Có liên quan giữa độ nhám mặt đường và vận tốc?

Chào các Bạn. Tôi đang sử dụng xe Vios G số sàn đời 2009, mới chạy được khoảng gần 7.000 km. Khi đi đường trên các đoạn đường cao tốc khác nhau, gặp hiện tượng là tốc độ xe đạt được khác nhau, cần xin ý kiến tư vấn (Nguyễn Thanh Tuân). -Tháng 01/2010 tôi lái đi Nha trang, khi qua đoạn đường bằng của con đường mới làm từ sân bay về thành phố, tôi chỉ cần chạy số 5, với khoảng 2/3 chân ga (vòng quay của máy khoảng 2.500 vòng/phút) mà xe đã đạt vận tốc đến 140 km/h (chắc là Bạn nào từng đi trên đoạn đường này cũng nhận ra điều tương tự). -Đầu tháng 5/2010, tôi lái xe đi Đà Lạt. Trên đường cao tốc mới làm đi qua Sân bay Liên Khương, cả khi đi lẫn khi về (lên và xuống dốc), xe tôi cũng đạt được tốc độ đến 130-140 km/h. Khi tôi mới chỉ đạp đến 2/3 chân ga (2.500 vòng/phút). - Chủ nhật vừa rồi (13/06/2010) tôi từ Cần Thơ về Tp. HCM, khi đi qua Đường Cao Tốc (thật) theo chiều từ Tiền Giang về Tp. Tôi phải đạp đến 3/4 chân ga, vòng quay của máy đạt 3.000 -3.500 vòng/phút, mà xe chỉ đạt 120 km/h. Tôi không dám đạp hết ga, vì tiếng động do bánh xe ma sát với mặt đường ở mức "ồn không chịu nổi". Theo dõi các xe hơi tốt hơn xe tôi như Civic, Altis, Mercedes...tôi cũng không thấy họ tõ ra có cố gắng chạy nhanh hơn tôi. Dường như mọi xe con chạy trên trường này đều chấp nhận vận tốc khoảng 110-120 km/h. Câu hỏi là liệu có phải đường cao tốc nói trên, do thiết kế và vật liệu làm mặt đường, chỉ thích hợp cho tốc độ cao đến 120 km/h? Xin chân thành cám ơn.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Bề mặt của mặt đường có ảnh hưởng đến hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường. Hệ số bám và lực bám có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn chuyển động của ôtô máy kéo, nó có liên quan chặt chẽ đến tính chất động lực học của ô tô (khả năng tăng tốc, tốc độ), hệ số bám cao tất sẽ cho xe khả năng tăng tốc tốt.

Hệ số bám cũng ảnh hưởng đến hiệu quả phanh và độ ổn định khi phanh, đến tính năng dẫn hướng v.v.. Đặc biệt khi có xu hướng tăng tốc độ chuyển động của ôtô thì hệ số bám và lực bám có tầm quan trọng lớn. * Lực bám P = hệ số bám x G (trọng lượng xe)

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Tôi không phải là dân kỹ thuật nên xin không tham gia lý giải về mặt kỹ thuật.
Trên thực tế, mặt đường cao tốc luôn phải gia tăng độ bám đường cho các loại xe ở tốc độ cao. Mặt đường được trãi nhựa đặc thù để tạo lực ma sát lớn nên thường phát ra tiếng ồn lớn hơn đường thông thường. Ở Nhật bản tôi có dịp đi, kể cả đường nội ô họ đều trãi nhựa nhám (như bạn thấy cao tốc TPHCM – Trung Lương) nên tiếng ồn rất lớn kể cả ngồi trên xe hay đứng bên lề đường, nhưng nó đảm bảo độ an toàn cho phương tiện lưu thông.

Riêng các đoạn đường bạn đi qua kể trên, cũng phải để ý rằng đoạn cao tốc Trung Lương – TP HCM khá khác biệt so với các đoạn đường còn lại bạn kể do phần lớn là đường trên cao. Do vậy khi chạy trên đoạn đường này xe bạn không chỉ chịu lực ma sát của mặt đường mà còn chịu sức cản của gió, cái này ảnh hưởng rất lớn.

Tôi đi từ TPHCM – Cần Thơ hàng tuần nên để ý thấy rằng nếu như đoạn xuất phát từ Trung Lương thông thường tôi chạy trung bình 150 km/h thì đến đoạn Bến Lức chỉ “dám” chạy chừng 110 km/h vì lúc đó xe bị gió 2 bên tác động làm nó bồng bềnh và khá nguy hiểm nếu chạy tốc độ cao. Mặt khác, với áp lực như vậy, xe bạn phải “gồng” nhiều hơn với vòng tua máy cao hơn để đạt được tốc độ mong muốn. Điều đó cho thấy mặt đường có tác động đến vận tốc xe như không hẵn hoàn toàn như bạn thấy.

