“Lì xì Tết” thế nào cho các cô giáo của con?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Bạn đọc bài này tham khảo nhé:

“Tết năm ngoái biếu mỗi cô một giỏ quà và phong bì 200.000. 20/11 vừa rồi, em cũng biếu như thế. Tết này, đang tính là chỉ đi phong bì 500.000 mà không biết như thế là nhiều hay ít”.

Phong bì hay đi quà?

Giữa tuần này là các bé học ở trường mầm non đến các trường tiểu học, phổ thông trung học đều được nghỉ Tết. Theo lệ, các bố mẹ đều đau đầu vì không biết “phải yêu lấy thầy” trong dịp Tết âm lịch này như thế nào.

Chị Thanh (Quán Thánh – Hà Nội) hỏi đồng nghiệp: “Hai nhóc nhà em đang học nhà trẻ bán công thôi. Các cô đều chưa chồng, còn trẻ và rất nhiệt tình với các cháu. Tết năm nay là Tết thứ hai con đi học rồi mà em vẫn thấy bối rối. Năm ngoái biếu mỗi cô một giỏ quà và phong bì 200.000. 20/11 vừa rồi, em cũng biếu mỗi cô như thế. Giờ đến Tết mới nan giải. Em đang tính là chỉ đi phong bì 500.000 một cô không biết có được không?.”.

Chị Hoa (Bà Triệu – Hà Nội) than vãn với chồng: “Đến Tết rồi, bao nhiêu khoản phải lo. Biếu ông bà nội ngoại, sắm sửa trông nhà, đến nhà sếp và không thể thiếu khoản “lì xì” cho các cô giáo của con. Tính sơ sơ ra 3 con nhà chị đi học, phải “đi” 8 cô giáo dạy chính, chưa kể các cô giáo dạy môn phụ. Bét nhất cũng là phong bì 500.000 một cô và quà cáp nữa…”.

Có nhiều các bậc phụ huynh khác với ý nghĩ “thiết thực hơn”, biếu các cô giáo dăm cái bánh chưng loại ngon, chục quả bưởi diễn, hay đơn giản hơn là cân giò, cân lạp xường, chai rượu, con gà quê.

Một câu hỏi luôn thường trực trong đầu các phụ huynh là nên đi phong bì hay đi quà. Đi phong bì giản tiện, nhưng không biết thế nào là nhiều hay ít, bao nhiêu cho đủ. Đi quà thì biết mua quà gì.

Giỏ quà được rất nhiều mẹ lựa chọn làm quà tặng cô ngày Tết



Anh Mạnh (Nội Bài – Hà Nội) nói vui: “Chả nhẽ ngày Tết biếu cô con gà thì bình thường quá. Cứ tính thử “trong lớp có 40 bé, giả sử có 15 bố mẹ biếu cô giáo gà thì nhà cô có 15 con gà à? Ăn bao giờ cho hết”.

Một cô giáo mầm non cho biết đã phải thỏa thuận với đại lý bánh kẹo ở gần nhà để đổi lấy những vật phẩm khác thiết yếu hơn cho gia đình. Chỉ bởi nhẽ “phụ huynh, ai cũng chai rượu, hộp bánh hay thùng bia”.

Không nên để vật chất lấn lướt tình cảm thầy trò

Nhiều bố mẹ cũng cho rằng ngày 20/11 là ngày Tết riêng của các cô, còn ngày tết âm lịch là tết chung của tất cả mọi người, không nên câu nệ quá vào chuyện quà cáp, biếu xén.

Mẹ Tũn (Giáp Bát – Hà Nội) cho biết: “Theo mình nghĩ, các cô chăm sóc con mình là công việc ăn lương của các cô, giống như mình đi làm được trả lương. Các cô chăm sóc con mình chu đáo, mình cũng nên cảm ơn các cô. Nhưng chỉ bằng món quà nhỏ thôi, không cần cầu kỳ quá.

Mình thấy một số mẹ tháng nào cũng biếu thêm tiền các cô hoặc biếu quà giá trị lớn vào những dịp này nọ để các cô để ý chăm con mình nhiều hơn. Như thế thì tốt hơn cho con mình. Nhưng nếu thế thì mình cũng chả thích. Vì điều đó có nghĩa là các cô chăm con mình chỉ vì tiền thôi”.

Một mẹ trên diễn đàn tâm sự: “Rút kinh nghiệm như mình đây này. Cho nhiều quá các cô xun xoe nịnh nọt mình đến phát ngượng với các phụ huynh khác. Mà đã cho nhiều lại tạo thành thói hư cho các cô. Mình biết nhiều trường hợp, mẹ nào tết trước lì xì, tết sau lại không thì các cô ghét, cấu véo, lườm nguýt bé con ghê lắm”.


Không nên để vật chất lấn át tình cảm thầy trò thiêng liêng



Trên thực tế, rất nhiều các bậc phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn hơn các cô giáo. Nhưng đến ngày Tết, dịp nọ, dịp kia phải cố biếu cô cho con được bằng bạn bằng bè.

Chia sẻ với “tâm lý chung” của phụ huynh học sinh, cô Hoa (giáo viên trường mầm non Tuổi Hoa – Ba Đình – Hà Nội) cho biết: “Ngày tết, các cô nhận được quà của các bố mẹ thì rất vui. Vì đó là tấm lòng của phụ huynh gửi lời cám ơn tới công lao của các cô. Nhưng không phải phụ huynh nào biếu ít thì các cô vui ít và ít quan tâm đến cháu bé đó hơn. Không nên để vật chất lấn lướt tình cảm thiêng liêng giữa thầy và trò”