Cách sử dụng và công dụng của quả la hán?

La hán là quả của cây có tên khoa học Momordica grosvenori Swingle thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả này còn tên gọi khác như la hán quả, giả khổ qua, quang quả mộc miết...
http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2009/10/27/qua-la-han.JPG

                                    quả la hán
La hán tên dược liệu là Fructus Siraitiae Grosvenorii, quả được thu hái vào tháng 9 – 10 hằng năm, phơi hay sấy khô cất dùng dần. Quả hình tròn hay hình tròn dài có đường kính 5 – 8cm, bề ngoài vỏ màu nâu vàng sẫm hoặc sắc nâu sẫm và bóng láng, trên vỏ cũng còn sót lại chút ít lông nhung và số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn, phần đáy hơi hẹp có vết cuống quả, chất giòn dễ vỡ, mặt trong quả có sắc trắng vàng, dạng xốp nhẹ, bóc bỏ vỏ ngoài thì bên trong thấy rõ 10 sợi vân dọc sống lưng. Hạt bẹt hình tròn chữ nhật hoặc tựa hình tròn, sắc nâu, rìa hơi dày, giữa hơi lõm, trong có 2 lá mầm, vị ngọt. Khi sử dụng làm thuốc nên chọn quả lớn tròn, cứng chắc, lắc không kêu, vỏ có màu nâu vàng mới là loại tốt.

Đông y cho rằng quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ). Có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo)... Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan... thuộc thể nhiệt độc uẩn kết, trị viêm phế quản cấp hay mạn, thuộc thể nhiệt đàm úng phế hay chứng táo bón kinh niên thuộc thể tân khuy tràng táo tức thể dịch thiếu, ruột khô...

Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng trấn khái (chống ho), khử đàm (trừ đờm) rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Trà la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong mà đông y gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”.

Đặc biệt hơn là quả la hán có chứa một số hợp chất có độ ngọt gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường nên còn là thức ăn lý tưởng cho những bệnh nhân béo phì hay tiểu đường.

Liều sử dụng trung bình hằng ngày dưới dạng sắc, hãm hay hấp uống là từ 15 – 30g. Lưu ý nếu là ho do phế hàn có ngoại cảm thì không dùng độc vị mà cần phối hợp cùng các vị khác, người tỳ vị hư hàn không dùng vì quả la hán tính mát thích hợp với chứng ho đàm hỏa.

Để tham khảo và ứng dụng, xin giới thiệu những phương trị liệu tiêu biểu có la hán.

Chữa viêm họng: Lấy quả la hán thái hãm với nước sôi, uống thay nước trong ngày.

Chữa chứng viêm thanh quản (mất tiếng): La hán 1 quả, thái miếng sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày hoặc uống dần mỗi lần một ít.

Chữa ho gà: La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc lấy nước uống; hoặc la hán 1 quả, phổi heo bóp hết bọt 40g, hầm  nhừ, nêm gia vị ăn.

Chữa ho đờm vàng quánh: la hán 20g, tang bạch bì 12g, sắc lấy nước uống trong ngày.

Bổ phế (hỗ trợ trong trị lao): La hán 60g, thịt lợn nạc 100g, hai thứ thái lát cho hầm cùng, nêm gia vị đủ, ăn cùng cơm.

Chữa táo bón: Dùng la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.

Đoàn Đức Việt
Đoàn Đức Việt
Trả lời 13 năm trước

TƯ VẤN QUẢNG CÁO BANNER,GIAN HÀNG ĐẢM BẢO,RAO VẶT TRÊN WWW.VATGIA.COM 24/7)

Hotline: 0979276462

YM:doanvietbn

Skype:doanvietbn

mail:vietdd@vatgia.com

Đoàn Đức Việt
Đoàn Đức Việt
Trả lời 13 năm trước
Trích dẫn:
Từ bài viết của vietdd_vatgia

TƯ VẤN QUẢNG CÁO BANNER,GIAN HÀNG ĐẢM BẢO,RAO VẶT TRÊN WWW.VATGIA.COM 24/7)

Hotline: 0979276462

YM:doanvietbn

Skype:doanvietbn

mail:vietdd@vatgia.com

Quả La Hán có tên khoa học: Momordica grosvenor Swingle, thuộc họ Bầu bí: Cucurbitaceae. Hiện tại cây La Hán chưa phát hiện ở Việt Nam,đâylà loài cây đặc sản của vùng Quế Lâm thuộc Quảng Tây - Trung Quốc. Quả La Hán có tác dụng chữa sốt, dịu cổ họng, long đờm, chữa ho, dùng cho mọi người.

