Hỏi về lễ dạm ngõ?

Cho e hỏi mún xin phép gia đình ng iu cho hai đứa đi lại tim hiểu nhau thj phải làm thế nào nhỉ?

    Phải noi gì va nói như thế nào.

    Cách ăn mặc và cân mua qua` `gj hok?

Thứ hai tới là e bị nên thớt rùi..các bác tư vấn cho e với!

Thanks nhju!

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Lễ chạm ngõ (còn gọi là xem mặt hoặc dạm ngõ) là lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Theo số liệu xã hội học, tần suất thực hiện lễ chạm ngõ ở xã hội ta hiện nay đang có xu hướng tăng. Như thế, đây là nhu cầu xã hội chứ không phải hành vi hướng cổ có tính chất chơi trội của một nhóm xã hội nào.
Tuy nhiên, do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về lễ này (do người ta ít thực hành nó trong mấy chục năm qua) nên nhận thức của người dân và thực hành của họ về lễ này còn chưa đúng. Thậm chí, những người làm công tác quản lý xã hội và văn hóa cũng chưa có sự am hiểu sâu sắc về lễ này.
Lễ chạm ngõ ngày nay cũng không theo lối xưa, chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà.
Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý.
Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền:
Thành phần tham gia:- Nhà trai : Bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có).- Nhà gái : Cả gia đình nhà gái.
Trang phục:- Trai : complet- Gái : áo dàiNếu do điều kiện không có thì mặc những bộ quần áo đẹp nhất mà mình có.
Phương tiện đi lại:- Ở thành phố : tốt nhất là thuê một chuyến xe con 5 chỗ (vừa đủ 4 người nhà trai đi) hoặc đi xe máy.- Ở nông thôn : nếu xa có thể đi bằng xe máy, nếu gần : đi bộ.
Lễ vật của nhà trai: Trầu cau và chèNhưng số lượng phải tính chẵn. (Ví dụ : 2 gói chè, hai chục cau).
Đón tiếp ở nhà gái : Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp. Ăn mặc trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở. Tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút.
Đây là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình cho phép đôi trẻ chính thức tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến đến cuộc sống hôn nhân. Lễ vật gồm một cặp trà, cặp bánh và trầu cau (số lượng tuỳ gia đình nhưng luôn luôn chẵn). Nhà trai đến nhà gái thường là bố, mẹ và chàng rể tương lai. Nhưng nếu có thêm cô, dì, chú, bác phải thông báo cho nhà gái biết trước. Nhà trai đến nhà gái gồm những ai? Trong khi hai gia đình đang trò chuyện, cô dâu tương lai bưng cơi trầu đã têm sẵn hoặc nước trà (chè) ra. Cô chỉ rót nước và thưa với bố mẹ mình rằng nước và trà đã sẵn sàng chứ không được phép mời khách. Việc mời là của bố mẹ cô gái. Đây cũng là dịp để nhà chồng tương lai xem mặt và tính cách cô gái. Thật ra ngày nay, các đôi nam nữ đã tự do trong việc chọn bạn đời. Họ có thể đi lại hỏi thăm nhau, tìm hiểu nhau trước khi gia đình hai bên quyết định tính chuyện trăm năm cho họ. Tuy nhiên, lễ chạm ngõ có tính bản sắc văn hoá dân tộc mà chúng ta cần duy trì và gìn giữ. Chàng rể tương lai đến nhưng cũng không được ngồi cùng bố mẹ. Sau khi nhà gái bằng lòng nhận lễ và không có ý kiến gì, hai gia đình chọn một ngày tốt để tiến hành lễ ăn hỏi. Trong cuộc trò chuyện này, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng một bữa cơm thân mật cùng gia đình để bày tỏ sự thân tình.
.