Thân mến

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Độ nhám cao tăng khả năng bám đường của xe, rút ngẵn quãng hành trình khi phanh, làm xe ồn hơn khi chạy, tăng tốc tốt hơn, nhưng giảm tốc độ cực đại của xe. Đường có độ nhám thấp (nhẵn) thì xe bám đường kém hơn, gặp trời mưa dễ trơn trượt. Khi tăng tốc dễ bị rê bánh. Tuy nhiên khi chạy thì tiếng ồn từ gầm xe thấp hơn, tốc độ cực đại có thể đạt được ở vòng tua thấp hơn.

Nói chung, chất lượng mặt đường ảnh hưởng rất nhiều tới sự vận hành cũng như độ an toàn của xe. Mặt đường nhẵn quá thì rất nguy hiểm, nhưng nhám quá thì cũng gây nhiều phiền toái khó chịu. Mỗi cung đường, tùy vào mục đích sử dụng hoặc công nghệ làm đường thì sẽ có độ nhám khác nhau.

roi biet
roi biet
Trả lời 13 năm trước

Góp ý cùng bạn, như bạn viết:

Tôi không dám đạp hết ga, vì tiếng động do bánh xe ma sát với mặt đường ở mức "ồn không chịu nổi". Theo dõi các xe hơi tốt hơn xe tôi như Civic, Altis, Mercedes...tôi cũng không thấy họ tõ ra có cố gắng chạy nhanh hơn tôi. Dường như mọi xe con chạy trên trường này đều chấp nhận vận tốc khoảng 110-120 km/h.

Đúng là họ không cố gắng chạy nhanh hơn đâu mà họ đang tôn trọng luật giao thông đấy. Chúc bạn lái xe an toàn cho mình và cho người khác.

biet rui
biet rui
Trả lời 13 năm trước

Chào các Bạn,

Rất cám ơn các Bạn về ý kiến chia sẻ, đặc biệt là xin cám ơn BT, BTS, Nguyễn Quang Trường. Tôi học được thêm được ở các Bạn nhiều lắm.

Là một ông già vừa "nhập môn" làm "tài xế trẻ", quả thật tôi đang hưởng thụ cái thú lái xe. Vì vậy mà lâu lâu cũng quên mất là mình đang phạm luật giao thông, chạy quá tốc độ. Đúng là chúng ta thỉnh thoảng cũng nên nhắc nhau chấp hành Luật giao thông.

Tuy nhiên, qua ý kiến của các Bạn, tôi cũng vẫn thấy có điều gì đó chưa ổn lắm với mặt đường của Đường cao tốc. Đó là vì cùng một chiếc xe Vios mà tôi lái (dĩ nhiên, điều chắc chắn là công suất, giới hạn tốc độ của Vios phải thua xa, rất xa, khi so với Mercedes rồi), nhưng khi chạy ở Vũng Tàu, Nha Trang và Đà Lạt (đường Đà Lạt vừa trên cao, lại vừa cũng có gió đấy, Bạn BT à) xe tôi vẫn đạt đến 140 km/h khá dễ dàng.

Vậy, phải chăng con đường cao tốc (thật) đầu tiên của chúng ta có độ nhám hơi cao quá ? Tôi có cảm giác xe bị sức trì rất lớn khi chạy trên đường này. Rất mong Bạn nào từng lái xe trên đường cao tốc (thật) ở các nước ngoài, hoặc có hiểu biết cặn kẽ hơn chỉ giáo cho anh em chúng tôi nhé.

Từ nay mình sẽ không chạy đến 140 km/h ở VN nữa đâu.

Thân mến,

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 13 năm trước

Đúng thiết kế thôi mà !

Có bao giờ bạn nghe tới "vận tốc thiết kế" cho 1 con đường chưa? Khi bạn đạt 140km/h trên đoạn đường chỉ thiết kế cho vận tốc 100km/h bạn đang ra khỏi ngưỡng an toàn, vì khi ấy xe (lốp xe thì đúng hơn) không còn bám đủ trên mặt đường nữa, ma sát giảm làm cho xe chạy nhanh mà ít tốn công suất.

Ở vận tốc này do giảm ma sát nên nếu bạn thắng bánh xe vẫn trượt trên mặt đường. Ngược lại, với đường cao tốc "vận tốc thiết kế" lên đến 120km/h cho nên mặt đường tạo nhiều ma sát hơn, xe bám đường hơn, an toàn hơn và sử dụng công suất máy "thực" hơn.

Ngoài ra, lốp xe bạn sử dụng cũng có quy định vận tốc sử dụng để phù hợp với tốc độ và mặt đường bạn đi. cấu tạo khí động học của thân xe cũng được thiết kế làm tăng độ bám đường với những xe thiết kế tốc độ cao.