Shutdown máy tính quá lâu

Không hiểu lý do tại sao khi tôi shutdown máy thì ít nhất phải mất 5 phút mới tắt được hoàn toàn, đôi khi còn lâu hơn nữa. Tôi đã tìm đủ mọi cách nhưng không khắc phục được. Tôi đang dùng máy với cấu hình như sau : CPU Pentium D 2.8G, Mainboard: Asus P5B - Chíp Cầu bắc 965, Bus 1066: Sata 2 - HDD Ssung 160 Sata - Ram 512 x 2 Bus 800, Windows XP SP3. Mong cộng đồng CNTT giúp tôi . Cám ơn!
Trả lời 15 năm trước
Máy bạn cấu hình ntn?! Bạn thử làm theo một số kinh nghiệm sau xem có khả quan hơn không: 1. Quét virut thật kỹ bằng CT mới nhất. 2. Tìm xoá hết các file tạm và các tài liệu, tập tin không cần thiết(có đuôi dạng *.TMP; *.BAK v.vv). Bạn chú ý nếu ổ đĩa khởi động quá nhiều dữ liệu thì máy hoạt động sẽ rất chậm. 3.Bỏ hết các Ct không cần thiết phải chạy cùng Win (theo kinh nghiệm chỉ nên để bộ gõ tiếng Việt; Ct chống virut là đủ). Nếu bạn chưa biết cái này thì vào Start\run\ gõ vào MSCONFIG\OK. Tại tab STARTUP bỏ dấu kiểm trước các CT không muốn khởi động cùng Win rồi khởi động lại máy. 4. Chạy Ct dồn đĩa trong chế độ safe mode. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả thì bạn có thể cài một CT hỗ trợ tăng tốc máy tính (có rất nhiều trên mạng nhưng mình khuyên bạn nên dùng CT AusLogics BoostSpeed để tối ưu hoá hoạt động của máy cũng như dọn dẹp bớt "rác rưởi". Cuối cùng, bạn có thể tham khảo một số cách tinh chỉnh regitry sau để cải thiện tốc độ làm việc của máy. Cũng xin nói thêm, nếu có quá nhiều dữ liệu làm khó khăn cho việc cài lại Win thì bạn có thể copy dần rồi ghi ra đĩa CD (nếu không mươn được ổ cứng đủ lớn để copy dữ liệu). Tài liệu chỉnh Regitry: Những bí quyết tăng tốc độ khởi động hệ thống Windows XP 1. Tinh chỉnh BIOS: Mỗi máy tính đều có một hệ thống truy xuất cơ bản gọi là BIOS ( Basic Input/Output System). Nó chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống ngay sau khi bạn nhấn nút công tắc điện. Màn hình hiển thị các thông số như CPU, RAM, ổ cứng… mà bạn nhìn thấy được gọi là POST (Power On Self Test). Tuy nhiên nếu bạn mua máy tính nguyên bộ, màn hình này có thể bị che đi bởi logo của nhà sản xuất nên đôi khi bạn phải nhấn ESC hoặc một phím đặc biệt nào đó để tắt nó đi. Sau quá trình POST, BIOS sẽ tìm các ổ đĩa và xác định hệ điều hành để rồi sau đó trao lại trách nhiệm điều khiển máy tính. Như vậy, bạn có thể hình dung BIOS như là một bảng điều khiển các thông số phần cứng ở mức thấp (Low Level) ví dụ như thứ tự ổ đĩa khởi động, địa chỉ các cổng truy xuất hoặc những thông tin về CPU, ram cũng như các thiết bị tích hợp khác có trên bo mạch chủ. Để mở BIOS thông dụng nhất là bạn phải nhấn phím Delete lúc màn hình POST đang hiện lên. Tuy nhiên với một số loại mainboard nhất định, phím tắt có thể là F2 hay F10 và bạn phải chú ý màn hình để phát hiện những đoạn chỉ dẫn cụ thể. Chú ý: Khi thực hiện những thay đổi bên trong BIOS, bạn phải biết mình đang làm gì và tránh những sai sót không đáng có. Nếu như lỡ tay thay đổi một thông số sai lệch, bạn có thể thoát ra khỏi bios ở chế độ không lưu (Do not save changes) và vào lại là xong. a. Thay đổi thứ tự ổ đĩa khởi động: Hầu hết các máy tính đều được thiết lập mặc định khởi động từ các ổ đĩa mềm hay đĩa tháo lắp khác trước khi tìm hệ điều hành trên đĩa cứng. Điều này rất mất thời gian đặc biệt khi bạn sử dụng nhiều ổ đĩa. Việc chỉ định chính xác ổ đĩa cứng chứa Windows sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian khởi động toàn hệ thống. Thao tác cụ thể như sau: + Trong màn hình POST, bạn nhấn phím cần thiết để vào BIOS. + Tìm đến mục Boot Sequence hoặc Boot Device Selection (có thể nằm trong phần Advance BIOS Features đối với một số model bo mạch chủ). + Nếu như màn hình của bạn có các giá trị tương tự như trong hình bên thì chứng tỏ bạn đã tìm đúng chỗ. Hãy chỉ định ổ đĩa khởi động đầu tiên bằng cách di chuyển nó lên trên cùng hoặc đánh dấu nó tùy BIOS thông qua phím Pgup hoặc Pgdn. + Sau khi xong bạn nhấn F10 rồi trả lời xác nhận để thoát khỏi BIOS. b. Sử dụng tính năng khởi động nhanh của BIOS: Mọi hệ thống đều có quy trình khởi động tương tự như nhau. Trong quá trình POST đã đề cập ở trên, BIOS sẽ kiểm tra những linh kiện đang sử dụng và đếm dung lượng bộ nhớ RAM. Những công việc này có thể ngốn khá nhiều thời gian đặc biệt trên những máy tính cao cấp có dung lượng bộ nhớ lớn. Lấy ví dụ, một máy tính với 512MB có thể mất 3 giây để kiểm tra hết RAM và như vậy nếu bạn có 2GB, thời gian khởi động của bạn nghiễm nhiên sẽ bị tăng lên tới 12s. Tất nhiên những phép kiểm tra này không thật sự cần thiết phải thực hiện mỗi lần khởi động máy tính và bạn có thể vô hiệu hóa chúng để tiết kiệm thời gian. Tất cả các BIOS đều có hỗ trợ một tùy chọn mang tên Quick Boot. Nó cho phép bỏ qua các quy trình kiểm tra hoặc thực hiện chúng một cách sơ lược. Bạn có thể kích hoạt Quick Boot bằng cách: + Mở bios thông qua phím nóng ở màn hình POST. + Sau khi đã vào BIOS, bạn tìm đến phần Advanced (BIOS Features) và thiết lập Quick Boot thành Enable. + Thoát BIOS ở chế độ Save Settings and Exit (F10). 2. Thay đổi các giá trị khởi động của Windows XP: a. Hạ thấp giá trị thời gian đếm ngược: Nếu bạn sử dụng nhiều hệ điều hành song song trên máy tính của mình, bạn sẽ phải thao tác với một menu có tên là OS Selector nhằm chọn lựa đúng hệ điều hành cần thiết mà mình muốn dùng. Mặc định menu này sẽ đếm ngược 30 giây trước khi tự động chọn hệ điều hành đầu tiên trong bảng danh sách. Cách duy nhất để tránh phải chờ hêt 30s là bạn phải chọn lựa bằng tay. Nếu như bạn chỉ thường xuyên sử dụng một hệ điều hành thì việc cho nó lên đầu bảng danh sách OS Selector kèm theo giảm thời gian đếm ngược xuống sẽ phần nào rút gọn quá trình khởi động hệ thống. Công việc này rất đơn giản bất kể đối với Windows XP phiên bản Professional hay Home: + Từ menu Start, bạn chọn RUN và nhập vào MSCONFIG rồi nhấn Enter. + Truy cập vào Tab BOOT.INI. + Tìm đoạn kí tự Timeout và thay giá trị 30 giây mặc định bằng 10 giây hay thậm chí là 1 hoặc 2 giây tùy ý bạn. Chú ý thời gian này không phải xác định khoảng bạn có để chọn hệ điều hành mà là từ lúc OS Selector hiện ra cho tới khi bạn nhấn một phím bất kì rồi sau đó mới chọn lựa. Chính vì vậy mà bạn không cần phải lo lắng khi để giá trị quá nhỏ. + Sau khi thay đổi xong, bạn nhấn OK là xong. b. Chọn hệ điều hành mặc định: Nếu hệ điều hành chính của bạn không phải là hệ điều hành mặc định sẽ được chọn sau khi thời gian đếm ngược của OS Selector hết thì bạn nên thay đổi lại bằng cách: + Khởi động phần mềm soạn thảo Notepad (StartMenu > All Programs > Accessories). + Mở File > Open rồi di chuyển tới ổ đĩa có cài Windows. + Nhập tên file BOOT.INI vào hộp Filename rồi nhấn Open. + Truy tìm mục [Operating Systems], bạn sẽ thấy danh sách các hệ điều hành nằm nối tiếp nhau từ trên xuống dưới thành các dòng riêng biệt. Mỗi đối tượng có kèm theo các khóa về phân vùng và thuộc tính khởi động. Việc bạn cần làm là sử dụng tổ hợp phím Copy (Ctrl+C) và Paste (Ctrl+V) để sắp xếp lại danh sách đó theo ý mình. + Sau khi đã xếp xong, bạn lưu lại file và đóng Notepad. Bạn cũng có thể thay đổi giá trị đếm ngược trong notepad hoặc chỉnh lại thứ tự hệ điều hành trong Msconfig, tùy vào tình huống mà bạn hãy chọn giải pháp phù hợp để tiết kiệm thời gian. c. Tắt màn hình khởi động: Bạn có thích nhìn màn hình khởi động của Windows XP với con sâu màu xanh chạy qua chạy lại mỗi lần hệ thống khởi động hay không ? Có thể là có nhưng nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy việc một ngày liệu có được bao nhiêu lần bạn ngồi nhìn hình ảnh này xuất hiện rồi biến mất ? Chắc chắn là không nhiều. Chính vì thế mà có thể bạn cũng muốn gỡ bỏ nó đi để tiết kiệm thời gian. Mặc dù việc vô hiệu hóa màn hình khởi động chỉ giúp bạn tăng tốc quá trình nạp Windows khoảng một giây nhưng hãy nhớ rằng, mỗi mảnh thời gian nhỏ đều có giá trị trong tổng thời gian cải thiện của hệ thống. Quy trình tắt màn hình khởi động giống hệt như ở mục đổi danh sách hệ điều hành ở phần b, bạn khởi động notepad rồi mở file boot.ini. Tuy nhien sau đó hãy thêm giá trị “/noguiboot” vào cuối dòng tương ứng hệ điều hành mà bạn sử dụng. Ví dụ như dưới đây: [boot loader] timeout=0 default=multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOW S [operating systems]multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS=”Micro soft Windows XP Professional” /fastdetect /noguiboot Sau đó lưu file và đóng notepad. Trong những lần bật máy tính tiếp theo, màn hình khởi động sẽ không hiện ra nữa. 3. Vô hiệu hóa những thiết bị phần cứng không sử dụng: Mỗi lần bạn bật máy tính, nó sẽ nạp và kiểm tra mọi linh kiện phần cứng được gắn vào và không phải tất cả mọi thành phần của máy đều được bạn sử dụng. Nhiều thứ được nạp và kiểm tra “thừa” sẽ làm tăng thời gian khởi động hay thậm chí làm chậm tốc độ hoạt động của máy trong các ứng dụng. Những phiên bản Windows trước đây nạp trình điều khiển theo thứ tự nối tiếp nhau rất mất thời gian, đặc biệt là khi gặp phải những món “khó nuốt” như card mạng vì nó phải yêu cầu một địa chỉ IP từ máy chủ DHCP mỗi khi khởi động. Mặc dù Windows XP giờ đâu đã có cải tiến cách khởi động rất hiệu quả bằng cách nạp toàn bộ trình điều khiển cùng lúc nhưng việc có càng nhiều thứ nạp khi máy tính bật lên vẫn đem lại hệ quả tất yếu là ngốn càng nhiều thời gian hơn. Để quản lý danh sách các thiết bị phần cứng có trong hệ thống, bạn sẽ phải sử dụng Device Manager như hình bên. Các bước thực hiện như sau: + Mở Control Panel từ StartMenu. + Sau khi nhìn thấy danh sách các mục của Control Panel, bạn nhấn đúp chuột lên biểu tượng System. Nếu như bạn không thấy đối