Nhiệt Điện Than Trên Thế Giới Và Việt Nam | Bán Than Cho Nhà Máy Điện

Liên hệ

Số 194, Đường Lê Thánh Tông, Khu Phố Tân Hạnh, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Dự thảo Quy hoạch điện 8 (QHĐ8) do Bộ Công Thương trình lên Thủ tướng đề nghị phê duyệt (Tờ trình số 1682 ngày 26-3-2021) cho thấy chỉ trong 10 năm tới Việt Nam có thể đầu tư thêm tối đa khoảng 25.000 MW công suất nhiệt điện than, gấp 2,2 lần công suất hiện nay. Bài báo đề cập ngành nhiệt điện than (NĐT) thế giới và Việt Nam, trong đó ngành NĐT thế giới là căn cứ để xem xét và tham khảo cho ngành NĐT Việt Nam. Nội dung ngành NĐT thế giới gồm có hiện trạng và xu thế phát triển trên các mặt: quy mô công suất và sản lượng, công nghệ, giá thành, các tác động môi trường và mức độ phát thải CO2. Nội dung ngành NĐT Việt Nam gồm có: (1) Hiện trạng về quy mô công suất và sản lượng, công nghệ, các tác động môi trường và vấn đề môi trường cần giải quyết; (2) Định hướng phát triển đến năm 2045 về quy mô công suất, sản lượng, công nghệ, mức phát thải, nhu cầu than đá nhập khẩu cho nhà máy nhiệt điện.   

nhiet-dien-than-tren-the-gioi-va-viet-nam

1. Tổng quan ngành nhiệt điện than trên thế giới

Hiện trạng

Cho đến nay NĐT đã và đang giữ vai trò chính trong sản lượng điện của thế giới và của nhiều nước. Hiện tại NĐT có mặt ở 77 nước (vào năm 2000 con số này là 65), 13 nước khác đang có kế hoạch phát triển NĐT. Công suất NĐT thế giới đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2000÷2017 từ 1.063GW lên đến 1.995GW. 3 nước có tổng công suất NĐT lớn nhất thế giới là Trung Quốc: 935GW, Hoa Kỳ: 279GW và Ấn Độ: 215GW, tiếp theo là: LB Đức: 50GW, Nhật Bản: 44,5GW, Nam Phi: 41,3GW, Hàn Quốc: 38GW, Ba Lan: 29GW và Indonesia: 28,6GW.

Sản lượng điện than của thế giới năm 2017 là 9.723,4 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng cao nhất 38,1% tổng sản lượng điện của thế giới, vượt xa điện khí đứng thứ hai 23,1%. Các nước có NĐT chiếm tỷ trọng cao gồm: Nam Phi (87,7%), Ban Lan (78,8%), Ấn Độ (76,3%), Trung Quốc (67,2%), Ka-dắc-xtan (62,4%), Úc (61,3%), In-đô-nê-xia (58,5%), Đài Loan (46,8%), Hàn Quốc (46,3%), Ma-lai-xia (44,7%), LB Đức (37%), Nhật Bản (33,6%), Thổ Nhĩ Kỳ (33%), U-crai-na (32,2%), Mỹ (30,7%).

Việc phát triển NĐT của từng nước tùy thuộc vào tiềm năng tài nguyên than sẵn có trong nước và khả năng tiếp cận nguồn than từ bên ngoài. Nhìn chung, các nước châu Á-TBD vẫn tăng cường phát triển NĐT. Một số nước giảm NĐT là do cạn kiệt nguồn than trong nước, hoặc do có các nguồn tài nguyên năng lượng khác tốt hơn thay thế, đặc biệt do mức độ phát thải đã quá cao nên cần phải giảm.

Cùng với sự phát triển của NĐT, xu thế sử dụng than trên thế giới ngày càng tăng. Sản lượng than của thế giới bình quân từ 2006-2016 tăng 1,5%/năm và năm 2017 tăng 3,2% so với 2016; trong đó chủ yếu là do: châu Á-TBD tương ứng là: 3,2%/năm và 2,7%; châu Phi: 0,6%/năm và 3,6%; CIS: 1,6%/năm và 5,6%. Hiện tại, khoảng 65% sản lượng than dùng cho phát điện, còn lại cho các ngành sản xuất khác và chất đốt sinh hoạt.

Nói chung, không có nước nào có cơ cấu nguồn điện giống nhau từ các nguồn nhiên liệu. Cơ cấu nguồn điện của từng nước tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước cũng như khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng ở nước ngoài của mỗi nước. Do đó, không thể lấy cơ cấu của một nước nào đó làm hình mẫu để rồi bắt chước làm theo. Mỗi nước có một cơ cấu hợp lý phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của mình trong từng giai đoạn theo hướng đảm bảo sao cho tối ưu về mặt kinh tế, sự ổn định, an toàn của hệ thống điện và bền vững về môi trường (mức phát thải dưới mức cho phép).

Yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển NĐT là sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất điện từ than (nêu ở mục 1.3) và tăng cường giảm phát thải (nêu ở mục 1.4).

Qua đó cho thấy, dư địa giảm phát thải của NĐT nhờ cải tiến công nghệ còn rất lớn. Không phải ngẫu nhiên, gần đây, Hiệp hội Than Thế giới đã chuyển tuyên ngôn của mình từ “Than là tương lai” sang thành “Than là chiếc cầu bắc tới tương lai” của loài người.

Giá thành sản xuất và suất đầu tư điện than:

Theo nghiên cứu của IEA (2016), giá thành điện than ở một số nước tương ứng với các loại than, công nghệ, thông số hơi và gam công suất như sau (USCent/kWh): LB Đức than đá: 8,347 và than non: 8,661; Nhật Bản USC: 11,925; Hàn Quốc PC800: 8,946 và PC1000: 8,6; Mỹ SC: 10,4; Trung Quốc USC: 8,157; Nam Phi PC: 9,979. Suất đầu tư điện than theo loại hình công nghệ (USD/kW): Sub-C: 1.422; SC: 1.689; USC: 1.867; IGCC: 2.144.

Xu hướng phát triển nhiệt điện than của thế giới

Hiện tại có hai xu hướng về NĐT: Xu hướng giảm, chủ yếu tại các nước OECD (Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Áo, Ai-len, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan v.v...) và xu hướng tăng, chủ yếu các nước ngoài OECD, nhất là các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Pakistan, v.v.

Theo dự báo của Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA World Energy Outlook, 2016) trong giai đoạn 2015÷2040, tổng công suất điện than trên thế giới sẽ tăng thêm 947GW, trong đó khối OECD tăng 97GW, ngoài OECD tăng 850GW, riêng Trung Quốc 383 GW và Ấn Độ 306 GW. Dự báo sản lượng điện than trên thế giới giai đoạn 2020÷2040 được nêu ở Bảng 1.

Bảng 1: Dự báo sản lượng điện than trên thế giới giai đoạn 2020÷2040 (Ngàn tỷ kWh)

du-bao-san-luong-than-tren-the-gioi-1

Cũng theo báo cáo của IEA năm 2016, sản lượng điện từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch của các nước Đông Nam Á sẽ tăng từ 120 TWh năm 1990 lên 1.699 TWh năm 2040, tăng hơn 14 lần. Riêng trong giai đoạn 2020÷2040 tăng 1,8 lần. Tỷ trọng của NĐT sẽ tăng từ 32% (2013) lên 50% (2040). Lý do chính là phải dùng than thay thế cho dầu và khí đốt trong phát điện bị cạn kiệt.

