Dùng bột nêm để nấu ăn bị bệnh ung thư ?

Ngày nay thấy mọi người rất ít dùng "bột ngọt" trong nấu ăn và ăn bột ngọt không tốt cho sức khỏe có đúng không ?[:D][):D(]
mr h`ung
mr h`ung
Trả lời 15 năm trước
Ở trên hỏi bột nêm, rồi xuống hàng bàn bột ngọt là sao? Lưu ý nha, bột nêm khác bột ngọt, bột nêm là Knor, Thịt thăn và xương hầm. bột ngọt là Vedan, Ajinomoto... Bột ngọt làm cho con người ta nhủn não nếu sử dụng nhiều, thời gian lâu...đau lưng, nhứt đầu, nhứt mõi tay chân, đầu cổ, sống lưng, bủn rủn... Bột nêm chưa phát hiện khả nghi. Bột ngọt Vedan đang bị xử lý.
Vua Gối Hahuma
Vua Gối Hahuma
Trả lời 11 năm trước

Bột nêm với bột ngọt liên quan mà, trong bột nêm có thành phần là bột ngọt

Bột ngọtcó ưu điểm là tạo vị ngọt thịt nên ngoài việc dùng chế biến trong bữa ăn cho gia đình, thực phẩm công nghiệp, thì bột ngọt còn rất hữu dụng trong việc chế biến thức ăn cho các bệnh nhân có giảm khẩu vị, chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng giúp các đối tượng này ăn ngon miệng hơn, ví dụ như trong bệnh biếng ăn tâm lý, bệnh tai biến mạch máu não, ung thư, chấn thương, trầm cảm…

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

S. Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - cho biết: cũng như bột ngọt, bột nêm là gia vị có thành phần chủ yếu là sodium glutamate (muối của axit glutamic, một axit amin cũng có trong cơ thể người), nhưng khác với bột ngọt có đến khoảng 98% là sodium glutamate, bột nêm chỉ có trên 50% sodium glutamate, còn lại là các thành phần khác như muối, đường, bột...

Ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có nguy cơ gây các bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh thận, béo phì. Ngoài ra, ăn quá nhiều muối cũng gây hạn chế hấp thu canxi, dẫn đến nguy cơ loãng xương.

“Do đó tránh lạm dụng bột nêm. Không ít người hiện nay khi ăn rất thích cho nhiều bột nêm mà không biết mình đã thêm nhiều muối vào bữa ăn” - BS. Diệp nhắc nhở.

Cảnh giác khi sử dụng bột nêm

Báo Sài Gòn Tiếp Thị mới đây đã cho đăng tải bài viết của một bác sĩ thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Đặc biệt, tính ngọt của loại gia vị này cao gấp 200 lần các loại bột ngọt khác.

Một điểm đáng lưu ý nữa là, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất có tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate. Nghiên cứu của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã chỉ ra rằng, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. Thêm vào đó, khi cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món súp ngon lành từ thịt hầm. Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng.

Một số quốc gia phương Tây và các nước phát triển hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của Bộ Y tế. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá.

Chính bởi tin tưởng vào quảng cáo, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn bột nêm như một thứ gia vị hoàn toàn tự nhiên, tốt cho sức khỏe và dùng thoải mái cho trẻ nhỏ. Nhiều người bị dị ứng với bột ngọt đã chuyển sang ăn bột nêm mà không hay biết vẫn đang ăn phải bột ngọt. Hậu quả là, một số trường hợp dùng quá nhiều bột nêm đã hứng chịu các biểu hiện bị ngộ độc hóa chất như bị dị ứng, nổi mẩn, ngứa, nhức đầu, xây xẩm mặt mày, ... phải tới chữa trị tại các cơ sở y tế.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Do vậy, việc sử dụng bột nêm hợp lý chỉ có thể phụ thuộc vào sự thông minh và tỉnh táo của người tiêu dùng. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, mọi người nên hạn chế sử dụng bột nêm cho bữa ăn hàng ngày. Thay vì phải dùng chất phụ gia như bột ngọt hay bột nêm, các bà nội trợ được khuyên nên chịu khó mua tôm, cá, thịt tươi để tạo món ăn thơm ngon, đủ chất và vẫn an toàn cho gia đình. Còn trong trường hợp một thành viên trong gia đình bị ngộ độc bột nêm, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể