Tăng Cường Miễn Dịch Trên Đường Hô Hấp Respikids Bảo Vệ Trẻ Khỏi Viêm Phổi

Liên hệ

Tổ 1, Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội


Cách phát hiện kịp thời viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em
Trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh cao nhất là ở Đông nam châu Á với tỷ lệ là 0,36 đợt/trẻ/năm còn nơi mà trẻ mắc viêm phổi thấp nhất là châu Âu với tỷ lệ tương ứng là 0,06 đợt/trẻ/năm. Nếu xếp thứ tự và chọn ra 15 nước trên thế giới có số trẻ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất là Ấn Độ với 43,0 triệu trẻ. Việt Nam được xếp thứ 9 với tổng số trẻ mới mắc hàng năm là 2,9 triệu trẻ.

Tỷ lệ trẻ tử vong do bệnh viêm phổi
Ở Việt Nam theo số liệu thống kê ở các cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, tuyến huyện đều cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là nguyên nhân cao nhất đến khám bệnh và vào điều trị tại các bệnh viện. Tử vong do viêm phổi cũng đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Trong cộng đồng hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 - 5 lần. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong.

                                                         cách phát hiện kịp thời bệnh viêm phổi ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em

Vi khuẩn
Vi khuẩn hay gặp nhất trong viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ở trẻ em là S. pneumonia chiếm tới khoảng 30-50% trường hợp. H. influenzae type b là nguyên nhân vi khuẩn đứng hàng thứ 2 chiếm khoảng 10-30% và tiếp theo là S.aureus và K.pneumonia.
Các vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em trong đó phải kể đến M. pneumonia thường gây viêm phổi không điển hình ở trẻ trên 5 tuổi. Liên cầu B và Chlamydia spp có thể gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra các vi khuẩn như K. pneumonia và một số vi khuẩn Gr(-) khác cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong những năm gần đây do có dịch HIV nên có thể gặp viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci ở trẻ nhiễm HIV

Virus
Các nghiên cứu về viêm phổi do virus cho thấy có khoảng 15-40% là do virus hợp bào đường hô hấp (RSV) tiếp theo là virus cúm A, B, á cúm, metapneumovirus ở người và adenovirus. Nhiễm virus đường hô hấp ban đầu cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn thứ phát hoặc đôi khi cũng gặp những trường hợp viêm phổi phối hợp giữa virus và vi khuẩn trên trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ này vào khoảng 20-30% trong các đợt viêm phổi.
Hiếm gặp nhưng các virus như varicella và sởi đôi khi cũng gây viêm phổi ở trẻ em.

Ký sinh trùng, nấm
Mặc dù cũng hiếm gặp nhưng Histoplasmosis toxoplasmosis và candida cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ em trong một số hoàn cảnh đặc biệt.

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em

Thở nhanh: là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tiêu chuẩn thở nhanh theo phân loại của WHO là:
Nhịp thở ≥ 60 lần/phút đối với trẻ < 2 tháng tuổi và
Nhịp thở ≥ 50lần/phút đối với trẻ 2 tháng - 12 tháng tuổi và
Nhịp thở ≥ 40lần/phút đối với trẻ 1-5 tuổi .
Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong 1 phút.

Rút lõm lồng ngực :là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm, nên khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy, ở những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị để chẩn đoán.

Sốt cao: cũng là một triệu chứng thường gặp.

Khò khè :có thể có khoảng 30% ở trẻ lớn bị viêm phổi do mycoplasma.Tuy nhiên, các trẻ này cũng dễ nhầm với hen nếu không chụp Xquang phổi. Các triệu chứng đau ngực hoặc đau bụng (thường liên quan đến tổn thương màng phổi phía cơ hoành) tiết dịch màng phổi và tiếng thổi ống rất ít gặp ở trẻ em.

Các triệu chứng phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích, và các bất thường khi khám phổi thay đổi phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân và độ nặng của bệnh.
Mặc dù có một số triệu chứng như bỏ bú, thở rên, tím trung tâm có thể là những gợi ý của tình trạng thiếu oxygen nhưng vì chúng không có độ nhạy và đặc hiệu cao, do vậy khi có điều kiện cần phải đo độ bão hoà oxygen qua da cho bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp hoặc có vẻ ốm nặng.

