Đấu giá quyền lái xe vào thành phố có nên ko?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Gần đây xã hội đang phải đối mặt với 1 bài toán rất nan giải, đó là vấn đề ùn tắc giao thông. Ùn tắc giao thông đem lại nhiều vấn đề đối với đời sống và tốn kém rất nhiều tiền của của nhân dân cũng như nhà nước.

Đã có nhiều phương án được đặt ra, như mới đây là đề xuất cho bảng số xe chẵn lẻ đi vào thành phố. Tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp nào thực sự hiệu quả.
Là một công dân sống ở Thành Phố, tôi cũng rất bức xúc về vấn đề này.

Tôi xin đóng góp ý kiến của mình về vấn đề này để quí độc giả VnExpress.net tham khảo và nếu các cơ quan chức năng đọc được và thấy có hiệu quả thì có thể áp dụng.

Trước hết, để trả lời được câu hỏi “làm sao để giảm ùn tắc giao thông?”. Chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi “bản chất của ùn tắc giao thông nằm ở đâu?”. Theo quan điểm của tôi, bản chất của ùn tắc giao thông nằm ở chỗ có quá nhiều phương tiện giao thông được sử dụng và hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu.

Như vậy để giải quyết được bài toán trên ta phải giải quyết 2 vấn đề: giảm số phương tiện và nâng cao cơ sở hạ tầng đường bộ.

Bài toán 1: giảm số phương tiện tham gia giao thông

1.1 Nhà nước cần thống kê hiện nay đang có bao nhiêu phương tiện tham gia giao thông, bao nhiêu là xe gắn máy và bao nhiêu là xe hơi.
1.2 Nhà nước cần tính toán với hệ thống giao thông hiện nay thì đáp ứng được bao nhiêu phương tiện thì sẽ đảm bảo không ùn tắc.
1.3 Sau đó: Chỉ cho phép bấy nhiêu phương tiện tham gia giao thông mà thôi.
Câu hỏi đặt ra: “làm sao để khống chế số lượng phương tiện giao thông vào thành phố?”

Chúng ta nên học tập Singapore: “Đấu giá license lái xe vào thành phố”. Mỗi năm tổ chức đấu giá 1 lần và chỉ những phương tiện nào mua được license thì mới được vào thành phố đối với xe hơi.

Ở các cửa ngõ vào thành phố, mở các trạm thu phí để thu phí cao với các phương tiện “thỉnh thoảng có việc vào thành phố” (Đề xuất 200.000VNĐ/lần với xe hơi)
Đối với xe gắn máy: bán quyền sử dụng xe trong thành phố (đề xuất 300.000VNĐ/tháng) hoặc 30.000VNĐ/lần vào thành phố với những người ít khi vào.

Với giải pháp trên, chắc chắn chúng ta sẽ giảm được một lượng lớn xe lưu thông vào nội thành và giải quyết tốt được bài toán thứ nhất.

Bài toán 2: nâng cao cơ sở hạ tầng đường bộ

Bài toán này tuy dễ mà khó, chỉ cần có tiền chắc chắn làm được, tuy nhiên tiền ở đâu ra?

Câu trả lời đã có ở bước 1: tiền thu được từ những hoạt động đấu giá bản quyền lái xe vào thành phố và thu phí xe gắn máy lưu thông trong thành phố dùng để nâng cấp hệ thống đường bộ phục vụ nhân dân là một kết quả tuyệt vời.

Đây là giải pháp tôi đề ra, mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.
Chân thành cảm ơn mọi người đã đọc bài viết của tôi.

ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 13 năm trước

Hình như chỉ có một bộ phận nhỏ người dân là có ý thức tự giác, còn đa số mọi người quan tâm quá nhiều tới lợi ích kinh tế và sự tiện nghi, người ta chỉ làm những gì có lợi cho bản thân mình, có lẽ họ cho rằng họ có thể tự do làm bất kỳ những gì mình muốn vì họ có đủ tiền trả cho mọi thứ, và đó là cách họ đã hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, không cần quan tâm nhiều tới những gì người khác nghĩ, mặc kệ môi trường và những nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc cố tìm ra giải pháp để làm giảm sự ùn tắc trên đường.

Mỗi lần ra đường là một trận chiến căng thẳng với bụi bẩn, sự ùn tắc thường xuyên, với tiếng còi đinh tai nhức óc, với sự đi đứng bừa bãi cẩu thả không ít người, với sự nguy hiểm tới tính mạng luôn rình rập xung quanh, chỉ sơ ý một chút thôi là toi mạng.

