Cắn móng tay, thói quen biểu hiện của sự căng thẳng

Được gọi là một “thói quen thần kinh” của cả trẻ em và người lớn, cắn móng tay đã để lại một câu chuyện khiến ai cũng phải rùng mình. Chị Guidry phát hiện trong miệng con trai Kale có thứ gì đó trắng trắng, và đến khi dùng nhíp lấy ra thì có tới 27 móng  tay trong miệng con.  Là do Kale có thói quen cắn móng tay và chơi với chúng trong miệng, các móng tay này bị đẩy lên hàm trên, xuyên qua lợi và đi vào túi răng sữa với răng vĩnh viễn.

Cũng chính từ câu chuyện này, nói về cắn móng tay có thể gây biến dạng biểu bì, mụn cơm, nhiễm trùng, tổn thương răng cũng như gây viêm nhiễm, vi khuẩn trong khoang miệng của chúng ta. Nghiên cứu ở Ấn Độ chỉ ra, 4 bệnh nhân bị bệnh đường ruột có 1 người mắc do thói quen cắn móng  tay. Việc cắn móng tay đưa vi trùng trên móng tay vào khoang miệng, di chuyển xuống tới dạ dày, chúng sinh sản gây bệnh cho hệ tiêu hóa.

Riêng đối với trẻ em, cắn móng tay là hại răng cửa, ảnh hưởng tới sức nhai, hay thói quen phát âm của trẻ. Không chỉ là cắn móng tay, trẻ nhỏ còn có thể cắn phần da xung quanh, làm trầy xước da và chuyển vi khuẩn ũng như vi rút trong miệng sang phần da tay. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên cắn móng tay, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bộ móng cũng như làm xấu móng tay, bàn tay.

Có khoảng 50% những đứa trẻ thuộc độ tuổi từ 10 tới 18 tuổi cắn móng tay lúc này lúc khác, 23% người từ độ tuổi 18-22 cũng cắn móng tay là thường xuyên. Và cắn móng tay còn là hậu quả của việc tâm sinh lý bị căng thẳng. Nếu các ông bố, bà mẹ quan sát thấy con có hiện tượng như thế thì nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như xoa dịu cho con bớt căng thẳng. Bố mẹ cũng nên chăm sóc con chu đáo hơn, vệ sinh tay chân, răng miệng cho con, không để móng tay dài ngăn con cắn móng tay, không nên để con ăn uống cầm nắm thức ăn khi chưa đảm bảo an toàn vệ sinh. Và khi thấy con có biểu hiện cắn móng tay, các bố mẹ hãy đánh lạc hướng để con quên đi bằng các hoạt động vui chơi lành lạnh khác.

Chưa có câu trả lời nào