Dự báo nhu cầu than cho sản xuất điện:

Theo dự báo của IEA trong “World Energy Outlook 2016” trong Kịch bản các chính sách hiện tại, tổng nhu cầu than thế giới có thể tăng trung bình 1,18% hàng năm trong giai đoạn 2014÷2040 (Bảng 2). Tốc độ này giảm đáng kể so với mức tăng 2,5%/năm trong giai đoạn 1990÷2014. Theo kịch bản dự báo này, đến 2040, than vẫn là nguồn nhiên liệu hàng đầu cho sản xuất điện, chiếm 40% trong tổng nhu cầu nhiên liệu. Trong trường hợp các chính sách mới được thực thi, nhu cầu than có thể giảm đáng kể với tốc độ tăng trong giai đoạn 2014÷2040 giảm xuống mức 0,49%/năm.

Bảng 2. Dự báo nhu cầu than thế giới (triệu tấn)

du-bao-san-luong-than-tren-the-gioi-2

Dù ở kịch bản dự báo nào, Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ than lớn nhất mặc dù đã giảm được mức tăng từ 8,3%/năm giai đoạn 2000÷2014 xuống mức 0,8%/năm giai đoạn 2014÷2040. Tiêu thụ than Trung Quốc đạt mức đỉnh năm 2025 sau đó giảm dần trong những năm sau. Tiêu thụ than của các nước OECD sẽ giảm đi với Mỹ vẫn dẫn đầu tiêu thụ than trong khối OECD. Sự sụt giảm nhu cầu than ở các nước OECD chủ yếu ở khu vực sản xuất điện, nơi mà các chính sách môi trường được thực thi và sự thay thế than bằng khí tự nhiên.

Nói chung, các dự báo khác như FOCUSECONOMICS (5/2016), IEEJ Outlook 2018 (10/2017) cũng đều cho thấy nhu cầu than thế giới gia tăng đến năm 2040.

Nhiệt điện than tại Việt Nam

Ngoài việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than bằng điện khí trong 10 năm tới như Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và các địa phương đã đề xuất, Việt Nam cũng cần cải thiện hiệu suất các nhà máy điện than đang vận hành để vừa đạt lợi ích kinh tế, vừa có hiệu quả môi trường.

Năm 2020, tổng sản lượng nhiệt điện than của Việt Nam là 110,866 tỉ kWh. Do đó, 2,2 điểm phần trăm hiệu suất tương đương 6,797 tỉ kWh. Con số này tương đương sản lượng một nhà máy công suất 1.200 MW vận hành trong 5.664 giờ mỗi năm.

Do vậy, việc cải thiện hiệu suất các nhà máy đang vận hành để nâng cao hiệu suất chỉ 2,2 điểm phần trăm đã có thể giúp tiết kiệm 36.000 tỉ đồng vốn đầu tư (lấy Vĩnh Tân 4 có công suất 1.200 MW làm chuẩn). Không chỉ thế, giải pháp này còn tạo ra thêm khoảng 13.700 tỉ đồng mỗi năm tiền điện từ hiệu suất tăng thêm.

Bên cạnh đó, việc siết chặt quy chuẩn khí thải nhiệt điện đến mức tương đương của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như chỉnh sửa quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh theo đúng khuyến nghị của WHO là yêu cầu đã quá cấp thiết và không thể chậm trễ hơn được nữa.

Chỉ có triệt để áp dụng các giải pháp đó thì Việt Nam mới có thể ngăn chặn đà suy thoái môi trường cũng như những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế đang gia tăng do nhiệt điện than gây ra.

Vậy trên đây là những thông tin chi tiết về nhiệt điện than trên thế giới và Việt Nam. Để đươch tư vấn chi thêm về giá than nhập khẩu các bạn vui lòng liên hệ

CÔNG TY CP NĂNG LƯỢNG SONG LONG

Địa chỉ: Số 194, đường Lê Thánh Tông, Khu phố Tân Hạnh, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phone: 0254 629 5777

Hotline: 0868.02 7777 - 0985.273 283 - 0907.07 1982

Email: long@nangluong.net.vn

Website.https://nangluongsonglong.vn


Bình luận

HẾT HẠN

0868 027 777
Mã số : 16476422
Địa điểm : Toàn quốc
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 08/01/2022
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn