Video Đào Tạo Vận Hành Lâp Trình Máy Phay Cnc

Liên hệ

Tòa Nhà 32, Ngõ 32, Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội.


 

Trung tâm đào tạo điện tử -Tự động hóa – Cơ khí – CNTT TOPEDU Hà Nội

http://topedu.com.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Cac-chuong-trinh-dao-tao-tai-TOPEDU/Khoa-hoc-van-hanh-lap-trinh-may-phay-CNC-32

Liên hệ Mr Mạnh: 0987 834 312

Khóa học vận hành, lập trình máy phay CNC

Khóa học vận hành, lập trình máy phay CNC

CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lập lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp

1. Giới thiệu khóa học:

CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lập lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng kí hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT.

Sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu.

Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xácchất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác.

Trong môi trường sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp, gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao các sản xuất (trong tầm giới hạn).

2. Học viên làm được gì sau khóa học:

Sau khi kết thúc môn học này, học viên có thể:

- Nắm bắt được các thao tác cơ bản về an toàn làm việc trong việc vận hành máy như: thay dao, gá phôi, sử dụng bộ điều khiển bằng tay.
- Hiểu nguyên lý vận hành máy, trực tiếp thao tác vận hành và lập trình phay một số chi tiết cơ bản.
- Hiểu được tác dụng của từng tập mã G-code.
- Biết cách đưa một mã G-code từ máy tính vào máy CNC.

3.Nội dung khóa học:


STT

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Thời lượng (giờ)

PHẦN 1

AN TOÀN LAO ĐỘNG  VÀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ

An toàn lao động

1. Quy tắc an toàn chung cho quá trình vận hành máy

2. Nguyên tắc bảo dưỡng máy an toàn

Lý thuyết cơ sở

1. Hê thống tọa độ trong CNC

1.1 Tọa độ tuyệt đối

1.2 Tọa độ tương đối

1.3 Tọa độ máy

2. Các điểm chuẩn của máy

3. Các kiểu gia công trên máy CNC

3.1 Gia công theo điểm

3.2. Gia công theo đường (gia công 2,5D)

3.3. Gia công 3D

2.5h

PHẦN 2

MÔ TẢ BÀN PHÍM VÀ MÀN HÌNH HIỂN THỊ

1. Sơ đồ khối các chức năng vận hành

2. Mô tả bàn phím , công tắc và nút bấm trên Panel

3. Màn hình hiển thị

2.5h

PHẦN 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH MÁY

1.Khởi động máy và thực hiện về điểm chuẩn của máy

1.1 Về điểm chuẩn cho từng trục máy

1.2 Về điểm chuẩn cho đồng thời các trục của máy

1.3 Lựa chọn đơn vị đo lường và hệ mã lệnh G - Code

1.4 Điều khiển dao cắt và tốc độ trục chính

2. Vận hành bằng tay quay

2.1 Vận hành ở chế độ chạy nhanh _ Rapid

2.2 Vận hành ở chế độ chạy chậm _ Jog

2.3 Vận hành ở chế độ chạy vi chỉnh bằng tay quay _ Handwheel

2.4 Thiết lập gốc phôi

3. Vận hành trong chế độ MDI

3.1 Lựa chọn tốc độ trục chính và dụng cụ cắt

3.2 Thực hiện chạy các khối lệnh đơn

3.3 Truy cập vào các chu trình gia công trong chế độ MDI

4. Biên tập chương trình gia công (EDIT)

4.1 Biên tập lại chương trình gia công

4.2 Chỉnh sửa chương trình gia công

4.3 Tìm kiếm và thay thế

4.4 Chèn chương trình khác vào một chương trình

4.5 Chèn vào các chu trình gia công

4.6 Chương trình con

5. Vận hành tự động từ bộ nhớ máy (MEMORY)

5.1 Thực hiện mô phỏng chương trình gia công

5.2 Thực thi các chương trình gia công trong bộ nhớ máy CNC

6. Truyền chương chình từ máy tính PC sang máy CNC và ngược lại

6.1 Thiết lập các tham số truyền

6.2 Thực hiện truyền chương trình giữa máy tính PC và máy CNC

7. Bù dao và thiết lập bù dao

1. Thiết lập bảng bù dao

2. Thiết lập bù dao theo bảng SET DATUM

10h

PHẦN 4

LẬP TRÌNH GIA CÔNG NC BẰNG TAY

Cấu trúc một chương trình NC

1. Cấu trúc một chương trình NC

2. Hệ thống tọa độ

3. Các mã lệnh G - Code

4. Các chức năng phụ M – Code

1. Các chuyển động của dao cắt trong lập trình NC

2. Các chu trình gia công

2.1 Chu trình khoan

2.2 Chu trình khoét

2.3 Chu trình Doa

2.4 Chu trình Tarô

2.5 Chu trình phay mặt đầu (Face)

2.6 Chu trình phay theo đường bao (contour)

2.7 Chu trình phay hốc (Pocket)

2.8 Thiết lập các đường vào/ra của dao

3. Các chức năng phụ trợ khác

4. Các thí dụ lập trình

4.1 Các thí dụ lập trình

4.2 Các bài tập thực hành

5. Các bài kiểm tra lập trình và vận hành máy

10h

4. Thông tin khóa học:

>>  Thời lượng: 1 tháng/ khóa ( 25h )
>>  Số lượng: 8 - 10 Học viên/lớp
>>  Địa điểm học: Trung tâm đào tạo công nghệ TOPEDU: số nhà 32, ngõ 32, Phan Văn Trường, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
>> Thời gian học: Từ 18h30 đến 21h00 các ngày trong tuần. Tuần học 2 buổi.

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA – CƠ KHÍ – CNTT TOPEDU
Cơ sở 1: Tòa nhà 32, ngõ 32, Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 042 260 0203
Hotline:
Tư vấn đào tạo:         0987 834 312  ( Mr.Mạnh)
Email: info@topedu.com.vn
Website: www.topedu.com.vn

 


Bình luận

HẾT HẠN

0422 600 203
Mã số : 3857467
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 28/11/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn