Lựa chọn màn hình cho máy vi tính

Màn hình vi tính (Monitor) là bộ phận hiển thị kết quả xử lý của máy vi tính dưới dạng văn bản, hình ảnh,... Màn hình vi tính là một thiết bị nằm rời bên ngoài (thiết bị ngoại vi) và kết nối với bộ phận xử lý của máy vi tính (thùng máy) bằng dây cáp dữ liệu thông qua cổng giao tiếp của thiết bị đồ họa. Đối với người sử dụng thông thường thì màn hình không quan trọng nhưng trong một số trường hợp sử dụng chuyên nghiệp thì cần phải có màn hình chất lượng cao.

Một số điều cần chú ý của màn hình vi tính

Các loại màn hình vi tính thông dụng

Màn hình vi tính CRT và LCD

Màn hình CRT (CRT Monitor)

  • Màn hình CRT (Cathode Ray Tube) là loại màn hình truyền thống sử dụng bóng đèn hình với kiểu dáng to, nặng và tiêu thụ nhiều điện năng.
  • Loại màn hình này được sử dụng cho các máy vi tính đời cũ trước đây, hiện nay không còn được bày bán trên thị trường.

Màn hình LCD (LCD Monitor) 

  • Màn hình LCD (Liquid Crystal Display) là loại màn hình phẳng (Flat Panel) sử dụng công nghệ tinh thể lỏng với kiểu dáng mỏng, nhẹ và tiêu thụ ít điện năng.
  • Màn hình LCD ban đầu chủ yếu được sử dụng cho các máy vi tính xách tay.

Màn hình TFT LCD (TFT LCD Monitor) 

  • Màn hình TFT LCD (Thin-Film-Transistor LCD) là một cải tiến của màn hình LCD, sử dụng công nghệ bóng bán dẫn mỏng (Thin-Film-Transistor) để cải thiện chất lượng hình ảnh và độ tương phản.

Màn hình IPS LCD (IPS LCD Monitor) 

  • Màn hình IPS (In-plane switching) là một công nghệ cho màn hình LCD, những lớp tinh thể lỏng được sắp xếp theo hàng ngang (In Plane) song song thay vì vuông góc với hai tấm kính phân cực ở trên và dưới. Sự thay đổi này giúp màu sắc cũng như góc nhìn của màn hình được cải thiện tốt hơn

Màn hình LED (LED LCD Monitor) 

  • Màn hình LED LCD (Light Emitting Diode LCD) cũng là một cải tiến của màn hình LCD, sử dụng công nghệ đèn LED để làm sáng nền màn hình. Ưu điểm của đèn nền LED là tiết kiệm năng lượng thậm chí tốt hơn, tốt nhất trên thị trường, trên thực tế. Màn hình LED cũng cung cấp màu sắc chất lượng tốt hơn, rõ ràng, tốc độ làm mới (Refresh) nhanh hơn, phạm vi đen trắng rõ ràng hơn và cung cấp độ tương phản tốt hơn với màu sắc trung thực,... do đó nó hiển thị hình ảnh sống động và thật hơn.
  • Màn hình LED mỏng hơn so với màn hình LCD vì đèn LED nằm xung quanh cạnh của màn hình, đây là công nghệ được sử dụng cho đa số màn hình máy tính hiện nay.

Màn hình OLED (OLED Monitor)

  • Màn hình OLED (Organic Light Emitting Diode) là một công nghệ hiển thị mới sáng hơn, hiệu quả hơn, mỏng hơn và có tỷ lệ làm mới (Refresh) tốt hơn và độ tương phản cao hơn so với màn hình LCD.
  • Màn hình OLED cung cấp hình ảnh chất lượng tốt nhất từ trước tới nay và được sử dụng trong điện thoại thông minh và máy tính bảng và màn hình vi tính cao cấp. 

Kích thước của màn hình vi tính (Screen size, Display size)

  • Kích thước màn hình hoặc kích thước hiển thị (View Size, Viewable) là kích thước của khu vực nơi hình ảnh được hiển thị. Kích thước của màn hình thường được tính theo đường chéo của màn hình, tức là khoảng cách giữa hai góc màn hình đối diện, tính bằng đợn vị Inche (1 Inche = 2,54cm). Thông số này xác định kích thước của màn hình và không gây nhầm lẫn khi tỉ lệ màn hình thay đổi.
  • Kích thước của màn hình thường do nhà sản xuất màn hình cung cấp. Màn hình có nhiều kích thước khác nhau, các kích thước chuẩn của màn hình là 13", 14", 15", 17", 19", 21", 23",...
  • Màn hình LCD có kích thước hiển thị lớn hơn màn hình CRT có cùng kích thước.

Thông thường, kích thước của màn hình được tính là kích thước hiển thị tuy nhiên một số màn hình sẽ tính luôn kích thước của khung bao (Panel size), bạn cần lưu ý thông số này.

Tỉ lệ của màn hình vi tính (Aspect ratio)

Tỉ lệ của màn hình máy vi tính

  • Tỉ lệ của màn hình là tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang của nó, ký hiệu là hai số cách nhau bởi dấu hai chấm (x:y). Các tỉ lệ của màn hình thông thường là 4:3, 16:9 và 16:10.
  • Màn hình tỉ lệ 4:3 được gọi là màn hình vuông. Loại màn hình này được sử dụng cho các máy vi tính đời cũ.
  • Loại màn hình rộng (Wide) có tỉ lệ là 16:9 và 16:10. Đa số các màn hình vi tính hiện nay có tỉ lệ là 16:9.
  • Một số màn hình vi tính có kích thước chiều rộng lớn hơn gọi là Ultra-wide có tỉ lệ là 21:9.

Độ phân giải của màn hình vi tính (Display resolution)

  • Độ phân giải hiển thị hoặc chế độ hiển thị của một màn hình vi tính là số lượng điểm ảnh (Pixel, Dot) riêng biệt trong mỗi kích thước có thể được hiển thị. Nó có thể là một thuật ngữ không rõ ràng, đặc biệt khi độ phân giải hiển thị được kiểm soát bởi các yếu tố khác nhau trong màn hình CRT hoặc màn hình tinh thể lỏng (LCD).
  • Độ phân giải thường được ghi với thông số là chiều rộng nhân chiều cao với đơn vị là pixel (px). Ví dụ: màn hình có độ phân giải 1024 × 768px có nghĩa màn hình này chiều rộng là 1024 pixel và chiều cao là 768 pixel và được đọc là "một không hai bốn, bảy sáu tám".

Thông số độ phân giải của màn hình do nhà sản xuất đưa ra là thông số tối ưu cho màn hình của họ. Trên thưc tế người sử dụng có thể thay đổi độ phân giải này thông qua hệ điều hành và các chương trình ứng dụng, tuy nhiên hình ảnh có thể sẽ không rõ nét và không đúng tỉ lệ.

Xem nhiều hơn tại vatgia.com nhé !!!
Chưa có câu trả lời nào