Màn hình LCD khác gì Plasma?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

Khác với những màn hình thông thường, LCD và Plasma đều là những màn hình ngốn điện năng nhiều hơn.

Vì giống mẫu mã màn hình phẳng, mỏng, hình ảnh đẹp, nên nhiều người dễ nhầm lẫn màn hình LCD và Plasma là một. Nhưng thật ra, công nghệ sản xuất

hai loại màn hình này không hề giống nhau và độ bền cũng khác nhau.

Chọn đẹp hay chọn bền?

Mặc dù giống hệt nhau về mẫu mã màn hình phẳng, mỏng, hình ảnh nét... nhưng mỗi loại được sản xuất bằng một công nghệ khác nhau. Công nghệ sản

xuất tivi Plasma được dựa trên đèn sáng huỳnh quang. Bản thân màn hình được cấu tạo bởi các cell. Trong mỗi cell là hai tấm kính được tách nhau bởi

một khe hở hẹp mà giữa đó khí neon- xenon được thổi vào và đóng kín trong quá trình sản xuất. Khí được nạp điện trong những khoảng thời gian bằng nhau khi tivi được sử dụng. Khi đó, khí sẽ tạo ra các phân tử phốt pho đỏ, xanh da trời và xanh đậm để tạo nên ảnh. Vì vậy, màn hình Plasma có thể
sản xuất với kích thước màn hình lớn. Còn màn hình LCD sử dụng một ánh sáng nền phát quang để gửi ánh sáng qua các phân tử tinh thể.

Theo kỹ sư Đức Tuấn, Công ty Sony Việt Nam, ưu điểm của công nghệ màn hình LCD là tái hiện màu sắc tốt, độ sắc nét hoàn hảo với độ phân giải tự

nhiên, màn hình nhẹ và rất mỏng, tuổi thọ cao, không hề bị hiệu ứng cháy màn hình. Tuy nhiên màn hình LCD lại có nhược điểm là độ phân giải không

thay đổi, độ tương phản kém, khó tạo độ đen sẫm, góc quan sát của màn hình cũng có thể bị hẹp nếu dùng các loại mốt cũ. Với màn hình Plasma, ưu
điểm dễ nhận thấy nhất là hình ảnh đẹp, kích thước màn hình lớn do sử dụng công nghệ cơ bản là một mạng phosphor đỏ, lục và lam được gắn giữa hai
lớp thủy tinh mỏng.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Hạnh, chủ cửa hàng điện tử trên phố Hai Bà Trưng (Hà Nội) đánh giá màn hình Plasma có ưu điểm là kích thước màn hình

lớn, tỷ lệ tương phản tốt và màu sắc, độ đậm chính xác hơn so với màn hình LCD. Tuy nhiên, màn hình Plasma lại tạo nhiệt nhiều hơn so với màn hình

LCD. Ngoài ra, màn hình Plasma đòi hỏi phải được lắp đặt một cách chuyên nghiệp do đặc điểm dễ nứt vỡ.

Nhận xét về độ bền của LCD và Plasma, kỹ sư Đức Tuấn cho biết: Màn hình LCD có độ bền hơn Plasma. Trung bình, một màn hình LCD có tuổi thọ

là 60.000 giờ, còn Plasma chỉ khoảng 15.000 giờ hoạt động.

Không tắt nguồn, tivi vẫn ngốn điện

Khác với những màn hình thông thường, LCD và Plasma đều là những màn hình ngốn điện năng nhiều hơn. Theo GS.TS Đức Lợi, Giảng viên Trường

ĐH Bách Khoa (Hà Nội), nếu không tắt nguồn, ti vi Plasma và LCD vẫn ngốn điện như thường. Nguồn điện bị tiêu hao này gọi là điện chờ. Nếu các thiết bị trong nhà như điều hoà, máy tính, ti vi không tắt nguồn thì lượng điện tiêu hao của những thiết bị điện tử trên đủ để thắp sáng một bóng đèn.

Với rất nhiều những thông số kỹ thuật liên quan, theo các chuyên gia, khi mua màn hình LCD hay Plasma người tiêu dùng nên tập trung 3 thông số chính là: Độ sáng, độ tương phản và độ phân giải. Một tivi có độ tương phản cao sẽ tái tạo lại các cảnh tối một cách chi tiết và trung thực, mượt với những hình ảnh chuyển động nhanh khi chuyển đổi gam màu từ sáng sang tối mà không tạo ra bất kỳ hiện tượng loang màu nào. Tuy nhiên, nếu gia đình định đặt tivi trong một căn phòng nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào thì không nên chọn tivi có độ sáng cao vì chỉ số độ sáng càng cao, màn hình càng sáng.

Trước đây, màn hình LCD chỉ có độ lớn từ 32 inch trở xuống. Nhưng mới đây, LG đã tung ra thị trường sản phẩm TV LCD không đường viền với cỡ

lớn nhất là 55 inch, giá bán lên tới gần 50 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu căn phòng quá nhỏ, người tiêu dùng không nên mua màn hình hoành tráng. Vì
khoảng cách từ người xem đến màn hình tivi tối thiểu phải gấp 3 lần độ dài đường chéo của màn hình. Chẳng hạn khi xem một màn hình 42 inch, người
xem phải ngồi cách xa ít nhất là 3m, vì ở khoảng cách này người xem mới có thể thấy rõ các chi tiết mà không bị các khuyết tật của hình ảnh gây khó
chịu. Ngược lại, nếu mua màn hình Plasma hoặc LCD kích cỡ nhỏ thì sẽ không cảm thụ được hết những hình ảnh sống động, sắc nét là những ưu điểm
của hai dạng màn hình này.

Với những tivi LCD hay Plasma “xịn”, người xem có thể ngồi bất cứ góc chéo nào vẫn có thể xem được hình ảnh. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí sản
xuất hoặc do một số cửa hàng điện tử tự mua linh kiện về lắp ráp nên có thể cho “ra lò” những sản phẩm hạn chế góc xem, khiến người xem chỉ cần
ngồi chéo với ti vi sẽ chỉ nghe được tiếng mà khó xem hình. Vì vậy, khi mua hàng, người tiêu dùng thay vì đứng thẳng màn hình hoặc lùi lại đằng sau theo
thói quen, nên đứng góc chéo để xem sản phẩm có đủ góc rộng hay không.

KTĐT - Muốn sự nghiệp văn chương phát triển, đặt đèn huỳnh quang tại vị trí hướng đông bắc của thư phòng, khu vực này thuộc mệnh thổ, nếu bài trí
thêm thủy tinh tự nhiên thì hiệu quả sẽ càng cao.