Chúng có tỷ lệ đường cao, gấp 300 lần so với mía, dễ hoà tan trong nước và dung dịch cồn, có tính ổn định tốt, không bị phân huỷ ở nhiệt độ 160 độ C trong thời gian dài, không lên men, có thể được sử dụng rộng rãi cho: (1) chất làm dịu thực phẩm và đồ uống; (2) các sản phẩm thiên nhiên chăm sóc sức khoẻ, thuốc, phụ gia cho mỹ phẩm.

Glucozit ngọt từ quả La Hán có hiệu quả chữa bệnh, nâng cao chức năng hoạt động của dạ dày, giảm nóng, ẩm phổi, làm mất cảm giác khát, giảm đờm và chống virut. Như vậy, Glucozit ngọt từ quả La Hán, với đặc tính ngọt cao và không nóng, sử dụng an toàn và có chức năng chăm sóc sức khoẻ, có thể uống quanh năm. La Hán dùng rất tốt cho người mắc bệnh phổi họng, ho hen, huyết ap bệnh tiểu đường Ảnh số 1

Đoàn Đức Việt
Đoàn Đức Việt
Trả lời 13 năm trước

Vị thuốc la hán chữa long đờm bằng quả La hán



“Một số cửa hàng thuốc bắc có quả la hán. Người ta nói vị thuốc này chữa được nhiều bệnh. Tôi muốn biết về tác dụng, liều dùng và các chế phẩm của la hán”.

Trả lời:

Tài liệu nói về cây la hán rất hiếm. Chúng ta được biết loại cây này qua mặt hàng "La hán quả xủng tễ", dịch sang tiếng Anh là 'Lo han kuo beverage" (thức uống chế từ quả la hán). Tài liệu kèm theo mặt hàng cho biết, đây là một loại cây đặc sản của Quảng Tây, Quảng Đông, Giang Tây (Trung Quốc). "La hán quả xủng tễ" được đóng trong hộp giấy khổ 9x17x2 cm, bên trong có 12 hộp nhỏ khổ 3x4x2 cm. Viên thuốc có hình chữ nhật, được chế từ dịch chiết la hán quả, pha thêm 5% đường. Ngoài ra, la hán cũng được bán sang nước ta dưới dạng quả khô nhưng vì cồng kềnh, dễ vỡ, giá lại đắt nên số lượng không nhiều.

Công dụng và liều dùng:

Theo đơn giới thiệu kèm theo "La hán quả xủng tễ", la hán có tác dụng chữa sốt, dịu cổ họng, long đờm, chữa ho, dùng cho cả nam lẫn nữ ở mọi lứa tuổi, có thể uống quanh năm. Pha một viên la hán quả vào 100 ml nước đun sôi, khuấy tan và uống, ngày uống 2-3 viên.

Đoàn Đức Việt
Đoàn Đức Việt
Trả lời 13 năm trước
Quả la hán chữa bệnh hô hấp TP - “Trái la hán” là quả chín của loài cây có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle. Theo Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc, đi vào 2 kinh phế và đại tràng. Có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. Quả la hán “Trái la hán” là thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae); Trái la hán còn có tên là “la hán quả”, "la huảng tử", "giả khổ qua", "quang quả mộc miết" ... Đây là loài cây đặc sản của Quế Lâm, Trung Quốc, được nhập khẩu vào nước ta từ nhiều năm nay. Với những người có bệnh lý vế đường hô hấp, quả la hán là một thứ thuốc tốt và lại an toàn. Theo Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc, đi vào 2 kinh phế và đại tràng. Có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện. Trong Đông y truyền thống, thường dùng để chữa ho do phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết. Hiện tại, trên lâm sàng, thường sử dụng trong những trường hợp được Tây y chẩn đoán là viêm phế quản cấp tính, mạn tính, viêm đường hô hấp trên - thuộc thể "nhiệt đàm úng phế" (theo cách phân loại của Đông y); Chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp - thuộc thể "nhiệt độc uẩn kết"; táo bón kinh niên thuộc thể "tân khuy tràng táo" (thiếu thể dịch, ruột khô). - Liều dùng hàng ngày: Dùng 15-30g sắc uống; hoặc hãm nước sôi, hay hấp uống. - Chú ý, kiêng kỵ: La hán tính mát, thích hợp với chứng ho do "đàm hỏa" (đờm nhiệt). Nếu là ho do "phế hàn" và do ngoại cảm, thì không nên dùng độc vị (cần phối hợp với các vị thuốc khác). Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: - Về thành phần hóa học: Trong quả la hán khô, tổng lượng đường chiếm tới 25,17%-38,31%, trong đó bao gồm 10,20%-17,55% đường fructose; 5,71%-15,19% đường glucose; Còn có một loại thành phần không phải đường, nhưng có độ ngọt rất cao, đó là các triterpenoid saponin, trong đó Mogroside V có độ ngọt gấp 256-344 lần đường mía (saccharose), Mogroside VI ngọt gấp 126 lần đường mía; Còn có một chất gọi là D-mannitol có độ ngọt bằng 0,55%-0,65% đường mía; Trong thành phần còn có khoảng 8,67%-13,35% protein. Trong mỗi 100g quả có 313mg-510mg vitamin C, manganese (Mn), sắt (Fe), Nickel (Ni), kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Selenium (Se), Iod (I) và 26 loại nguyên tố vô cơ khác. Trong hạt có 41,1% acid béo, bao gồm: Linoleic acid, Oleic acid, Palmitic acid, Stearic acid, Palmitoleic acid, Myristic acid, Lauric acid, trong đó hai loại Linoleic acid và Oleic acid chiếm tới 73,2%. - Về tác dụng chữa bệnh: Nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho (trấn khái) và trừ đờm (khư đàm) rõ ràng; còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch tế bào của cơ thể. Trà la hán là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những người thể tạng "uất hỏa nội kết" (nóng trong). Do trong quả la hán có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì. Trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng quả la hán để chữa trị một số chứng bệnh thường gặp như sau: - Chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày. - Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít. - Chữa ho gà (bách nhật khái): La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống; Hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn. - Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: Dùng la hán quả 20g, phối hợp với tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong ngày. - Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao: La hán quả 60g, thịt lợn nạc 100g; hai thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chí, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm. - Chữa táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày. (Minh họa: cúc trắng, cúc vàng, la hán) Lương y Huyên Thảo
Đoàn Đức Việt
Đoàn Đức Việt
Trả lời 13 năm trước
Quả la hán chữa viêm họng La hán là quả của cây có tên khoa học Momordica grosvenori Swingle thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả này còn tên gọi khác như la hán quả, giả khổ qua, quang quả mộc miết... La hán tên dược liệu là Fructus Siraitiae Grosvenorii, quả được thu hái vào tháng 9 – 10 hằng năm, phơi hay sấy khô cất dùng dần. Quả hình tròn hay hình tròn dài có đường kính 5 – 8cm, bề ngoài vỏ màu nâu vàng sẫm hoặc sắc nâu sẫm và bóng láng, trên vỏ cũng còn sót lại chút ít lông nhung và số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn, phần đáy hơi hẹp có vết cuống quả, chất giòn dễ vỡ, mặt trong quả có sắc trắng vàng, dạng xốp nhẹ, bóc bỏ vỏ ngoài thì bên trong thấy rõ 10 sợi vân dọc sống lưng. Hạt bẹt hình tròn chữ nhật hoặc tựa hình tròn, sắc nâu, rìa hơi dày, giữa hơi lõm, trong có 2 lá mầm, vị ngọt. Khi sử dụng làm thuốc nên chọn quả lớn tròn, cứng chắc, lắc không kêu, vỏ có màu nâu vàng mới là loại tốt. Đông y cho rằng quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ). Có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo)... Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan... thuộc thể nhiệt độc uẩn kết, trị viêm phế quản cấp hay mạn, thuộc thể nhiệt đàm úng phế hay chứng táo bón kinh niên thuộc thể tân khuy tràng táo tức thể dịch thiếu, ruột khô... Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng trấn khái (chống ho), khử đàm (trừ đờm) rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Trà la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong mà đông y gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”. Đặc biệt hơn là quả la hán có chứa một số hợp chất có độ ngọt gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường nên còn là thức ăn lý tưởng cho những bệnh nhân béo phì hay tiểu đường. Liều sử dụng trung bình hằng ngày dưới dạng sắc, hãm hay hấp uống là từ 15 – 30g. Lưu ý nếu là ho do phế hàn có ngoại cảm thì không dùng độc vị mà cần phối hợp cùng các vị khác, người tỳ vị hư hàn không dùng vì quả la hán tính mát thích hợp với chứng ho đàm hỏa. Để tham khảo và ứng dụng, xin giới thiệu những phương trị liệu tiêu biểu có la hán. Chữa viêm họng: Lấy quả la hán thái hãm với nước sôi, uống thay nước trong ngày. Chữa chứng viêm thanh quản (mất tiếng): La hán 1 quả, thái miếng sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày hoặc uống dần mỗi lần một ít. Chữa ho gà: La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc lấy nước uống; hoặc la hán 1 quả, phổi heo bóp hết bọt 40g, hầm nhừ, nêm gia vị ăn. Chữa ho đờm vàng quánh: la hán 20g, tang bạch bì 12g, sắc lấy nước uống trong ngày. Bổ phế (hỗ trợ trong trị lao): La hán 60g, thịt lợn nạc 100g, hai thứ thái lát cho hầm cùng, nêm gia vị đủ, ăn cùng cơm. Chữa táo bón: Dùng la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày. BS. Hoàng Xuân Đạ
Lê Văn Chiến
Lê Văn Chiến
Trả lời 13 năm trước


