Muốn tốc độ chụp cao chỉ có mua dòng máy bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp hẳn, những dòng này máy lại cồng kềnh, mang đi mang lại rất bất tiện.
Muốn gọn nhẹ thì mua mấy dòng du lịch, dễ chụp dễ sử dụng, tốc độ chụp chậm, mỗi tội nó đơn giản quá nên không gọi là pro được, nếu có mang cái ảnh ra khoe với mấy anh chuyên nghiệp anh ấy hỏi ISO, tốc độ chụp thì cứ gọi là méo mồm.
Tôi vẫn thích máy của Sony hoặc Canon vì phần mềm giao diện thân thiện
Máy ảnh số có 2 loại chính: máy D compack và máy DSLR (digital single len reflex). Chúng ta gọi là máy số cơ và máy số du lịch thì không chính xác. Nếu gọi chính xác thì phải là máy kỹ thuật số thu gọn và máy kỹ thuật số phản xạ ống kính đơn.
Máy D compack là máy kỹ thuật số thu gọn, sử dụng ống kính nhỏ gọn, lắp liền với thân máy. Tất các các chi tiết của máy đều được tinh giảm sao cho nó có thể có được kích thước nhỏ, gọn, nhẹ. Đôi khi để có được điều này người ta phải hy sinh một số tính năng nào đó. Vì thế nó phù hợp với những người không có nhiều thời gian để tìm hiểu về nhiếp ảnh.
Máy DSLR: là máy kỹ thuật số, nhưng dùng ống kính rời, ngắm bằng hệ thống phản xạ gồm gương phản xạ và lăng kính phản xạ toàn phần. Đây là dòng máy dùng cho giới chuyên nghiệp. Nó có nhiều tính năng mà máy D Compack không có:
1/. Khả năng thay đổi ống kính. Bạn có thể thay ống kính thông thường bằng ống kính góc rộng (Wide angle lens), ống kính tầm xa (telephoto lens) hoặc các ống Zoom có hệ số thay đổi rộng hơn. Trong khi đó, máy D compack không thay đổi được.
2/. Khả năng mở rộng ống kính: Do ống kính có kích thước lớn hơn, nên độ mở của ống kính lớn hơn. chụp trong điều kiện thiếu sáng sẽ tốt hơn. Ngoài ra, độ mở lớn hơn của ống kính sẽ giúp cho khoảng cách rõ nét hẹp lại, góp phần tăng những hiệu ứng đặc biệt, như làm mờ hậu cảnh, làm nổi bật các chi tiết sắc nét trên một nền mờ nhòe, làm dịu các chi tiết quá sắc cạnh... rất thường sử dụng trong nhiếp ảnh nghệ thuật.
3/. Khả năng chống rung lắc: Do kích thước lớn hơn và nặng hơn, máy DSLR sẽ được cầm với tư thế vững vàng hơn, và do vậy những rủi ro do rung lắc sẽ được giảm thiểu. Nhờ thế có thể chụp được ở chế độ thấp, dễ dàng đạt được những hiệu ứng về tốc độ.
4/. Chất lượng ống kính: các ống kính cho máy SLR thường khá đắt tiền, và chất lượng cao hơn nhiều so với ống kính của máy compack. Ngoài ra nó còn có thể lắp thêm các phụ kiện khác như kính lọc màu, kính lọc hiệu ứng đặc biệt, ...
5/. Khả năng chuyển qua chỉnh định máy bằng tay: Bạn có thể quyết định lựa chọn giữa tốc độ và khẩu độ bằng cách chuyển qua chế độ điều chỉnh tay 1 trong 2 thông số trên. Ngoài ra bạn có thể tạo các hiệu ứng đặc biệt về ánh sáng như dư sáng hoặc thiếu sáng quá mức, hay các hiệu ứng khác bằng cách chỉnh tay cả 2 thông số.
6/. Khả năng lắp thêm đèn flash ngoài để tăng độ sáng khi cần chụp ban đêm và ở khoảng cách xa.
7/. Khả năng giảm tốc độ xuống rất thấp, có thể đến 30 giây.
Tuy nhiên, máy DSLR có những nhược điểm mà máy compack không mắc phải:
1/. Cồng kềnh, chiếm nhiều vị trí.
2/. Chỉ có thể ngắm qua ống ngắm (view finder) mà không thể ngắm qua màn hình tinh thể lỏng. Do đó bị thất thế trong những trường hợp phải đưa máy lên quá cao (qua khỏi đầu) hoặc quá thấp (sát mặt đất).
3/. Vì hình ảnh chỉ soi vào bộ cảm biến ánh sáng trong thời gian bấm máy nên máy DSLR không có chức năng quay phim.
4/. Luôn tạo ra tiếng động khi bấm máy do sự đóng mở của gương phản xạ, nên không thể chụp ở chế độ yên lặng được.
5/. Vì có sự hiện diện của mành trập phía trước bộ cảm biến ánh sáng, nên tốc độ đồng bộ với đèn flash sẽ bị giới hạn, thường là từ 1/125 giây đến 1/500 giây.