Các yếu tố nào ảnh hưởng tới xã hội hóa?

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Tại Hội nghị về đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh : "Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, đồng thời xây dựng cơ chế huy động các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này". Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và du lịch được tổ chức hôm nay 17/12 tại Hà Nội. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, xã hội hóa là để phục vụ nhu cầu của nhân dân tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đa dạng trên từng lĩnh vực ngày càng cao, trong đó người nghèo và các đối tượng chính sách được phục vụ tốt hơn phù hợp với điều kiện của đất nước. Trên tinh thần đó, các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều khẳng định tiếp tục các hoạt động xã hội hóa nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao đều được đẩy mạnh, đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của đất nước. Thủ tướng gợi ý: Các đại biểu cần tập trung thảo luận vấn đề nhận thức về xã hội hóa, cơ chế chính sách, trong đó chú trọng đến đất đai, thuế, vốn...để đưa ra cơ chế quản lý nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mới, đổi mới cơ chế, tạo động lực tự chủ. Chẳng hạn như ngành y tế phải xây dựng cho được cơ chế về viện phí, ngành giáo dục phải xây dựng cơ chế về học phí, trên tinh thần người nghèo được miễn, những người cận nghèo được hỗ trợ, những người trung bình và khá giả được đóng góp phù hợp với mặt bằng chung của nền kinh tế. Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính cùng bàn bạc cụ thể với các Bộ, ngành chức năng để công bố những chỉ tiêu trong việc xã hội hóa các nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực này, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch tổng thể để định hướng và xác định bước đi cụ thể cho từng lĩnh vực, tăng cường công tác kiểm tra giám sát...nhằm tạo động lực thúc đẩy ngành giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao phát triển. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục củng cố các cơ sở dân lập, trong đó tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, giao quyền hạch toán tự chủ và khuyến khích các loại hình ngoài công lập phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận sâu về những cơ chế chính sách để Chính phủ ban hành Nghị quyết sát thực với tình hình phát triển của đất nước đưa công tác xã hội hoá tiếp tục thực hiện với hiệu quả cao. Tại hội nghị, ngày 17/12, các đại biểu đã tập trung thảo luận đánh giá sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao và du lịch. Báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nhận định: Nghị quyết 05 của Chính phủ đã được triển khai sâu rộng trên phạm vi cả nước, phù hợp với xu thế phát triển, phù hợp với hội nhập kinh tế khu vực và thế giới... đã từng bước mang lại một sinh khí mới trong lĩnh vực này. Bước đầu đã thu hút được nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế trong xã hội tham gia, góp phần thúc đẩy sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch phát triển. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, nhận thức và cơ chế về xã hội hóa trên lĩnh vực này vẫn chưa được quan tâm, do đó cần tạo động lực thúc đẩy... là đánh giá của Chính phủ trong Hội nghị toàn quốc về tình hình thực hiện xã hội hóa ở lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao năm 2002, tổ chức tại Hà Nội sáng nay. Chính phủ cũng cho rằng, khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội ở những lĩnh vực trên đã được mở rộng và nâng cao, nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hiện nay, cả nước có khoảng 82.000 cơ sở ngoài công lập, 10% trong số đó là bán công, 23% dân lập và 67% tư nhân. Sự "khai hoa" đồng loạt của những trung tâm ngoài công lập đã góp phần thực hiện công bằng xã hội, đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân ở mọi vùng, miền trong việc nâng cao dân trí, sức khỏe, cải thiện đời sống văn hóa... Tuy nhiên, những cơ sở này tập trung chủ yếu ở thành phố, khu công nghiệp, những nơi kinh tế phát triển. Riêng Hà Nội và TP HCM, số cơ sở đã chiếm 1/3, trong khi 16 tỉnh miền núi và Tây Nguyên chưa được 1/10. Trước sự mất cân đối này, phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Toản - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - nhận định, những vướng mắc hiện tại trong công tác này không dễ giải quyết, bởi nhận thức của người dân cũng như cấp "chỉ huy" còn hạn chế. "Tồn tại lớn nhất của tiến trình xã hội hóa là tiến độ thực hiện quá chậm so với tiềm năng; mức độ phát triển xã hội cũng không đồng đều ngay cả ở những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội như nhau", ông nói. Theo đánh giá của Chính phủ, vấn đề này còn tồn tại là do nhận thức chưa đầy đủ của người dân về chủ trương, chính sách mới của nhà nước. Công tác hướng dẫn, phổ biến chính sách chưa thực sự sâu, rộng đã dẫn đến những hiểu biết lệch lạc về đường lối. Một số người cho rằng, xã hội hóa là tạo điều kiện cho quá trình phát triển tư nhân mà không chú trọng đến mục tiêu và định hướng xã hội. Thậm chí, không ít người coi xã hội hóa chỉ là biện pháp huy động đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Trong khi đó, nhiều cơ sở ngoài công lập lại coi nhẹ trách nhiệm xã hội, chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế mà quên đi chất lượng phục vụ; có những trường hợp lợi dụng chính sách xã hội để thu lời bất chính gây nhiều bất bình trong dư luận. Ngoài ra, một số bất cập khác như phần lớn các cơ sở ngoài công lập còn nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, đội ngũ cán bộ vừa thiếu vừa yếu nên chất lượng xã hội hóa chưa cao. Đến nay, công tác xã hội hóa đã được triển khai ở cả 61 tỉnh, thành. Giáo dục được xem là lĩnh vực có nhiều biến chuyển rõ rệt nhất với hệ thống đào tạo ngoài công lập được thành lập ở tất cả các cấp bậc học. Từ năm 1997 đến 2002, vốn đầu tư bình quân cho giáo dục tăng 17,6%/năm - chiếm tỷ lệ cao nhất trong số đầu tư cho 4 lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế hoạt động chủ yếu dưới dạng phòng khám, trung tâm tư vấn y tế, dịch vụ bác sĩ gia đình và các cửa hàng thuốc tư nhân. Hệ thống cơ sở ngoài công lập cũng hình thành trên nhiều mặt hoạt động văn hóa nhưng tập trung nhiều ở biểu diễn nghệ thuật, in, phát hành, điện ảnh, sản xuất băng đĩa nhạc, các nhà văn hóa, thư viện, dịch vụ văn hóa... Đã có hàng trăm nghìn hộ đăng ký làm dịch vụ văn hóa; hình thành hàng chục nghìn đại lý băng hình, karaoke, vũ trường và đặc biệt là cafe-internet tư nhân. Việc xây dựng đời sống văn hóa được phổ biến tới tận nhiều tỉnh miền núi, vùng dân tộc ít người (tỉnh Sơn La có hơn 80 câu lạc bộ làng xã, thôn bản) với các hình thức: gia đình văn hóa, cộng đồng văn hóa, tập thể văn hóa... Nhiều thư viện, trung tâm sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật được thành lập ở địa phương. Trong lĩnh vực thể dục thể thao, công tác xã hội hóa được thực hiện chủ yếu dưới dạng câu lạc bộ và dịch vụ tập luyện: thể hình, thể dục thẩm mỹ, vật, bơi lội, bóng đá, quần vợt, bi-a, trường đua... chiếm gần 70% tổng số cơ sở thể dục thể thao. Có cơ sở tư nhân được đầu tư rất lớn như Sân vận động Lan Anh ở TP HCM.