Quả la hán chữa viêm họng

Quả la hán.

La hán là quả của cây có tên khoa học Momordica grosvenori Swingle thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả này còn tên gọi khác như la hán quả, giả khổ qua, quang quả mộc miết...

La hán tên dược liệu là Fructus Siraitiae Grosvenorii, quả được thu hái vào tháng 9 – 10 hằng năm, phơi hay sấy khô cất dùng dần. Quả hình tròn hay hình tròn dài có đường kính 5 – 8cm, bề ngoài vỏ màu nâu vàng sẫm hoặc sắc nâu sẫm và bóng láng, trên vỏ cũng còn sót lại chút ít lông nhung và số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn, phần đáy hơi hẹp có vết cuống quả, chất giòn dễ vỡ, mặt trong quả có sắc trắng vàng, dạng xốp nhẹ, bóc bỏ vỏ ngoài thì bên trong thấy rõ 10 sợi vân dọc sống lưng. Hạt bẹt hình tròn chữ nhật hoặc tựa hình tròn, sắc nâu, rìa hơi dày, giữa hơi lõm, trong có 2 lá mầm, vị ngọt. Khi sử dụng làm thuốc nên chọn quả lớn tròn, cứng chắc, lắc không kêu, vỏ có màu nâu vàng mới là loại tốt.

Đông y cho rằng quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và đại trường (sách Quảng Tây Trung dược chí nói quy kinh phế và tỳ). Có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đàm hỏa ho, ho gà, huyết táo)... Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan... thuộc thể nhiệt độc uẩn kết, trị viêm phế quản cấp hay mạn, thuộc thể nhiệt đàm úng phế hay chứng táo bón kinh niên thuộc thể tân khuy tràng táo tức thể dịch thiếu, ruột khô...

Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng trấn khái (chống ho), khử đàm (trừ đờm) rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Trà la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong mà đông y gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”.

Đặc biệt hơn là quả la hán có chứa một số hợp chất có độ ngọt gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường nên còn là thức ăn lý tưởng cho những bệnh nhân béo phì hay tiểu đường.

Liều sử dụng trung bình hằng ngày dưới dạng sắc, hãm hay hấp uống là từ 15 – 30g. Lưu ý nếu là ho do phế hàn có ngoại cảm thì không dùng độc vị mà cần phối hợp cùng các vị khác, người tỳ vị hư hàn không dùng vì quả la hán tính mát thích hợp với chứng ho đàm hỏa.

Để tham khảo và ứng dụng, xin giới thiệu những phương trị liệu tiêu biểu có la hán.

Chữa viêm họng: Lấy quả la hán thái hãm với nước sôi, uống thay nước trong ngày.

Chữa chứng viêm thanh quản (mất tiếng): La hán 1 quả, thái miếng sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày hoặc uống dần mỗi lần một ít.

Chữa ho gà: La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc lấy nước uống; hoặc la hán 1 quả, phổi heo bóp hết bọt 40g, hầm nhừ, nêm gia vị ăn.

Chữa ho đờm vàng quánh: la hán 20g, tang bạch bì 12g, sắc lấy nước uống trong ngày.

Bổ phế (hỗ trợ trong trị lao): La hán 60g, thịt lợn nạc 100g, hai thứ thái lát cho hầm cùng, nêm gia vị đủ, ăn cùng cơm.

Chữa táo bón: Dùng la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.

BS. Hoàng Xuân Đại

Chị Bình
Chị Bình
Trả lời 13 năm trước

La hán

La hán, la han, phukhicothai Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Tên và nguồn gốc -

+ Tên thuốc: La hán quả (Xuất xứ: Lĩnh Nam thái dược lục).
+ Tên La tinh:
Dược liệu Fructus Siraitiae Grosvenorii; La hán quả Momordica grosvenori Swingle nguồn gốc thực vật .
+ Nguồn gốc: Là quả của La hán quả thực vật họ Quả bầu (Bottle gourd).

Thu hoạch -

Giữa tháng 9 ~ 10 thu hái lúc quả chín, để trên mặt đất, khiến nó chín sau, khỏan 8 ~ 10 ngày vỏ quả từ xanh chuyển sang vàng, dùng lửa sấy khô, qua 5 ~ 6 ngày, thành quả khô gõ có tiếng, sau đó tẩy xạch lông, gói giấy, đóng thùng.

Phân bố -

Phần nhiều là nuôi trồng, Quảng Tây nuôi trồng lượng rất lớn.

Dược liệu -

Quả khô, hình tròn đến hình tròn dài, đường kính 5 ~ 8 cm bề ngòai màu nâu vàng sẫm đến sắc nâu sẫm, khá bóng láng, còn sót lại chút ít lông nhung, số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn, phấn đáy hơi hẹp, có vết cuống quả. Chất giòn dễ vỡ, sau khi vỡ mặt trong có sắc trắng vàng, dạng xốp nhẹ. Bỏ đi vỏ quả bên trong có thể thấy rõ 10 sợi vân dọc sống lưng. Hạt bẹt, hình tròn chử nhật hoặc tựa hình tròn, sắc nâu, rìa hơi dày, giữa hơi lõm, trong có 2 lá mầm, vị ngọt. Dùng thứ hình tròn, quả lớn, cứng chắc, lắc không kêu, màu nâu vàng là tốt.

Bào chế -

Quả sấy khô, để sẳn dùng.

Tính vị -

- Lĩnh Nam thái dược lục: Vị ngọt.
- Quảng Tây Trung dược chí: Vị ngọt, tính mát, không độc

Qui kinh -

- Quảng Tây Trung dược chí: Vào 2 kinh Phế, Tỳ.

Công dụng và chủ trị

Thanh Phế nhuận trường.
Trị ho gà, đàm hỏa ho, huyết táo đại tiện bí.
- Lĩnh Nam thái dược lục: Trị đàm hỏa ho, nấu canh với thịt nạt lợn uống vậy.
- Quảng Tây Trung dược chí: Ngừng ho thanh nhiệt, lương huyết nhuận trường. Trị ho huyết táo Vị nhiệt đại tiện bí v.v….

dùng và liều dùng -

Uống trong: Sắc uống, 3 ~ 5 chỉ.

Kiêng kỵ -

Người Tỳ Vị hư hàn kỵ dùng.

Thành phần hoá học -

Hàm chứa nhiều glucose v.v…(Trung thảo dược đại tòan)

Bài thuốc cổ kim tham khảo -

+ Phương 1:
Trị ho gà: La hán quả 1 trái, bánh quả hồng 5 chỉ. Sắc nước uống.

nguyễn Thanh
nguyễn Thanh
Trả lời 12 năm trước

Quả La hán có tỷ lệ đường cao gấp 300 lần so với mía, Gluco trong quả la hán rất lành tính và có tác dụng tốt.

bạn có thể tham khảo thêm tại website: http://thanhtra.info/

Quả La Hán