Đánh giá tai nghe Grado GR10?

Nguyễn Thị Hà
Nguyễn Thị Hà
Trả lời 11 năm trước

Ngoại hình chưa thực sự nổi bật, nhưng âm thanh mới là điều làm nên đẳng cấp của Grado GR10. Sản phẩm trình diễn âm bass gọn gàng, độ động cao, cùng âm trường rộng và chính xác.

a-jpg-1365523435_500x0.jpg
GR10 là mẫu in-ear cao cấp nhất của Grado.

Grado vốn nổi tiếng với các dòng tai nghe full-size hay supra-aural kích thước lớn, tuy nhiên, để đáp ứng cho một bộ phận không nhỏ người dùng ưa thích sự tiện lợi, hay cần phải di chuyển nhiều, hãng âm thanh Mỹ cũng bổ sung vào danh sách sản phẩm những chiếc headphone in-ear nhỏ gọn.

Dù đến nay Grado mới sở hữu "bộ sưu tập" gồm 3 chiếc tai nghe in-ear: iGi, GR8 và GR10, nhưng tất cả đều là những sản phẩm đáng chú ý ở từng phân khúc cụ thể. Grado GR10, theo đó, là chiếc tai nghe in-ear cao cấp nhất, giá cao nhất và cũng sở hữu khả năng trình diễn âm thanh tốt nhất.

Sản phẩm đang được phân phối chính thức tại Việt Nam với mức giá khoảng 8,7 triệu đồng.

Hình ảnh đập hộp và chi tiết tai nghe

Thiết kế

DSC-0218-jpg_1365522481[1076084782].jpg
GR10 có thiết kế earbud nhỏ gọn, đơn giản.

Những ai đã từng sở hữu GR8, tai nghe in-ear đầu tiên được Grado sản xuất, sẽ không lạ gì vẻ bề ngoài của GR10, với sự thay đổi chỉ về màu sắc. Vẫn kế thừa thiết kế nhỏ gọn, nhẹ nhàng nhưng rất chắc chắn, GR10 chú trọng đến sự đơn giản và tính ứng dụng trong thực tế, hơn là trang trí màu mè nổi bật.

Điều này thể hiện ngay từ vỏ hộp nhỏ, gọn, tối màu và không đi kèm quá nhiều phụ kiện ngoại trừ 2 bộ lót tai và một vài miếng lọc màng loa thay thế mà không có case đựng đi kèm, đầu chuyển 3,5 mm sang 6,5 mm hay chí ít là một thanh vệ sinh tai nghe. Điều này có thể gây ra một chút "hụt hẫng" cho những người đã bỏ hơn 8 triệu đồng để mua một chiếc tai nghe cao cấp như GR10.

Tuy nhiên, bù lại, người dùng sẽ nhanh chóng nhận ra ý đồ của nhà sản xuất muốn đề cao sự tinh tế, đơn giản, và tập trung vào âm thanh - yếu tố quan trọng nhất, làm nên giá trị của một chiếc tai nghe.

So với người tiền nhiệm, GR10 được trang bị các linh kiện với vật liệu tốt hơn, qua đó mở rộng dải tần đáp ứng từ 20Hz đến 20kHz. Ngoài ra, theo nhà sản xuất, các chi tiết âm thanh cũng được thể hiện rõ ràng, đầy đủ hơn, nhất là ở hai khoảng khó là siêu trầm và siêu cao.

DSC-0222-jpg_1365522544[1076084782].jpg
Bên trong, GR10 được trang bị một driver duy nhất cho mỗi bên.

Về cấu trúc bên trong, so với nhiều tai nghe cùng phân khúc của Shure hay Westone, GR10 sử dụng duy nhất một driver dynamic với dải tần đáp ứng rộng, thay vì kết hợp thật nhiều driver cho mỗi đoạn dải tần khác nhau. Ưu điểm của công nghệ này là không có độ trễ giữa các driver, yếu tố tiêu cực làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng âm thanh đầu ra.

GR10 có khả năng chống ồn khá tốt nhờ thiết kế earbud nhỏ gọn nằm khít trong vành tai. Ngoài ra, miếng lót tai cũng giúp việc nghe nhạc trong một thời gian dài với GR10 không gây ra khó chịu hay áp lực đáng kể nào.

Hiệu năng trình diễn

DSC-0215-jpg_1365522603[1076084782].jpg
Sản phẩm được thừa hưởng những đặc trưng về âm thanh quý từ Grado.

GR10 đến từ hãng sản xuất nổi tiếng với những chiếc headphone full-size "hầm hố" sở hữu khoảng âm trầm chắc chắn, đầy nội lực; độ động cũng là một điểm nhấn với khả năng "chịu đựng" những bản nhạc với xung nhịp âm thanh dồn dập mà vẫn thể hiện chính xác và đầy đủ chi tiết. Bởi vậy, sẽ không phải lạ nếu GR10 vẫn kế thừa được những đặc trưng về âm thanh này của Grado.

Đúng như dự đoán, sau thời gian burn-in đủ dài, sản phẩm được đưa ngay vào phần thử nghiệm dải âm trầm với bản thu nổi tiếng Just Give Me A Reason của Pink. Ngay từ đầu, đoạn điệp khúc sôi động, âm bass đã được thể hiện rất mạnh mẽ, gọn gàng, đầy đủ chi tiết, một điều đáng ngạc nhiên với một tai nghe in-ear như GR10. Tiếp tục nghe, bên cạnh các âm bass nhịp đều, tiếng dàn violon hòa tấu đoạn cao trào cũng được trình diễn rất đạt. Âm nền piano không hề bị lấn át đến độ biến mất, mà vẫn tồn tại song song, rõ ràng trong suốt bài hát.

Thử nghiệm tiếp theo với Red Hot trong album The Violin Player của nghệ sĩ Vanessa Mae. Đây là bản thu sôi động với tiết tấu dồn dập, cũng là một bài thử độ động khá phù hợp. GR10 bắt đầu không gặp chút khó khăn nào, độ chi tiết và chuẩn xác của những xung nhịp nhanh đến rất nhanh vẫn được giữ toàn vẹn. Tuy nhiên, khi đến cao trào, tai nghe cho thấy có hơi "chùn bước" trước một vài âm tiết, so với những tai nghe "hầm hố" anh em đến từ Grado. Điều này là dễ hiểu vì GR10 dù gì vẫn là một chiếc headphone in-ear hướng đến đối tượng di chuyển nhiều.

DSC-0227-jpg_1365522668[1076084782].jpg
Âm trường cũng là điểm cộng lớn cho GR10.

Khi cho GR10 cơ hội thể hiện với nhạc cổ điển, sản phẩm còn cho thấy một âm trường rộng rãi, thoáng đạt ít thấy ở một tai nghe in-ear. Với La primavera - Allegro, trong bản giao hưởng Bốn Mùa của Antonio Vivaldi, do dàn nhạc giao hưởng Londoner trình diễn, GR10 cho cảm giác như đang nghe một chiếc tai nghe supra-aural, hay thậm chí là full-size bởi một không gian rộng mở. Người nghe không khó để tưởng tượng được một dàn giao hưởng ngay trước mắt với chiều sâu, chiều ngang rất rõ ràng. Với âm trường thoáng, GR10 cũng là một trong những tai nghe đáng chú ý cho những tín đồ nhạc cổ điển có nhu cầu di chuyển nhiều mà vẫn muốn tận hưởng âm nhạc chất lượng.