Xin mọi người hướng dẫn cách vẽ vòng màu cơ bản

Vòng màu cơ bản gồm 12 mảng và 9 vòng. Em là sinh viên năm đầu Học viện Bưu chính viễn thông nên không hề biết cái gì về phối màu cả, xin mọi người hướng dẫn cụ thể cho em cái ạ,VD như để ra màu này thì phải pha màu...+ màu...Hiện giờ em có tất cả 8 màu là vàng chanh, vàng thư, đỏ, xanh côban, đen, trắng, xanh tím than, tím. Em xin cảm ơn

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Quy luật cộng màu:

Ba màu sơ cấp (hay cơ bản) trong ánh sáng là đỏ (red, R), lục (green, G), và lam (blue, B) (3 hình tròn bên trái – Cộng màu – trong hình minh họa Luật hòa sắc của bài chủ).

Ánh sáng đỏ hòa với ánh sáng lục cho ánh sáng vàng (yellow, Y).

Ánh sáng lục hòa với ánh sáng lam cho ánh sáng màu da trời (cyan, C).

Ánh sáng lam hòa với đỏ cho ánh sáng tím hồng (magenta, M).

Tím hồng là màu khá gần với màu tím (violet). Tím hồng (magenta) là màu không có trong phổánh sáng tự nhiên.

Các màu tím hồng (M), vàng (Y), và da trời (C) được gọi lả các màu thứ cấp (secondary) của ánh sáng, vì chúng được tạo bởi hòa hai chùm ánh sáng màu sơ cấp (primary). Nếu hòa cả 3 chùm ánh sáng sơ cấp R, G, B với nhau ta được ánh sáng trắng. Đó là quy luật cộng màu.


Quy luật trừ màu
:

Trong màu hóa chất như mực in, phẩm nhuộm, sơn thì ngược lại: Ba màu sơ cấp là tím hồng (magenta, M), da trời (cyan, C), và vàng (yellow, Y) (3 hình tròn bên phải – Trừ màu – trong hình minh họa Luật hòa sắc của bài chủ).

Tím hồng (M) hòa da trời (C) cho lam (blue, B),

C hòa với Y cho lục (green, G),

Y hòa với M cho đỏ (red, R).

Như vậy, trong màu hóa chất thì đỏ, lục, và lam lại là 3 màu thứ cấp. Hòa 3 màu sơ cấp hóa chất M, C, Y với nhau vể mặt nguyên tắc ta được màu đen. Nhưng vì các màu hóa chất không tuyệt đối tinh khiết, nên vẫn cần có màu đen riêng. Vì thế, trong in ấn, chỉ cần 4 mầu CMYK, trong đó K = key, tức màu đen, là in ra được tất cả các màu, trừ màu trắng (là màu của giấy).

Tại sao màu hóa chất lại tuân theo quy luật trừ màu? Đó là bởi vì vật chất bản thân nó không có màu sắc (trừ những vật tự phát sáng) mà chỉ tán xạ và hấp thụ các bước sóng ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng chiếu vào nó. Một vật có màu đỏ là vì khi ánh sáng trắng chiếu vào nó, nó hấp thụ các ánh sáng lục và lam, chỉ phản chiếu ánh sáng đỏ vào mắt ta. Một vật có màu đen khi hấp thụ tất cả ánh sáng chiếu vào nó. Một vật có màu trắng vì nó phản xạ tất cả các bước sóng ánh sáng.

Các họa sĩ Tân Ấn tượng là Georges Seurat (1859-1891) và Paul Signac (1863 – 1935) đã chủ trương áp dụng quy luật cộng màu của ánh sáng vào hội họa. Thay vì trừ màu như khi pha màu trên palette, họ đã vẽ theo kiểu chấm chấm (pointilism) và lý luận rằng khi đặt một chấm đỏ cạnh chấm lục chẳng hạn, thì hai chùm ánh sáng đỏ và lục phản chiếu tới mắt ta sẽ hòa với nhau theo quy luật cộng màu và ta sẽ nhìn thấy màu vàng. Tuy nhiên, trên thực tế để đạt hiệu quả, các chấm phải rất nhỏ, và cường độ phải rất mạnh (Đó chính là nguyên tắc nhờ đó ta nhìn thấy màu trên màn hình TV màu dùng ống hình điện tử sau này). Trong khi đó các chấm của các họa sĩ Tân Ấn tượng thì có khi to như ngón tay, nên hiệu quả không được như đã tưởng tượng.

A_Sunday_on_La_Grande_Jatte,_Georges_Seurat,_1884

Georges Seurat (1859 – 1991)
Chiều Chủ nhật trên đảo La Grande Jatte
sơn dầu, 207.5 x 308.1 cm, 1884 – 1886, Art Institute of Chicago

Trên thực tế các hạt màu trong màu vẽ không phải là các màu sơ cấp lý tưởng. Vì thế bảng pha màu (hay vòng màu sắc) chỉ có tác dụng định hướng. Họa sĩ chỉ thực sự hiểu màu pha trộn với nhau như thế nào dựa trên kinh nghiệm của mình.


Bảng pha màu của họa sĩ

color-wheel-main2

Bảng pha màu (hay vòng màu sắc) của họa sĩ cũng tuân theo quy luật trừ màu nhưng hơi khác bảng pha màu của màu hóa học, phẩm nhuộm và sơn một chút.

Họa sĩ coi 3 màu đỏ (red, R), vàng (yellow, Y) và lam (blue, B) là 3 màu sơ cấp (cơ bản), cònpha trộn hai màu bất kỳ trong 3 màu sơ cấp đó thìđược một màu thứ cấp. Như vậy 3 màu thứ cấp là:

Đỏ + Vàng -> Da cam (Orange)

Vàng + Lam -> Lục (Green)

Lam + Đỏ -> Tím (Violet)

Thông thường vòng màu sắc được xếp theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ:

Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tím, trong đó màu đỏ đối đầu (><) với màu lục, da cam >< lam, vàng >< tím. Những màu đối đầu nhau được gọi là các màu bù nhau (complementary). Trộn hai màu bù nhau theo ti lệ bằng nhau thì được màu đen hoặc gần đen (xám, nâu).

Trộn màu sơ cấp với màu thứ cấp cạnh nó thì được màu tam cấp (tertiary).

Đó là bảng pha màu thường được dạy cho các học sinh học vẽ.

Màu đẹp hay xấu trước hết phụ thuộc vào chất lượng màu vẽ. Muốn có các hoà sắc đẹp thì trước hết phải dùng màu chất lượng cao, cũng như muốn có tiếng đàn hay thì đàn phải tốt. Có giỏi đến mấy mà vớ phải họa phẩm tồi hay nhạc cụ dở thì cũng bó tay. Vì thế họa sĩ nên cố dùng những họa phẩm tốt nhất mà mình có thể mua được.

Hung Nguyen
Hung Nguyen
Trả lời 4 năm trước
cảm ơn bạn nhé, mình làm được rồi