Thai ở tuần thứ 36 ?

mình mới đi khám thai ở BV Phụ sản HN cách đây 2 tuần, lúc đó thai ở tuần 34, bsy hẹn mình 2 tuần sau đi khám lại, nay thai của mình đã bước sang tuần 37 rồi mà mình vẫn chưa đi khám lại, vì mình nghe mọi người nói là cứ đi siêu âm nhiều sẽ ko tốt cho thai nhi.nhưng bsy lại nói là khi thai ở những tuần cuối thì tuần nào cũng phải đi kiểm tra để biết thai có vấn đề gì ko? mình cứ hoang mang về vấn để này ?làm ntn thì tốt cho thai nhi ? hôm đi ktra thai ở tuần 34 thì bsy kết luận là : nhịp tim : 141 lần/p . tình trạng nước ối: bình thường . vị trí bám sau : mặt sau . Tim và phổi : bình thường . ngôi thai : ngôi đầu . đường kính lưỡng đỉnh : 83mm, chiều dài xương đùi : 69mm, đường  kính TB bụng : 101mm, thai ~ 3000gr +- 200gr. cho mình biết là bé nhà mình thế nào đc ko? mình đo huyết áp thì có kết quả là : 127mmHg, 57mmHg, 92bpm. cho mình hỏi luôn là nếu người mẹ bị bệnh phụ khoa thì sinh bé ra có ảnh hưởng gì ko ? ( câu này mình chỉ tò mò thôi )

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Theo nhận định của giới chuyên khoa, trong 9 tháng 10 ngày mang thai, thai phụ chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để biết bé có khỏe mạnh, có vấn đề gì không.

Lần siêu âm thứ nhất lúc bạn mang thai được 12 tuần, thời điểm này bác sĩ sẽ xác định cho bạn biết phôi thai có tốt không, tim thai như thế nào, thai đơn hay đôi.

Lần siêu âm thứ hai lúc thai được 22 tuần (bạn mang thai được khoảng 4,5 tháng). Đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất để bác sĩ dựa vào đó chẩn đoán và theo dõi thai nghén cho sản phụ. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều dài tứ chi, đường kính sọ não, xác định sự hiện diện của các cơ quan khác (tim, phổi, dạ dày…).

Lần siêu âm thứ ba là khi thai nhi được 32 tuần. Lần siêu âm này, các bác sĩ sẽ phát hiện thêm những bất thường khác xuất hiện rõ hơn hoặc chưa nhìn thấy từ lần siêu âm trước và cũng xác định cụ thể hơn ngày sinh, khối lượng nước ối (nhiều - ít - đục) cho thai nhi.

Tuy nhiên, siêu âm thai không nhất thiết chỉ được 3 lần trong suốt quá trình mang thai mà bác sĩ sẽ tùy vào sức khỏe của bạn, của thai nhi để hẹn bạn nên siêu âm nhiều hay ít.

Tình trạng thai của bạn là bình thường nên bạn cứ làm theo lời khuyên của bác sĩ nhé.

Nếu bị bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể do nhiều nguyên nhân: - Vi khuẩn: song cầu khuẩn lậu, Chlamydia Trachomatic, xoắn khuẩn giang mai, trực khuẩn Ducrey.

- Virus: virus Herpes nhóm 1,2, virus viêm gan B, proxovirut (virus u mềm lây), virus zoster (zoma), virus HIV…

- Nấm: Candida albicans.

- Ký sinh trùng: trùng roi.

- Động vật chân đốt: ghẻ, rận mu.

Và các biểu hiện của bệnh thường thấy là:

- Khí hư âm đạo.

- Đau bụng dưới.

- Ngứa cơ quan sinh dục.

- Loét cơ quan sinh dục.

- Đau cơ quan sinh dục.

- U cục và sưng cơ quan sinh dục.

- Các triệu chứng ở da, khớp, dạ dầy ruột, hô hấp và các cơ quan khác.

Các biểu hiện lâm sàng nhiều khi thoáng qua, kín đáo làm cho người bệnh không để ý tới, không biết là mình mắc bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, muốn biết chính xác, bạn cần đi khám phụ khoa ở các bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đây cũng là việc các bác sĩ chuyên ngành khuyên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên làm: khám phụ khoa theo chu kỳ 6 tháng/1 lần.

Bạn đang có em bé, việc đầu tiên người mẹ phải đảm bảo sức khoẻ và chắc rằng mình không bị bệnh phụ khoa vì có một số bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khi sinh ra em bé sẽ bị bệnh về mắt, v.v....

Ngoài ra, bạn cần vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ vợ chồng hoặc dùng bao cao su đẻ tránh bệnh nặng hơn (nếu bạn hay chồng bị mắc bệnh - việc này cần được khám kiểm tra mới biết rõ).

Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé.