Hàng hóa bình thường
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.
Về mặt giá trị sử dụng: tức hình thái tự nhiên của hàng hóa, có thể nhận biết trực tiếp bằng giác quan.
Về mặt giá trị: tức hình thái xã hội của hàng hóa, nó không có một nguyên tử vật chất nào nên dù cho người ta có lật đi lật lại mãi một hàng hóa, thì cũng không thể sờ thấy,nhìn thấy giá trị của nó.Giá trị chỉ có một tính hiện thực thuần túy xã hội, và nó chỉ biểu hiện ra cho người ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối quan hệ hàng hóa với nhau.
Hàng hóa sức lao động
Sức lao động (năng lực lao động) là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa
Trong mọi xh, sức lao động đều là yếu tố của sx nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau:
Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định,
Người lao động ko có TLSX, ko có khả năng bán cái gì ngoài sức lđ.
Hàng hoá sức lđ:
-Hàng hoá slđ là một hàng hoá đặc biệt,mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Nó cũng có 2 thuộc tính giống hàng hóa khác là giá trị và giá trị sử dụng.
-Giá trị của hàng hoá slđ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết lượng để sx và tái sx ra slđ quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá slđ được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất slđ để nuôi sống gia đình và chi phí học tập.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá slđ là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của slđ phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng slđ.
2. So sánh hàng hoá slđ với hàng hoá thông thường
+ Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
+ Khác nhau :
Về mặt giá trị:
Giá trị hàng hoá slđ bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào đk lịch sử, đk sx của mỗi quốc gia…nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất,người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa…Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kì, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
Giá trị slđ ko cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xh tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng.
Về mặt giá trị sử dụng:
Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động (đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt =>giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức nó có thể tao ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Trong quan hệ mua và bán:
Hàng hóa thông thường là những sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra trong quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất (mùa vụ)
Hàng hóa sức lao động có những đặc điểm sau:
Đây là phần mình làm so sánh vắn tắt, bạn tham khảo và nếu cần thì tự triển khai ra được nhé
các bạn cmt nhiệt quá, đầy đủ ý luôn nè
So sánh hàng hoá sức lao động với hàng hoá thông thường
+ Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng
+ Khác nhau:
* Hàng hoá sức lao động :
Là hàng hóa đặc biệt,bao hàm cả yếu tố lịch sử và yếu tố tinh thần
Hàng hóa sức lao động gắn liền với cơ thể sống của con người
Người mua có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua
Mua bán có thời hạn Mua đứt, bán đứt
Giá cả nhỏ hơn giá trị Giá cả có thể tương đương với giá tri
Giá trị sử dụng đặc biệt : là nguồn gốc sinh ra giá trị,tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó,
Quá trình sử dụng hay tiêu dung,là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.
* Hàng hóa thường:
Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau
Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất
Giá trị trao đổi,giá trị sử dụngthông thường
Là nguồn gốc của giá trị trao đổi:Biểu hiện của của cải
Hàng hóa thông thường có thể đem ra trao đổi
Sau quá trình tiêu dung hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.
đang kiểm tra thì tìm được bài này, cảm ơn chủ thớt nhé
Cảmơn nhữngý kiếnđóng góp của mnạ!!! Nhờđó mà bài ktra vừa rồi emđược hẳn 8.5 lận hê hê
Mình làm ngắn gọn ntn thôi:
+ Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính GT và GTSD.
+ Khác nhau:
Hàng hoá slđ Hàng hoá thông thường
Người mua có quyền sd, ko có quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua
Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau
Mua bán có thời hạn Mua đứt, bán đứt
Giá cả nhỏ hơn giá trị Giá cả có thể tương đương với GT
Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất
GTSD đặc biệt : tạo ra giá trị mới lớn hơn GT của bản thân nó, đó chính là GTTD GTSD thông thường
Là nguồn gốc của GTTD Biểu hiện của của cải
Mình nghĩ làm như này ngắn gọn hợp lí, kẻ bảng ra và so sánhtừng tiêu chí bên khác nhau nhé
*/ Giống nhau: Cả hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường
đều có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
*/ Khác nhau:
Hàng hóa sức laođộng
- Bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu
- Người bán phục tùng người mua.
- Mua bán có thời hạn.
- Giá cả nhỏ hơn giá trị.
- Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử
- Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó chính là giá trị thặng dư.
- Nguồn gốc của giá trị thặng dư.