tượng này, có thể Control Panel đang được hiển thị dưới dạng nhom (Category View). Hãy nhìn vào danh sách bên trái rồi chọn Performance and Maintenance và System sẽ xuất hiện. + Khi cửa sổ System Properties hiện ra, bạn hãy chọn tab Hardware rồi nhấn tiếp vào Device Manager. + Trong danh sách phần cứng của máy, bạn hãy lướt qua và vô hiệu hóa những thứ không cần thiết bằng thao tác nhấn nút phải chuột rồi chọn Disable. Khi muốn kích hoạt lại, bạn cũng làm tương tự để bỏ đánh dấu Disable. Mẹo nhỏ: Để xác định nhanh trạng thái của một thiết bị, bạn hãy để ý biểu tượng nhỏ nằm ngay bên trái tên của nó. Tất cả những đối tượng bị vô hiệu hóa sẽ có dấu gạch chéo đỏ, dấu hỏi màu vàng cho biết việc cài đặt trình điều khiển có trục trặc hoặc phần cứng không làm việc chính xác. Ngoài ra, những đối tượng không nằm trong hai diện trên đều đang hoạt động bình thường. Bạn tất nhiên sẽ đưa ra câu hỏi “Tôi nên tắt những thứ nào đi ?” phải không ?. Câu trả lời như sau: Mỗi người dùng đều có thói quen sử dụng hoặc không sử dụng những thiết bị khác nhau tùy thuộc vào công việc hoặc nhu cầu của họ. Tuy nhiên những thành phần dưới đây thường xuyên có thể tắt đi nhất: + Card mạng (Network Adapter): Đặc biệt trên máy tính xách tay hoặc những bo mạch chủ thế hệ mới thường cho bạn nhiều thiết bị mạng khác nhau. Tắt đi những thứ không dùng sẽ cải thiện thời gian khởi động đáng kể. + FireWire IEEE1394: Thông thường có rất ít thiết bị sử dụng giao tiếp này ngoại trừ những máy quay số hoặc ổ đĩa lắp ngoài. Nếu bạn không có những món đồ chơi như thế, tắt FireWire là điều đáng làm. + Modems: Với điều kiện băng thông rộng ADSL phát triển tốc độ chóng mặt như hiện nay, modem quay số chậm chạp là điều không cần thiết. Nếu không có nhu cầu sử dụng fax hay gọi điện thoại qua máy tính thì bạn hãy tắt nó đi. Khi cần dùng bạn vẫn có thể bật lại rất nhanh chóng. + Multimedia Devices: Mỗi máy tính hiện đại thường có rất nhiều thiết bị đa phương tiện đi kèm. Danh sách những thành phần này nằm trong nhóm “Sound, video and game controllers”. Hãy duyệt qua một lượt và bạn sẽ thấy rất nhiều thành phần không cần thiết để loại trừ. Lấy ví dụ bản thân tôi không bao giờ sử dụng tơi Game Port hay MiDI Device nên chắc chắn sẽ tắt chúng đi. + PCMCIA: Phần này chỉ dành cho những người dùng laptop, một máy tính xách tay thường có khe cắm PCMCIA để bổ sung thêm những tính năng còn thiếu nhưng trong tình hình thông dụng như hiện nay của USB thì các khe PCMCIA càng ngày càng trở nên lạc lõng hơn. Bạn có thể tắt chúng đi khi không dùng thông qua mục PCMCIA Adapters. Chú ý: Tuyệt đối không tắt các thiết bị thuộc nhóm Disk Drives, Computer, Display Adapters, IDE Disk Controllers và System vì chúng là những thành phần tối cần thiết cho hoạt động của may tính. 4. Gỡ bỏ bớt các bộ font chữ: Mặc định Windows XP có khoảng 250 font chữ khác nhau cần phải nạp khi hệ thống khởi động. