Màn hình siêu nhẹ OLED là màn hình gì? Nghe nói Màn hình siêu nhẹ OLED sẽ hất cẳng LCD điều này đúng không?

[:-/]
desight
desight
Trả lời 15 năm trước
- Một thế hệ màn hình mới tiết kiệm điện, siêu mảnh mai đang tìm đường đổ bộ xuống thị trường. Rất có thể một ngày không xa, chúng sẽ thách thức, thậm chí là hạ bệ đàn anh LCD, vốn vừa nặng, vừa dày hơn lại ngốn điện "khủng khiếp". Sở dĩ loại màn hình mới nhẹ, mỏng và tiêu thụ ít điện năng hơn thế hệ màn hình tinh thể lỏng là vì chúng có khả năng... tự phát sáng, thay vì phải huy động đến đèn nền như hiện nay. Với kích cỡ và vòng eo hiện tại, khả năng ứng dụng của nó vào smartphone, máy chơi game và máy nghe nhạc cầm tay là đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, giới quan sát đều nhận định rằng sẽ phải mất nhiều năm nữa, thế hệ màn hình mới mới có thể qua mặt được LCD. Còn hiện tại, đối thủ lớn nhất của LCD chính là diode phát sáng hữu cơ OLED. Nhẹ hơn, mảnh hơn, tiết kiệm hơn Một màn hình OLED đời mới có thể chỉ mỏng bằng một nửa so với màn hình LCD cùng cỡ, và mức tiêu thụ điện năng của nó cũng chỉ bằng 60% so với đối thủ. Hiện nay, OLED đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều trong các loại máy nghe nhìn cầm tay của các thương hiệu Samsung Electronics, Regins và ĐTDĐ Kyocera. Ngay đại gia Sony của Nhật Bản cũng dự định bán ra thị trường một mẫu TV cỡ nhỏ sử dùng màn hình OLED vào cuối năm nay. "Trong một thiết bị cầm tay thì màn hình bao giờ cũng là bộ phận ngốn điện nhiều nhất. Việc cải thiện được hiệu suất của màn hình, vì thế, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của di động", nhà phân tích James Kim của Lehman Brothers cho biết. Ông Kim cũng dự đoán rằng rất có thể Apple sẽ phải chuyển sang sử dụng công nghệ màn hình LED trong những phiên bản iPhone sau này, bởi màn hình LCD cảm biến hiện tại "diệt pin" một cách tàn bạo. Pin hiện là vấn đề bị người dùng iPhone kêu ca khá nhiều. Thời gian đàm thoại liên tục của con dế này chỉ được chưa đầy 4 giờ, bằng một nửa so với thời lượng mà Apple ra rả quảng cáo. Các hãng TV giật mình Ngay các hãng chuyên sản xuất màn hình LCD cũng bắt đầu quay sang để mắt tới những công nghệ màn hình mới, nhất là khi giá LCD đã giảm tới một phần ba chỉ trong vòng 12 tháng qua. Samsung SDI hiện đã rụt rè sản xuất lô màn hình OLED đầu tiên, trong khi Chi Mei EL của Đài Loan thì đang sản xuất với... hết công suất. Theo dự đoán của hãng nghiên cứu iSuppli, thị trường dành cho màn hình OLED và LCD tiết kiệm điện sẽ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, đạt doanh thu 24 tỷ USD vào năm 2012. Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm sẽ không dưới 27%. Tất nhiên, phát triển một công nghệ mới bao giờ cũng tốn kém, vì thế nhiều hãng sản xuất màn hình LCD như LG.Philips đã lựa chọn một hướng đi khác: Cải tiến công nghệ LCD hiện hành, huy động các công nghệ kiểm soát điện năng đời mới và thay đèn nền bằng vi cảm biến quang. "Họ tìm mọi cách để cải tiến công nghệ hiện có. Nếu xu hướng này tiếp diễn và mạnh lên thì thị trường OLED sẽ phải chờ thêm vài năm nữa mới cất cánh hẳn được", ông Kim dự đoán. Chinh phục màn hình lớn Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan như vậy. Một số chuyên gia vẫn cho rằng đích đến cuối cùng của OLED sẽ không dừng lại ở màn hình nhỏ nhắn của các thiết bị cầm tay. Thay vào đó, chúng sẽ được sử dụng trên những TV có kích thước từ 20 inch trở lên. Muốn vậy, trước hết, các nhà sản xuất màn hình OLED cần phải cải tiến được chất liệu hữu cơ mà hai electrodes đang sử dụng cái đã. Giá thành cũng phải hạ thấp nếu muốn chinh phục thị trường đại trà, bởi hiện tại, giá bán của một màn hình OLED đang đắt hơn LCD tới 1,7 - 1,8 lần. Một công nghệ khác cũng có tiềm năng là màn hình OLED màu dẻo. Gần đây, LG.Philips có công bố một màn hình OLED cuộn được, màu sắc hoàn chỉnh với kích cỡ 4 inch. Tuy kích cỡ này là quá nhỏ cho một cuốn sách điện tử, song nó vẫn hứa hẹn nhiều ứng dụng hấp dẫn hơn nữa trong tương lai. "Đó mới chỉ là khúc dạo đầu mà thôi. Một ngày nào đó, các tờ báo, tạp chí sẽ được cập nhật thông tin hoàn toàn không dây nhờ những loại màn hình OLED dẻo kiểu này. Chúng có thể gập lại hoặc cuộn tròn y như cuộn giấy vậy", ông Chung Ho-kyoon, Giám đốc công nghệ của Samsung SDI cho biết. - Công nghệ diode phát sáng hữu cơ hứa hẹn sẽ mang đến chất lượng hình ảnh và khả năng tiết kiệm điện hiệu quả cho TV. Sony tuyên bố sẽ là công ty đầu tiên đưa ra thị trường một sản phẩm như thế. Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng đã nghe nói về tiềm năng của TV OLED. Sony, Samsung và Seiko Epson cũng đã trình diễn một số mẫu thiết bị mô phỏng. "Tính đến thời điểm này, TV OLED chưa tồn tại dưới dạng thương phẩm. Nó được trưng bày trong các triển lãm nhưng chưa ai có thể mua", Lawrence Gasman, một chuyên gia phân tích của hãng Nano Markets (Mỹ), nói. Câu hỏi hiện nay là khi nào các nhà sản xuất mới thực sự bán loại TV này và người tiêu dùng bình dân có đủ khả năng sở hữu chúng. Mới đây, Sony khẳng định sẽ trình làng các sản phẩm 11 - 27 inch vào năm tới và giới chuyên môn dự đoán giá mặt hàng đó phải tầm 800 USD - 1.000 USD. Toshiba cũng dự kiến bán màn hình OLED 30 inch trong năm 2009.