Tôi đang mắc chứng bệnh gì?

Chào các mems, 2 tuần nay tôi bị chứng bệnh lạ, đi ra ngoài đường thời tiết hơi mát mẻ tôi bị mần ngứa rất khó chịu, hễ gặp trời mưa da tôi nổi mần lên như bị ma tịt đốt hoặc con gì đó đốt vậy, ngứa ngáy như bị kim trâm ấy.tôi đã ra các hiệu thuốc hỏi và họ bảo tôi bị dị ứng và kê thuốc cho tôi, nhưng khi uống hết số thuốc đó tôi vẫn không đỡ, mà trái lại tôi bị nặng hơn, bây giờ hễ uống nước lạnh tôi bị ngứa miệng, gặp trời mưa làn da tôi bị tổn thương nghiêm trọng,ngứa ngáy,đau nhức như bị ong đốt, ai đó trâm kim vào người rất khó chịu, và mần ngứa khắp người. khi đi tắm toàn thân tôi bị ngứa ngáy,từ trên đầu xuống bàn chân.ai biết bệnh của tôi không? tôi nên dùng thuốc gì?( Email:anhtoan.dth@gmail.com hoặc đt:0975.969.266)rất mong được sự giúp đỡ của mọi người.xin cảm ơn!

Mít đặc
Mít đặc
Trả lời 12 năm trước

Theo mô tả của chị, đó là tình trạng dị ứng mùa, còn gọi là bệnh mề đay. Bệnh thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, gặp vào mùa mưa, nhất là sau khi tiếp xúc trực tiếp với nước mưa. Bệnh thường gây ngứa nhiều, kèm nổi sẩn đỏ 2 lòng bàn tay, bàn chân. Càng cào gãi thì các nốt này càng nổi đỏ. Nốt nổi lên và biến mất sau vài giờ, đôi khi tồn tại đến 24 giờ hoặc hơn nữa. Chị có thể sử dụng một trong các thuốc sau:

- Thuốc kháng dị ứng không gây buồn ngủ: Cetirizine 10mg ( Virlix, Cezil, Cetrine), Loratadine 10mg, DesLoratadine 5mg, Levo-cetirizine.... Uống một viên buổi sáng.

- Thuốc kháng dị ứng gây buồn ngủ: Chlorpheniramine 4mg, Polaramine 6mg, Hydroxyzine 25mg (Atarax), Periactine 4mg (Peritol)... Uống một viên buổi tối.

Trường hợp ngứa nhiều có thể kết hợp một viên thuốc nhóm không gây ngủ vào buổi sáng và một viên thuốc gây buồn ngủ vào buổi tối. Tuy nhiên, bệnh cần được điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu, để được chẩn đoán, xét nghiệm và hướng dẫn cụ thể hơn về sử dụng thuốc. Mặt khác, vào mùa mưa, do da dễ kích thích, chị nên tránh mang giày dép bó chật vì điều này dễ gây kích ứng da. Khi tiếp xúc với nước mưa, nên rửa sạch ngay bằng nước ấm và lau khô.

nguyen van toan
nguyen van toan
Trả lời 12 năm trước

cảm ơn bạn nhiều.

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

Chắc do nhiễm lạnh hay dị ứng thời tiết mà ra

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 12 năm trước

Ngứa là triệu chứng cơ năng chung của nhiều bệnh như bệnh da, dị ứng, bệnh nội tạng, bệnh nội tiết, bệnh thần kinh, tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh về máu...

Ví dụ như các bệnh: mày đay châm, đái tháo đường, thiểu năng gan, tăng bạch cầu...

Ngoài dấu hiệu chính là ngứa, da thường có vết xước. Ngứa có thể là một biểu hiện của dị ứng, y học gọi là bệnh mày đay, dân gian gọi là phong lạnh hoặc ma tịt đốt.

Chất gây ra dị ứng được gọi là dị nguyên, có thể là thuốc men, thức ăn, bụi nhà, cây cỏ, sâu bọ, thời tiết...

Biểu hiện dị ứng thường gặp nhất là ở ngoài da. Người bị dị ứng nổi những mẩn đỏ thành vết, đám hoặc sẩn nề, gồ cao hơn mặt da, ranh giới rõ, tròn hoặc vằn vèo, màu hồng nhạt, ở giữa hơi bạc màu, rắn chắc, vị trí ở khắp người hoặc từng vùng. Càng gãi thì càng mẩn đỏ và ngứa nhiều hơn...

Với mày đay cấp, không cần điều trị. Sau một thời gian sẽ hết. Có thể nằm nghỉ chỗ thoáng, uống nhiều nước là được. Chỉ cần tránh gãi mạnh (càng gãi càng làm ngứa, có thể gây sây xước da, chảy máu, gây bội nhiễm).

Dân gian có kinh nghiệm dùng cám rang, hoặc một mảnh vó lưới rang nóng rồi xoa lên người để chống mẩn ngứa. Nếu là mày đay mạn tính có thể dùng Sirro Phelecgan 0,3%; ngày uống hai thìa canh (trưa – tối).

Hoặc dùng dimdrol viên 0,01 ngày uống 2-3 viên chia làm hai lần; kháng histamin tổng hợp, canxiclorua, v.v..., theo chỉ định của thầy thuốc.

Y học dân tộc cũng có nhiều bài hay. Có thể dùng một số cây cỏ như quả ké đầu ngựa, lá cây kim ngân sao lên sắc lấy nước uống từ 3 - 5 ngày. Hoặc đơn lá đỏ (đơn tía) sao vàng sắc lấy nước uống...

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, cầnhạn chế muối, đường, các chất kích thích.