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có một số font nhất định là được sử dụng trong khi hệ điều hành hoạt động cũng như công việc của bạn. Lõi (core) Windows XP sử dụng những bộ font Tahoma, Times New Roman, Arial, Verdana, Trebuchet và MS Sans Serif. Những nhóm font còn lại có thể loại trừ nếu không dùng đến. Đó là còn chưa tính đến những người dùng còn cài đặt thêm hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bộ font chữ tùy biến riêng phục vụ cho công việc. Mỗi trong số chúng đều góp phần tăng thời gian khởi động lên. Chính vì vậy câu trả lời đơn giản để giải quyết vấn đề này chính là gỡ bỏ bớt font chữ khỏi thư mục Fonts của thư mục chính Windows XP. Chú ý: Cách tốt nhất để gỡ cài bỏ là bạn di chuyển (Move) chúng ra khỏi thư mục C:\Windows\Fonts chứ đừng xóa vì sau này khi cần tới, bạn chỉ việc copy vào vị trí cũ để khôi phục lại. Các bước thực hiện như sau: + Mở My Computer từ trên StartMenu hoặc Desktop rồi di chuyển tới thư mục cài Windows. Nếu mới vào lần đầu tiên, bạn sẽ thấy thông báo “This Folder Contains file that keep your system working properly; you should not modify its contents”. Hãy bỏ qua và nhấn “Show the contents of this folder”. + Mở tiếp một cửa sổ Explorer thứ hai và tạo một thư mục mang tên nào mà bạn thích (ví dụ Font Backup chẳng hạn). + Di chuyển tiếp vào thư mục Fonts rồi di chuyển những file không cần thiết ra thư mục mới tạo. Chú ý rằng một loại font có thể gồm nhiều file với các kiểu chữ khác nhau. Danh sách các font quan trọng cũng như chức năng của chúng được liệt kê trong bảng dưới đây: Tên Font chữ Chức năng Verdana Thường được dùng chính trong các trang web và ứng dụng. Arial Sử dụng trong những ứng dụng của Microsoft như Outlook Trebuchet Sử dụng trên giao diện của Windows XP ví dụ như thanh tiêu đề Times New Roman Font mặc định cho các trang web hoặc Microsoft Word. Tahoma Cực kì thông dụng không chỉ cho các cửa sổ Windows mà còn cả ứng dụng và web MS Sans Serif Dùng trong nhiều ứng dụng hệ thống 5. Vô hiệu hóa những dịch vụ không cần thiết: Một dịch vụ được định nghĩa là phần mềm chạy liên tục dưới dạng nền khi máy tính của bạn đang được bật. Hệ điều hành Windows nói chung và phiên bản XP nói riêng đều có một số lượng lớn các loại dịch vụ khác nhau chạy nền để cung cấp những tính năng cơ bản. Kết nối mạng, giao diện, nhận diện thiết bị mới … đều là tác dụng của các dịch vụ được cài sẵn. Tất nhiên mỗi đối tượng khi hoạt động đều sử dụng không chỉ CPU và bộ nhớ mà còn lấy đi của bạn một chút thời gian khởi động. Trong hầu hết các máy tính, có gần 20 nhóm dịch vụ khác nhau được nạp khi bật lên. Những thứ còn lại có thể được tắt đi để cải thiện hệ thống tốt hơn: + Trước khi tiến hành thay đổi, bạn hãy sử dụng công cụ System Restore để tạo một điểm phục hồi (Restore Point) làm lối thoát phòng khi thiết lập sai gây trục trặc hệ thống. + Tiếp theo, bạn mở StartMenu > Run rồi nhập vào services.msc sau đó nhấn OK. Thao tác này sẽ mở bảng tiện ích Services như trong hình dưới đây: - Khi danh sách các dịch vụ xuất hiện như hình dưới, bạn có thể xác định chức năng từng đối tượng bằng cách nhấn vào nó và đọc đoạn chú thích tương ứng. Một số thành phần tối quan trọng tuyệt đối không được tắt bao gồm (đối chiếu tương ứng thứ tự): Dịch vụ quan trọng Dịch vụ có thể tắt Dịch vụ có thể tắt trên các hệ máy giải trí Bare-bones Com+ Event System Background Intelligent Transfer Service Com+ Event System Cryptographic Services Distributed Link Tracking Client Cryptographic