Ghi hình từ đầu thu ti vi kỹ thuật số vào máy tính ?

quanjtl
quanjtl
Trả lời 16 năm trước
Hiện nay, đầu thu ti vi kỹ thuật số (Digital TV Box) đã trở nên khá quen thuộc với mọi người. Các đầu thu này dù vẫn còn khá nhiều khuyết điểm như thỉnh thoảng bị đứng hình do tín hiệu yếu, hoặc không bắt được hết các đài... nhưng một khi đã bắt được tín hiệu tốt thì hình ảnh và âm thanh phải nói là “trên cả tuyệt vời”! Những lúc đó chắc chắn bạn sẽ ao ước thu được vào máy tính để ghi ra đĩa DVD, VCD nhằm lưu trữ làm tài lệu hoặc để thưởng thức lại sau này. Bài viết này sẽ giúp các bạn làm chuyện ấy một cách dễ dàng nhất. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH... - Không nên dùng card TV kỹ thuật số cắm qua cổng PCI hay qua USB: ngoài lý do đắt tiền hơn nhiều (trên 100 USD) so với các card TV thông thường (50 USD), bạn sẽ còn gặp trở ngại khó chịu khác là không bắt được nhiều đài KTS do bị khóa mã (trong khi đầu thu Digital TV Box không bị khóa). - Không nên dùng hộp TV Gadme gắn ngoài: tuy rất rẻ tiền (giá chưa đầy 20 USD) nhưng đây không phải là thiết bị chuyên thu tín hiệu các đài kỹ thuật số nên chất lượng hình ảnh và âm thanh không thể nào sánh được với Digital TV box. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN CÓ... Bạn đã có sẵn Digital TV Box, tín hiệu thu được có thể xem trên ti vi thông thường và nếu bạn dùng đầu ghi video để ghi tín hiệu từ ti vi đưa ra thì đó là tín hiệu analog, chất lượng không cao. Bạn cần phải đưa tín hiệu digital vào máy tính thì mới có tín hiệu digital cho hình ảnh và âm thanh chất lượng cao, phục vụ cho mục đích ghi ra đĩa sau này. - Thông thường khi lắp ráp, các kỹ thuật viên đều dùng đường Video, Audio Out của Digital TV Box để đưa tín hiệu vào TV của bạn (qua ngõ AV1 hoặc AV2). Điều đầu tiên bạn phải làm là chuyển tín hiệu qua đường RF (antenna). Bạn có thể tự thực hiện một cách dễ dàng hoặc nhờ người bán Digital TV Box làm giúp. Bạn phải dành đường Video và Audio Out duy nhất trên Digital TV box này đưa xuống máy tính qua ngõ Video In của card TV và Audio In của card âm thanh của máy tính. Lưu ý đường âm thanh Out thường là 2 dây bông sen (Stereo), nên chuyển qua 1 jack 3,2 ly mới cắm chung vào một đường Line In máy tính được. Bạn phải có thêm card TV (thường ở cổng PCI) hoặc có card màn hình loại mắc tiền có đường Video In. Các thiết bị này giúp bắt hình từ TV số ghi thành dạng mpeg 2 với thời gian thực (real time), nhanh và không phải chờ đợi. Nếu bạn tự làm thì phải làm sao đây? Bạn nhìn sau Digital TV Box, bên cạnh đường Antenna In là đường TV/VCR, đây chính là đường mà bạn sẽ cắm vào TV của bạn. Bạn nên chọn kênh số 0 (của tivi) dành riêng cho các đài kỹ thuật số. Bạn phải thiết lập âm thanh cho đài kỹ thuật số (kênh số 0) ở mức 5.5 MHz (chứ không phải 6.5 MHz như các đài thường), như thế âm thanh sẽ không bị rè khi dùng đường RF cho kỹ thuật số. Những kênh khác có số từ 1 đến 10 (hoặc hơn nữa) bạn sẽ dành cho các đài khác phát theo kỹ thuật analog như VTV1, BTV1, HTV2, Đồng Nai... Với cách lắp ráp này, bạn có thể bỏ dây anten thông thường và dùng một anten chung cho đài kỹ thuật số và các đài thường khác. Sau đó, cắm Video và Audio Out từ Digital TV Box đưa xuống máy tính, vào ngõ Video In (trên card TV hoặc card màn hình) và Audio In trên Sound card (1 đường jack 3,2 ly). Nếu máy tính nằm xa TV, bạn nên có một sợi dây đủ độ dài nối từ TV đến tận máy tính, không nên dùng dây nối, tín hiệu bắt vào máy tính thâu ra sẽ không được tốt. - Tín hiệu từ Digital TV Box xem trên máy tính thường cho hình ảnh và âm thanh chất lượng rất cao. Bạn nên chọn Profiles trong System Setting của PowerVCR 30 là DVD để có chất lượng hình ảnh tương đương DVD thật sự với độ phân giải hình ảnh 720x480 và âm thanh digital. - Nếu bạn muốn điều khiển thay đổi các đài kỹ thuật số ngay từ máy tính, không cần đứng trước TV chỉnh bằng remote (hoặc khi đã tắt TV), bạn phải mua thêm và nhờ người bán hộp Digital TV Box gắn 2 hộp thâu tín hiệu từ TV đưa vào máy tính (dùng remote thay đổi đài TV). Bạn sẽ tốn thêm khoảng 300 ngàn đồng nhưng sẽ thuận tiện cho bạn hơn khi sử dụng. Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất. Bạn đọc nào còn có gì thắc mắc hoặc gặp khó khăn khi thực hiện, có thể gọi số điện thoại 061-847145 (buổi chiều) để trao đổi với người viết bày này, hoặc liên lạc bằng e-mail theo địa chỉ ghi dưới.