1. Chú ý tìm nguyên nhân để tránh: Nên tránh các loại cá biển, thịt bò, gà, các loại mắm, tôm cua, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

2. Hạn chế dùng các loại áo quần len dạ, hạn chế dùng xà bông lúc tắm rửa.

3. Chú ý tinh thần thoải mái trong cuộc sống không nên quá lo lắng, buồn bực, cáu gắt.

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 13 năm trước

Bệnh mề đay là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em và người lớn, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, có thể do dị ứng với sự biến đổi của thời tiết, dị ứng thuốc…

Triệu chứng của mề đay là những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên mặt da, kích thước và số lượng thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da, khi mề đay khỏi không để lại dấu vết gì.Thông thường người ta chia mề đay ra làm 2 loại chính:

Cơn mề đay cấp tính:Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, thể hiện trên những sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

Cơn mề đay mãn tính:Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.

+ Mề đay thành vệt dài, thành vòng - mề đay xuất huyết.

+ Mề đay sần ở trẻ em - mề đay mụn nước, phòng nước.

+ Mề đay khổng lồ - đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, thường sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng tức khó chịu. Mức độ nguy hiểm của dạng phù này là có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn tới khó thở, phải cấp cứu.

+ Mề đay cấp tiết Cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầm rộ khắp cơ thể gây cảm giác rất ngứa.

Nguyên nhân của chứng mề đay, có thể là do những yếu tố sau:

- Do yếu tố vật lý như chấn thương, cọ xát, lạnh nắng.

- Do tiếp xúc các vật lạ qua da, qua đường hô hấp, do ăn uống, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn…

- Do di truyền, chủ yếu là chứng dị ứng do lạnh.

- Do các bệnh hệ thống: Có thể gặp mề đay kết hợp với bệnh Luput ban đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng…cũng có nhiều trường hợp nổi mề đay nhưng không xác định được nguyên nhân.

Về điều trị:Để điều trị hiệu quả chứng mề đay trước hế phải tìm ra được căn nguyên gây bệnh. Tuỳ vào mức độ và nguyên nhân gây ra, mà bác sỹ điều trị bằng thuốc nam hoặc thuốc tây. Nếu bệnh nặng hoặc xuất hiện thường xuyên, người bệnh phải đi khám ở các cơ sở y tế để có hướng xử trí tốt nhất.

Phòng bệnh:Những người dễ bị nổi mề đay thường là có cơ địa nhạy cảm, do vậy để phòng bệnhcần lưu ý những điểm sau:

- Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh.

- Nếu do ăn uống nổi mề đay thì không nên ăn những thức ăn đó (như thịt gà, cá chép, tôm, cua…).

- Phụ nữ khi sử dụng mỹ phẩm phải thận trọng, lụa chọn những loại mỹ phẩn thích hợp với loại da của mình.

- Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.

- Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận.

- Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc đông - tây y mà không được hướng dẫn của bác sỹ, không chỉ gây ra chứng mề đay mà còn có thể bị ngộ độc thuốc.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước

Mề đay (MÐ) là một phản ứng gây phù tại chỗ và ở ngoài da. MÐ có hình dạng không đều, kích thước cũng khác nhau: Từ sẩn đỏ bằng đầu đũa đến nổi to từng mảng đỏ, sưng phù, luôn luôn kèm theo triệu chứng ngứa. MÐ có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, nổi lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày.

Vị trí thường nổi MÐ là thân mình, mông, đùi hoặc chỗ da bị bó chặt như lưng quần, nịt vú. Có dạng đặc biệt là MÐ nổi dưới da, thường làm phù mí mắt, phù môi, phù trong cổ họng. Loại MÐ này có thể đi kèm mệt, đau bụng, đôi khi gây khó thở, chết người.

Ðặc điểm của MÐ là xuất hiện từng cơn trong vài giờ rồi biến mất. Nếu kéo dài trong vài tuần là MÐ cấp tính, nếu bệnh trên 6 tuần là MÐ mãn tính.

Nguyên nhân:

1. Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị "đổ thừa" nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh.

2. Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.

3. Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.

4. Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh MÐ mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi - họng.

5. Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ky sinh trùng cũng thường là nguyên nhân của MÐ mãn tính.

6. Các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi MÐ.

Phát hiện nguyên nhân:

Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú y mới hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ quan y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Sau đây là cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị MÐ mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu MÐ không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy MÐ nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục.

Mai Công
Mai Công
Trả lời 12 năm trước

Chia sẻ với bạn, mình cũng bị gan nóng nên hay bị mụn nên cũng mất tự tin nhiều lắm. Các sản phẩm giải độc gan thì mình cũng dùng nhiều rồi, đắt có rẻ có nhưng chỉ có 2 loại là mình thấy dùng có hiệu quả là trà Giải độc gan Tuệ Linh như bạn nhắc đến và viên Cà gai leo (mình không nhớ tên đầy đủ của nó).