Services DCOM Server Process Launcher Error Reporting Service DCOM Server Process Launcher DHCP Client Fast User Switching Compatibility DHCP Client DNS Client Help and Support DNS Client Event Log Indexing Service Event Log IPSEC Services Messenger IPSEC Services Workstation Machine Debug Manager Workstation Shell Hardware Detection Network Location Awareness (NLA) Shell Hardware Detection System Event Notification Portable Media Serial Number Service System Event Notification Protected Storage Remote Registry (chỉ có trong Windows XP Pro) Protected Storage Network Connections SSDP Discovery Service Network Connections Plug and Play Terminal Services Plug + Play Print Spooler Windows Image Acquisition (WIA) Print Spooler Remote Procedure Call Wireless Zero Configuration (nếu dùng mạng wifi, bạn phải bật dịch vụ này) Remote Procedure Call Secondary Logon Windows Time Secondary Logon Security Accounts Manager WebClient Security Accounts Manager Task Scheduler - Qui trình vô hiệu hóa một dịch vụ rất đơn giản. Trước tiên bạn phải tắt nó đi bằng cách nhấn chuột phải rồi chọn Stop trong menu hiện ra. Tiếp đó bạn chọn Properties và trong tab General, bạn tìm hộp Startup Type và xác lập Disabled. Nhấn OK để kết thúc công việc. 6. Tối ưu hóa vị trí các file khởi động quan trọng: Tốc độ truy xuất các file cần thiết cho quá trình khởi động phụ thuộc vào vị trí của chúng trên đĩa cứng. Ngoài ra nếu file bị phân mảnh thì thời gian tìm kiếm sẽ còn lâu hơn nữa. Sử dụng công cụ dồn đĩa kèm theo Windows hoặc của những hãng thứ ba sẽ làm tăng tốc đáng kể quá trình tìm kiếm và truy xuất file. a. Sử dụng Disk Defragmenter: Windows có kèm theo nó một phần mềm dồn các file khởi động. Tuy nhiên khá khó để bạn kích hoạt được nó bởi mặc định nó chỉ chạy ở chế độ nền và người dùng không thể ra lệnh cho nó làm việc được. Thông thường sau một khoảng thời gian máy tính bỏ không (Idle) từ 5 tới 30 phút, hệ điều hành sẽ kiểm tra thông tin ghi nhận quá trình khởi động (Prefetcher) và bắt đầu dồn các file cần thiết. Tất nhiên là có mẹo để bạn kích hoạt tính năng này như sau: - Để kiểm tra lần cuối cùng việc dồn file khởi động được thực hiện, bạn mở Regedit và tìm tới khóa “HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\Prefetcher” rồi xem giá trị của khóa “LastDiskLayoutTimeString”. - Khi quyết định dồn vị trí file trên đĩa cứng, bạn hãy mở Start Menu > Run rồi nhập vào chính xác Rundll32.exe advapi32.dll,ProcessIdleTasks. Thao tác này sẽ buộc Windows thực hiện những công việc mà nó phải làm khi hệ thống rỗi và dồn đĩa là một trong số đó. b. Sử dụng phần mềm của hãng thứ ba: Mặc dù công cụ tích hợp của Microsoft khá tốt nhưng có những tính năng chỉ có được khi bạn dùng những phần mềm chuyên dụng của các nhà sản xuất khác ví dụ như DiskKeeper ((http://www.executive.com/downloads/menu.asp) hay O&O Defrag (http://www.oo-software.com/en/download). Do trong quá trình khởi động, có nhiều công việc nhỏ sẽ được hệ thống thực hiện bao gồm nạp trình điều khiển, file hệ thống, tìm kiếm thông tin cấu hình trong Registry… và công cụ tích hợp chắc chắn “bó tay” trước những thành phần như Registry hay bảng thông tin file hoặc một số file hệ thống.