Do không trông chờ được vào ý thức tự giác của nhiều người như vậy nên theo tôi, chỉ có cách duy nhất để làm giảm lượng xe riêng lưu thông trên đường là đánh vào túi tiền của các chủ xe. Chính phủ nên ban hành các chính sách cụ thể và đưa vào áp dụng càng sớm càng tốt, chắc chắn sẽ thấy tác dụng ngay. Điều này mới nghe qua thì hơi vô lý, nhưng chắc sẽ có nhiều người đồng tình bởi các lý do sau:

1/ Nguồn thu nhập chủ yếu mà từ đó người ta thường dùng để mua xe là kết quả của các họat động kinh doanh đơn lẻ của các cá nhân và công ty, hoặc do có chút may mắn từ phía gia đình, nói chung các nguồn này phần lớn không phải từ các họat động sản xuất và dịch vụ thực sự đem lại của cải vật chất cho xã hội và cho đất nước. Giàu lên từ những nguồn như thế chỉ là sự phát triển mang tính thời vụ, nhiều rủi ro giống như quả bong bong xà phòng, không thể bền vững được. Điều này còn gây ra sự lãng phí và làm giảm đáng kể nguồn tài nguyên của đất nước. Chúng ta mua và sử dụng nhiều xe ô tô riêng không có nghĩa là nền kinh tế chung của đất nước sẽ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, đó chỉ là khẩu hiệu và mục tiêu mà ta mong muốn. Nước ta gần đây mới được đưa ra khỏi danh sách những nước nghèo nhất thế giới, nếu không có các chính sách cụ thể hợp lý có khi chẳng bao lâu nữa Việt Nam lại quay về danh sách cũ. Chính phủ nên có chính sách phù hợp hạn chế nhập khẩu xe từ nước ngoài bằng các rào cản kỹ thuật nào đó để nâng chi phí của việc nhập khẩu xe hơi, miễn là không vi phạm quy định của các Tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia (như WTO chẳng hạn), vì đây là mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu trong thời điểm này.

2/ Phải công nhận rằng kinh tế Việt Nam những năm gần đây có những tiến bộ vượt bậc, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể, tuy vậy ta không nên quá tự mãn vì kinh tế của chúng ta chưa phát triển bền vững và đồng bộ. Nhà nước nên liên tục tuyên truyền, giáo dục và nhắc nhở người dân về điều này vì nước ta càng ngày càng tham gia sâu hơn vào cộng đồng kinh tế quốc tế, bất kỳ sự xáo trộn hoặc thay đổi nào diễn ra trên thế giới sẽ có ảnh hưởng ngay tới tình hình kinh tế nước ta, chẳng hạn như giá dầu tăng trong thời gian qua. Trong điều kiện như vậy thì việc sử dụng xe riêng tại Việt Nam đối với đại đa số người dân vẫn là xa xỉ, là một trong những nguyên nhân gián tiếp hoặc trực tiếp làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người trong xã hội,. Khi có nhiều xe riêng lưu hành thì lượng xăng tiêu thụ sẽ tăng lên, kéo theo là việc tăng giá liên tục của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác như chúng ta đang chứng kiến trên thị trường hiện nay, làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống hàng ngày của những người dân thường, đặc biệt là những người sử dụng phương tiên lưu thông là xe gắn máy vì đây là những người có thu nhập không cao hoặc thấp. Vì lý do đó, những người chủ xe là những người có khả năng tài chính nên họ có thể mua và sử dụng xe riêng, tuy nhiên họ đồng thời phải có trách nhiệm về kinh tế với xã hội khi lưu hành xe riêng Chính phủ nên áp dụng cách tính giá xăng theo các mức khác nhau, giá tăng dần theo lượng xăng tiêu thụ nhiều hơn, càng mua nhiều thì giá càng cao giống như cách tính tiền điện, không thể cào bằng giá xăng bán cho chủ xe hơi (mua hàng trăm lít) với giá xăng bán cho người đi xe gắn máy (chỉ vài lít hoặc vài chục lít).

3/ Nếu cần, Chính phủ có thể cho phép nâng giá xăng dầu lên cao bằng giá khu vực (vì hiện nay giá xăng dầu của ta vẫn thấp hơn giá tại các nước Asean khác như Thái Lan khoảng 2000 đồng/lít), thậm chí cao hơn nữa để làm giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Là một người dân bình thường đi xe gắn máy, tôi sẵn sàng và sẽ vui vẻ chi trả cho chi phí tăng lên của xăng dầu và các chi phí sinh họat khác, nhưng để đổi lại tôi sẽ đi lại nhanh hơn, được hít thở không khí trong lành hơn vì số lượng xe ô tô trên đường sẽ giảm đi, và trên hết tình trạng ùn tắc sẽ giảm đi rất nhiều, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho cá nhân và xã hội, giảm đáng kể các vụ tai nạn giao thông.

4/ Điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa cho phép lưu hành quá nhiều xe ô tô trên đường. Ở các nước phát triển, xe đắt tiền phải chịu mức thuế trước bạ cao hơn so với xe thường, xe kích thước lớn và nặng (như 2 cầu chẳng hạn) phải chịu các chi phí để lưu hành và bảo hiểm cao hơn xe nhỏ vì hay gây ùn tắc trên đường do chiếm nhiều diện tích hơn các xe khác, dễ gây tai nạn hơn các xe nhỏ vì khó điều khiển hơn, gây ảnh hưởng nhiều hơn tới chất lượng và độ bền của những con đường vì nặng hơn. Việt Nam nên học những điều hay này để áp dụng nhằm hạn chế việc mua xe mà không có tiêu chí, mục đích cụ thể khi sử dụng, gây lãng phí của cải vật chất cho xã hội và làm ảnh hưởng tới những người khác.