Chẩn đoán bệnh viêm phổi trẻ em
Dựa vào các nghiên cứu lâm sàng và Xquang phổi, Tổ chức Y Tế thế giới đã phân loại viêm phổi thành các thể rất nặng, nặng và không nặng dựa vào các triệu chứng lâm sàng để qua đó các thầy thuốc lâm sàng quyết định các biện pháp điều trị hỗ trợ như oxygen, bù dịch và kháng sinh đặc hiệu.

Viêm phổi rất nặng
Trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu chứng chính sau:
- Tím tái; co giật, lơ mơ hoặc hôn mê.
- Không uống được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi thứ.
-Suy hô hấp nặng (ví dụ như: đầu gật gù theo nhịp thở và co kéo cơ hô hấp phụ).
Ngoài ra có thể có thêm một số triệu chứng khác sau:
- Thở nhanh, phập phồng cánh mũi, thở rên, co rút lồng ngực.
- Nghe phổi có thể thấy:
Giảm rì rào phế nang, tiếng thổi ống, ran ẩm nhỏ hạt.
Tiếng cọ màng phổi v.v...
- Nếu có điều kiện thì nên chụp Xquang.

Viêm phổi nặng
Trẻ ho hoặc khó thở và có ít nhất một trong các triệu chứng chính sau:
- Co rút lồng ngực, phập phồng cánh mũi.
- Thở rên (ở trẻ dưới 2 tháng) và không có các dấu hiệu chính của viêm phổi rất nặng.
Ngoài ra, cũng có thể có thêm một số các triệu chứng khác đã mô tả ở phần viêm phổi rất nặng.
Chụp Xquang thường ít khi cho những thông tin để làm thay đổi quyết định điều trị, do đó chỉ các trường hợp đặc biệt mới cần chụp Xquang mà thôi.

Viêm phổi không nặng
Trẻ có ho hoặc khó thở và khó thở nhanh:
- Trẻ dưới 2 tháng: Nhịp thở ~ 60 lần/phút.
- Trẻ từ 2-12 tháng: Nhịp thở ~ 50 lần/phút.
- Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: Nhịp thở ~ 40 lần/phút.
Và không có một trong các triệu chứng chính của viêm phổi nặng hoặc rất nặng.

Không viêm phổi (ho cảm)
Trẻ có các triệu chứng sau:
Bé bị ho sổ mũi,  thở bằng miệng.
- Sốt.
Và không có các dấu hiệu sau:
- Thở nhanh, co rút lồng ngực, thở rít khi nằm yên.
- Các triệu chứng nguy hiểm chung khác.
Một số trẻ có thể có khò khè. Các trẻ này thường do virus. Không cần dùng kháng sinh cho trẻ, điều trị triệu chứng bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần.

Phòng bệnh viêm phổi trẻ em
Các biện pháp phòng bệnh chung nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh đã đem lại những hiệu quả giảm tỷ lệ mắc viêm phổi rõ rệt đó là:
Cải thiện điều kiện nhà ở.
Tăng cường dinh dưỡng.
Giảm mật độ người trong gia đình chật chội, đông đúc.
Giảm các loại khói.
Giảm tỷ lệ mang các vi khuẩn ở tỵ hầu ở trẻ dưới 5 tuổi.
Tăng cường miễn dịch trên đường hô hấp cho trẻ ( có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ như hoa cúc dạihúng chanh, tinh dầu gừng, kim ngân hoa, đại thanh....)

Theo Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp - BV Bạch Mai

tăng cường miễn dịch trên đường hô hấp

 

 



Thông tin chung

Hãng sản xuất Viện dược liệu
Chức năng - Giúp trẻ tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các bệnh viêm đường hô hấp. Đặc biệt đối với trẻ hay bị bệnh nhiều lần trong năm. - Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em như: ho, cảm lạnh, viêm mũi-họng, viêm thanh khí phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ.
Dạng bào chế Dạng cốm
Quy cách đóng gói hộp 30 gói 3g
Thành phần 100% thảo dược tự nhiên : cúc dại, húng chanh, kim ngân hoa, đại thanh, tinh dầu gừng, kẽm...
Xuất xứ Việt Nam

Bình luận

0936 415 4180
Mã số : 11273071
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 12/01/2030
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn