Chọn, sử dụng nồi cơm điện ?

Nên chọn loại nào? cách sử dụng cho hiệu quả?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b] Thị trường hiện có nhiều nhãn hiệu nồi cơm điện (NCĐ) khác nhau của Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc... nhưng về cơ bản có hai loại: loại có rờ-le tự ngắt khi đạt 102 độ C, chỉ dùng nấu cơm (giá từ 200.000đ - 800.000đ) và loại tự điều chỉnh nhờ chip điện tử, giá từ một - hai triệu đồng/cái, ngoài chức năng nấu cơm còn có thể nấu cháo, nấu xôi, hấp bánh... Các chức năng nấu đều được lập trình sẵn. [/b] Tùy nhu cầu sử dụng mà chọn NCĐ phù hợp. Tuy nhiên, theo một chủ cửa hàng đồ điện gia dụng tại chợ Dân Sinh (Q.1, TP.HCM) thì "không nên chọn mua NCĐ giá quá rẻ vì thường có lớp cách nhiệt giữa vỏ nồi và lòng nồi không giữ nhiệt tốt, nắp nồi không kín sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơm". Ông Nguyễn Xuân Mai Lâm - Phó giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng siêu thị điện máy Thiên Hòa, cho biết: "Hiểu rõ về cấu tạo, chức năng của NCĐ để sử dụng đúng cách sẽ giúp các bà nội trợ bảo quản được sản phẩm lâu hư, cơm nấu ngon hơn". Nhiều người thường vo gạo trực tiếp trong nồi nấu, đây là cách làm không đúng vì có thể làm xước lớp chống dính hoặc làm méo nồi do va chạm. Khi bị tình trạng trên, độ gia nhiệt của nồi sẽ kém vì đáy nồi tiếp xúc không khít với mâm phát nhiệt. Nên dùng vải mềm lau khô bên ngoài lòng nồi rồi nhẹ nhàng đặt vào thân nồi. Xoay lòng nồi vài lần sao cho đáy nồi và mâm phát nhiệt tiếp xúc với nhau. Không được để các vật lạ nằm giữa đáy nồi và mâm phát nhiệt. [b]Chú ý an toàn[/b] Phích cắm điện phải được cắm vào chắc chắn. Không nên dùng chung ổ cắm của NCĐ với các loại thiết bị gia dụng khác. Nhớ rút dây nguồn khỏi ổ điện khi không sử dụng nồi. Nồi cơm điện phải đặt ở vị trí bằng phẳng, tránh nơi ẩm ướt hoặc tránh gần các dụng cụ phát nhiệt khác vì dễ phát sinh cháy nổ. Nếu dây nguồn bị hư, phải thay thế ngay. Đặt nồi tránh xa tầm tay trẻ em để tránh các trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra. [b]Vệ sinh nồi[/b] Cụm thoát hơi phải được vệ sinh thường xuyên, nắp và thân cụm thoát hơi phải được vệ sinh riêng. Dùng vải vắt khô lau sạch nắp cụm thoát hơi, thân cụm thoát hơi. Lấy lòng nồi ra khỏi thân nồi cơm, rửa sạch bằng chất tẩy rửa dùng trong gia đình và rửa lại bằng nước sạch, sau đó lau lại bằng vải mềm. Không dùng các loại bàn chải bằng kim loại hoặc các dụng cụ cứng khác để chùi rửa lòng nồi để tránh làm hỏng lớp chống dính bên trong.