XHCN và CNXH có gì khác?

cho minh hoi?chu nghia xa hoi va xa hoi chu nghia co khac' nhau k?..thanks

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Khác nhau ở chỗ sau:

► Xã hội chủ nghĩa
● Danh từ
là một phương pháp điều hành nhà nước dựa trên lợi ích của đa số nhân dân, chủ nghĩa xã hội bao gồm chủ nghĩa xã hội thực chất và chủ nghĩa xã hội hình thức.
- Ví dụ: xây dựng xã hội chủ nghĩa.

● Tính từ
(thuộc) về chủ nghĩa xã hội, có tính chất của chủ nghĩa xã hội
- Ví du: nước xã hội chủ nghĩa


► Chủ nghĩa xã hội
● Danh từ
là trào lưu tư tưởng, học thuyết chính trị trào lưu tư tưởng, học thuyết chính trị ra đời từ thế kỉ 16, 17. Lúc đầu mang tính chất không tưởng, nên gọi là CNXH không tưởng. Những năm 40 thế kỉ 19, Mac (K. Marx) và Enghen (F. Engels) đã tiếp thu những yếu tố lí luận của CNXH không tưởng, xây dựng học thuyết xã hội chủ nghĩa trên quan điểm duy vật lịch sử và lí luận về giá trị thặng dư, từ đó xác lập học thuyết về CNXH khoa học.
- Ví dụ: những người theo chủ nghĩa xã hội

Sưu tầm.

Mị Nương Võ
Mị Nương Võ
Trả lời 4 năm trước
ok cảm ơn bạn nhé
Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 4 năm trước
Cảm ơn thông tin của bạn nhé
Hiep Pham
Hiep Pham
Trả lời 4 năm trước

xã hội chủ nghĩa là quan điểm xây dựng nhà nước còn chủ nghĩa xã hội là một quan điểm chính trị như kiểu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít,...

Thao Nguyen
Thao Nguyen
Trả lời 4 năm trước

xã hội chủ nghĩa nói đến quan điểm xây dựng nhà nước còn chủ nghĩa xã hội thì nó là một quan điểm chính trị, như là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít

Nguyen Bao Quan
Nguyen Bao Quan
Trả lời 4 năm trước

Trên cơ sở khái niệm chungvề hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta có khái niệm cụ thể hơn vềhình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩalà chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thànhcơ sở hạ tầng có trình độ cao hơnso với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; cókiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dânvới trình độ xã hội hoá ngày càng cao.

Chủ nghĩa xã hộilà một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnhchủ nghĩa tự dochủ nghĩa bảo thủ. Không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, những người muốn lật đổchủ nghĩa tư bảnnhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhậnThể chế Đại nghịdân chủnhưchủ nghĩa xã hội dân chủ, thậm chí phát xít Đức cũng tự nhận mình là những người theochủ nghĩa xã hội. Theo đó, có sự phân biệt giữa những khuynh hướngchủ nghĩa cộng sản,dân chủ xã hộivô chính phủ. Những người theo chủ nghĩa xã hội thường nhấn mạnh giá trị cơ bản nhưbình đẳng,công bằngđoàn kếtvà đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội và lý thuyết phê phán xã hội. Họ theo đuổi mục tiêu tạo ra một trật tự xã hội hòa hợp và hướng đến công bằng xã hội.

Duy Thái Phan Nguyễn
Duy Thái Phan Nguyễn
Trả lời 4 năm trước

xã hội chủ nghĩa là quan điểm xây dựng nhà nước còn chủ nghĩa xã hội là một quan điểm chính trị như kiểu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít,...

Luyện Thị Hồng Anh K29 12 Sử THPT Chuyên
Luyện Thị Hồng Anh K29 12 Sử THPT Chuyên
Trả lời 3 năm trước

XHCN là đường lối xây dựng nhà nước theo chế độ XHCN công bằng văn minh giữa loài người, CNXH là một thể chế chính trị trên thế giới bạn nhé!

Hiep Pham
Hiep Pham
Trả lời 3 năm trước
XHCN: phương án điều hành của nhà nước
CNXH: là thể chế chính trị
Nguyễn Ngọc Ánh
Nguyễn Ngọc Ánh
Trả lời 3 năm trước
Mình thấy hình như là 1 hay sao ý??? Trước đi học Triết mình hay viết 2 cái này lẫn nhau cực, may mà vẫn qua