Xin cho hỏi: Amply 4, 8,12 "sò" hoặc mosfet nghiã là gì?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 13 năm trước

MOSFET, viết tắt của "Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor" trong tiếng Anh, có nghĩa là "transistor hiệu ứng trường kim loại-ôxít-bán dẫn", là một thuật ngữ chỉ các transistor hiệu ứng trường được sử dụng rất phổ biến trong các mạch số và các mạch tương tự. Chữ metal nằm trong tên tiếng Anh bắt nguồn từ lúc ban đầu các chíp được xây dựng bằng các cổng lôgíc bằng kim loại; hiện nay các chíp được xây dựng từ các cổng lôgíc bằng chuỗi silíc, tuy nhiên chúng ta vẫn gọi chúng bằng cái tên MOSFET.

Transistor MOSFET được xây dựng trên một kênh vật liệu bán dẫn loại n hoặc loại p (xem bài viết về linh kiện bán dẫn) và được gọi một cách tương ứng là NMOSFET hay PMOSFET. Thông thường chất bán dẫn được chọn là silíc nhưng có một số hãng vẫn sản xuất các vi mạch bán dẫn từ hỗn hợp của silíc và germani (SiGe), ví dụ như hãng IBM. Ngoài silíc và germani còn có một số chất bán dẫn khác như gali asenua có đặc tính điện tốt hơn nhưng lại không thể tạo nên các lớp oxide phù hợp nên không thể dùng để chế tạo các transistor MOSFET.

Hoạt động của MOSFET

Click to view attachment

Mặt cắt ngang của một tranzito NMOS


Hoạt động của MOSFET có thể được chia thành ba chế độ khác nhau tùy thuộc vào điện áp trên các đầu cuối. Với transistor NMOSFET thì ba chế độ đó là:

1. Chế độ cut-off hay sub-threshold (Chế độ dưới ngưỡng tới hạn).
2. Triode hay vùng tuyến tính.
3. Bão hoà.

Trong các mạch số thì các tranzito chỉ hoạt động trong chế độ cut-off và triode. Chế độ bão hòa chủ yếu được dùng trong các ứng dụng mạch tương tự.