Bị nghén khi mang thai!

chị Dâu em bị nghén khi mang thai, không ăn uống được gì?vậy phải làm sao để đảm bảo đủ chất cho Mẹ và Bé?
Khánh Anh
Khánh Anh
Trả lời 15 năm trước
Mình học được một phương pháp chống nghén rất hiệu quả, đại khái thế này, viết ra để chị dâu bạn tham khảo nhé : 1- Buổi tối nên đi ngủ sớm, trước khi đi ngủ nên tập thư giãn cho dễ ngủ và có được giấc ngủ đủ và sâu. 2- Buổi sáng khi thức dậy trên giường, bạn đừng động đậy người vội, cứ nằm im, thở thật đều và "khều" AX dậy, việc đầu tiên là AX phải pha cho bạn một cốc nước trà (tốt nhất là trà đen cho đỡ bị kích thích nhiều), đặc hay loãng tuỳ theo sở thích của bạn, sau đó bạn chỉ nên nhỏm dậy trong tư thế nửa nằm nửa ngồi vừa uống trà vừa ăn vài miếng bánh mỳ khô hoặc bánh quy, ăn xong thì nằm xuống thở đều đều vài phút nữa đợi cho mình tỉnh táo hẳn thì hãy dời khỏi giường. BS giải thích là : vì sau một đêm thức dậy, nồng độ hoóc môn sinh sản trong người mình vốn đang tăng cao trong lúc mang thai, và lại tăng cao lên chút ít sau giấc ngủ dài trong trạng thái nghỉ ngơi, dễ gây kích thích cộng với việc dạ dày rỗng, gần như chỉ toàn dịch vị nên dễ bị nôn nao, buồn nôn hoạc nôn thật. Mà đã để bị nôn nao hoặc nôn thật từ buổi sáng sớm như vậy thì có ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như có thể gây ra một sự ám ảnh tâm lý về "cái sự nghén" làm mình không được thoải mái trong cả ngày, dễ gây mệt thêm và gây triệu chứng nghén tiếp theo tạo thành một vòng luẩn quẩn. (mình đã hướng dẫn cách chống nghén này cho khá nhiều bạn bè, mọi người thấy hiệu quả tốt) 3- Trong ngày, thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, bổ xung cho đầy đủ các loại vitamine để giữ cho cơ thể được cân bằng, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, đừng ăn quá no. Trong túi luôn có một ít lạc rang hoặc hạt gì đó để có thể sẵn sàng nhấm nháp khi có cảm giác nôn nao. 4- Về tâm lý : quan niệm nghén gắn với mang thai dễ gây ra một dạng tự ám thị cho bạn (việc này đã được một nhóm BS ở Bỉ nghiên cứu so sánh trên những sản phụ "vô tư", chẳng biết mình mang thai khi nào, chỉ đến khi thấy bụng to ra mới biết là mình mang thai, các bà mẹ này lạ thay gần như không ai biết đến nghén là gì). Vì vậy xin bạn đừng nghĩ nhiều đến nghén, thay vì ám ảnh về việc phải ăn uống thế này thế nọ cho đủ chất, cho tăng cân, bạn hãy nghĩ đến việc làm sao cho mình được khoẻ mạnh và thấy thoải mái trong ba tháng đầu. Thường thì triệu chứng nghén tăng dần từ khi thai được hơn một tháng, giảm dần lúc bốn tháng và hết vào lúc khoảng 5 tháng. Tìm cho mình những món ăn thích hợp là điều quan trọng nhưng cũng nên tìm ra một thực đơn có đủ thành phần dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá. Theo mình, nếu không uống được sữa cũng đừng nên ép mình quá, có thể chuyển sang sữa đậu nành cũng tốt, hoặc ăn các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomai...Có nhiều loại thức uống khác cũng bổ không kém gì sữa như là nước đậu đen, hạt sen, đậu xanh chẳng hạn. Và ăn mía cúng rất tốt đấy các bạn ạ. Ngoài ra chắc bạn cũng biết rồi nhưng mình dặn thêm này, trong lúc mang thai, nhớ hạn chế ăn uống ở ngoài vì nhiều lúc thiếu vệ sinh, lỡ ngộ độc thức ăn thì khổ cả mẹ cả con, nếu có ăn ở ngoài cũng nên tránh ăn rau sống phòng nhỡ bị nhiễm giun sán nhiều nhiều thì cũng không làm cách nào mà tẩy được vì chống chỉ định lúc có em bé. Chúc các bạn sớm giải quyết được "vấn đề" để sinh được các em bé như trong mơ ước.
Mít đặc
Mít đặc
Trả lời 15 năm trước
[b] Ốm nghén ăn gì?[/b] Khi mang thai ở những tháng đầu tiên, các bà mẹ thường bị “nghén“ và rất sợ ăn. Lúc đó phải làm gì và ăn uống. Lúc đó phải làm gì và ăn uống thế nào để đảm bảo sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé như thế nào? Trong giai đoạn này, phụ nữ cần có chế độ ăn uống hợp lý và đặc biệt, nhiều hơn về số lượng và đa dạng hơn về chất lượng. Nhất thiết là phải bổ sung một số vi - khoáng chất cần thiết . Trong thời kì “ốm nghén” nhiều phụ nữ mang thai lại bị dị ứng một số mùi vị thức ăn, nếu ngửi thấy là muốn nôn oẹ. Từ đó thai phụ tránh ăn những món ăn này. Thật ra hiện tượng này cũng chỉ là một hiện tượng xảy ra 1 thời gian ngắn sau đó sẽ hết, mà không phải là do mùi thức ăn mới gây buồn nôn, có những mùi khác như là mùi quần áo, vật dụng bằng nhưạ. Khi phải tránh một thức ăn nào đó nên ăn những thức ăn cùng nhóm khác để không mất cân bằng. Một số cách khắc phục: -Ăn uống các loại bánh khô ngay trong sáng sớm. -Chia các bữa ăn nhỏ, và ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, ít nhất mỗi giờ hàng ngày. -Ăn thêm trái cây, thức ăn lỏng như sữa, cháo, phở..và thức ăn nhiều chất bột như kem, socola, các món ăn khóai khấu như sò, nghêu, trứng lộn.... -Thức ăn mát lạnh dễ ăn hơn thức ăn nóng. - Uống nước ngòai bữa ăn, tránh uống trước, trong hay ngay sau bữa ăn. - Uống sữa dành cho bà mẹ mang thai, cho con bú để bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ. Theo Phụ nữ TP.HCM