5/ Phải có sự cải thiện rõ nét trong lĩnh vực vận tải công công để càng ngày càng có nhiều người sử dụng dịch vụ này thay vì xe riêng. Tổng Cục Hải quan, Bộ Công thương, Tổng Cục thuế cần có các chính sách liên bộ hoặc đồng bộ về thuế nhập khẩu và quy định về sử dụng xe riêng, sửa đổi, điều chỉnh các loại phí lưu hành xe ô tô riêng sao cho hợp lý để thực hiện nhiệm vụ trên. Các công ty vận tải công cộng như xe buýt, công ty môi trường đô thị, giao thông công chính cần phối hợp họat động hiệu quả và hợp lý, đào tạo lại nhân viên của mình để khi tham gia giao thông thực hiện công việc của mình (như lái xe buýt, dọn và lấy rác, hoặc sửa chữa đường xá, rửa đường, xử lý lấn chiếm lòng đường..v.v.) họ sẽ làm việc với tinh thần thực sự trách nhiệm, điều khiển các phương tiện an toàn và tôn trọng quy định của luật pháp, không gây ùn tắc và nguy hiểm tới các phương tiện tham gia giao thông khác trên đường. Công an giao thông phải xử lý nghiêm minh và công bằng với tất cả các trường hợp cố ý vi phạm luật lệ giao thông, không ngoại trừ đó cá nhân thuộc các đơn vị nhà nước hay thường dân. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan thì việc thực hiên công việc này mới thu được kết quả.

6/ Tuy chẳng đem lại hiệu quả là bao nhưng việc tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức và sự văn minh khi tham gia giao thông của người dân vẫn cần được tiến hành thường xuyên và liên tục. Cha mẹ, các bậc phụ huynh phải là những tấm gương cho con cháu mình khi tham gia giao thông như không vứt rác bừa bãi ra đường gây cản trở giao thông, không vượt đèn đỏ, không vi phạm luật giao thông, để trẻ ngay từ nhỏ đã có ý thức tôn trọng luật giao thông. Chính phủ và các cơ quan liên quan, đoàn thanh niên, các hiệp hội, tổ chức đoàn thể nên thường xuyên tuyên truyền, động viên, khuyến khích người dân sử dụng xe máy điện, xe đạp nếu có thể (vì lý do quãng đường đi lại ngắn chẳng hạn) để giảm lượng xe cộ chạy bằng xăng trên đường, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe bản thân, đỡ phải chịu cảnh ùn tắc trên đường.

Tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các độc giả, xin trân trọng cảm ơn.

tr
tr
Trả lời 13 năm trước

tôi xin góp chút ý kiến sau :

1. Lượng ô tô của ta chưa nhiều , chủ yếu là do hạ tầng giao thông chưa đủ tầm nên kẹt xe thường xuyên . nếu không nâng cấp đường sá thì ta phân luồng riêng cho xe ô tô hẳn. VD như đường Điện Biên Phủ từ Hàng Xanh tới vòng xoay Nguyễn Bình Khiêm ở TPHCM, lúc giờ cao điểm cũng không có nhiều ô tô lưu thông nên đường còn trống rất nhiều - Còn bên làn đường xe máy thì kẹt ít ít chấp nhận được.

2. Mua xe là quyền chính đáng, nếu thêm thuế thì không phải là giải pháp hay,thử hỏi tiền rơi vào tay ai nhiều hơn Nhà nước hay hãng xe? . nên tôi nghĩ ai có tiền thì có quyền mua xe mình thích , miễn sao xe phát sinh lợi nhuận thêm sau này .

3. Xe bus hay xe công cộng thì luôn có ưu đãi, khuyến khích thói quen đi xe bus phải đi đôi với phục vụ chu đáo. dẹp hết cò mồi móc túi, tài xế chạy xe không lo nghĩ tới giờ vào bến... mới mong nhiều người dân tham gia. đừng nghĩ tới tàu điện ngầm hay tàu hỏa cao tốc,là chuyện tương lai hãy bàn tới.

4. tăng giá xăng thì có không khí trong lành? việc này e hơi sớm đấy vì không phải tăng giá xăng thì xe máy không xả khói, xe ô tô cũng vậy. Tốt nhất là tiêu chuẩn Euro 2,4 cho các phương tiện lưu thông , dần dần thay thế các xe cũ quá hạn sử dụng.

5. Tuyên truyền cho toàn dân là đúng, nhưng việc này cũng phải đi đôi với chế tài nữa.

Trên đây là vài ý kiến mọn, mong mọi người góp thêm.