Tại sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

[:(]
Order153
Order153
Trả lời 15 năm trước
Khi kê đơn thuốc, bác sỹ thường ghi rất rõ rằng thời gian uống của từng loại thuốc. Có loại uống sau khi ăn 30 phút, có loại uống trước khi ăn 1 tiếng, lại có thuốc dùng trong bữa ăn... Nhiều người cảm thấy phiền toái và không hiểu tại sao phải cầu kỳ như vậy. Những loại thuốc cần phải uống trước khi ăn Nhìn chung các loại thuốc là viên nang, mục đích muốn cho thuốc được hấp thu tại ruột. Vì vậy dược chất được bọc trong nang. Mặt khác thuốc bọc nang sẽ bị phá hủy ở môi trường kiềm tức có độ pH>7. Do đó nếu uống trước khi ăn thuốc vào dạ dày nhờ có dịch toan (pH<7) nên thuốc không bị phá hủy và chờ xuống ruột non có độ pH kiềm thì bao nang của thuốc mới bị phá hủy và giải phóng dược chất. Khi này dược chất được hấp thu tại ruột và có thể tác động trị liệu của thuốc trên các tổn thương ở thành ruột... Hoặc như tetracyclin uống khi đói vì khi này tại dạ dày do chưa ăn gì nên có độ pH<3 (toan) thì thuốc này lại dễ tan, nhưng khi độ pH>5 thì tetracyclin hầu như không tan. Do vậy, người ta đã lợi dụng tính chất này để thuốc chậm hấp thu, tránh được các tác dụng phụ. Ví dụ uống tetracyclin (kể cả doxycyclin, minocylin) vào lúc no. Những loại thuốc cần phải uống trong khi ăn Đó là các loại thuốc mà các hạt thuốc có kích thước làm ảnh hưởng tới cường độ hấp thu như griseofulvin, nitrofurantoin, spironolacton... nên uống trong bữa ăn thì dịch dạ dày và thức ăn sẽ nhào nặn giúp các hạt thuốc trộn đều làm tăng độ ẩm và dễ hấp thụ. Hoặc thuốc tan trong mỡ (lipid) mạnh cũng nên uống vào trong bữa ăn giàu lipid như sulfamid, griseofulvin, phenytoin, carbamazepin, ketoronazol. Ngoài ra còn thấy những loại thuốc cần phải uống trong khi ăn hoặc là khi no vì sợ thuốc gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, như vậy khi ăn no hay đang ăn sẽ làm cho độ pH của dịch vị bớt toan (pH >3) như các thuốc thuộc loại corticoid hay kháng viêm không steroid như aspirin chẳng hạn. Tuy nhiên, người ta cũng thấy khi uống aspirin lúc no thì độ pH dạ dày chuyển về kiềm tính cũng làm cho khả năng hấp thu thuốc này bị giảm. Vì vậy nếu muốn uống khi chưa ăn cần phải sử dụng loại thuốc có tác dụng bao che niêm mạc dạ dày trước rồi mới uống thuốc loại này. Những loại thuốc cần uống sau khi ăn Có những loại thuốc uống trong hay sau khi ăn lại làm tăng khả năng hấp thu như propranolol, metoprolol, spironolacton, griseofulvin, digoxin, phenytoin, carbamazepin, vitamin B2... Song cũng có những loại thuốc uống trong bữa ăn sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc như INH, atenolol, acid valproic, erythromycin... Tuy nhiên cũng có những loại thuốc không ảnh hưởng đến ăn no như oxazepam, métronidazol, spiramycin, pindolol, erythromycin base... Có những loại thuốc lại tạo phức được với những thành phần của các thức ăn cũng làm giảm cường độ hấp thu của thuốc như tetracyclin tạo phức với Ca, Mg, Fe, Al, có trong thức ăn hay atenolol với Ca, muối Fe với Ca, Mg, phosphat, hoặc paracetamol với pectin. Đối với levadopa nếu ở lâu trong dạ dày sẽ bất lợi do đó cần uống xa bữa ăn lúc dạ dày rỗng.