Đau tinh hoàn là bệnh gì ??

[size_5]Mình đã có gia đình, trước đây quan hệ bình thường, hiện nay khi quan hề nhiều thì bị đau nhói chỗ tinh hoàn. Nếu quan hệ nhiều thì khá đau, nếu quan hệ ít thì ít đau hơn, không quan hệ thì không đau. Chỉ mơi bị cách đây 2 tháng. Mình rất lo ??? Hiẹn tai thì chưa đi khám đc, nhưng nếu phải đi khám thì cũng xin cho biết chỗ nào uy tín[/size_5]
Vương Diệp Anh
Vương Diệp Anh
Trả lời 14 năm trước
1. Nhiều người cứ bé cái lầm rằng dương vật là bộ phận chính của đấng nam nhi nhưng mọi sự lại do hai “ông đạo diễn” là tinh hoàn, còn dương vật chỉ là diễn viên chuyên nghiệp mà thôi. Mối quan hệ “đạo diễn - diễn viên” rất khăng khít nên anh này ho thì anh kia cũng hắt hơi. Trên đầu hai “ông đạo diễn” đều có cái nón chụp lên, các nhà giải phẫu học đặt tên chúng là “mào tinh hoàn”. Mào tinh hoàn có thể xem như nơi tập trung tinh trùng sau khi được sản xuất từ hai “nhà máy” tinh hoàn đổ về. Chúng sẽ được bồi dưỡng, huấn luyện đảm bảo “binh hùng, tướng mạnh” chờ dịp xuất quân. Mỗi lần tiến công chúng điều binh từ 200 triệu đến 500 triệu quân tinh nhuệ, phóng vào ống dẫn hòa chung với tinh tương. Tinh tương là “thực phẩm” nuôi tinh binh nên chúng mới vượt “ngàn trùng xa cách” mà đến bến đợi là 1/3 ngoài vòi trứng. Cứ như bạn kể thì bạn bị viêm mào tinh hoàn. Viêm không đặc hiệu thường do tạp khuẩn lội ngược dòng nước tiểu mà chạy ù lên mào tinh hoàn và tới luôn tinh hoàn. Viêm đặc hiệu thường là những bệnh lý lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, có thể do vi khuẩn lao đi theo đường máu đến thăm viếng nơi đây. Nếu bạn thấy đau liên tục lại sốt, nhìn thấy bìu sưng đỏ, sờ vào đau thì bạn phải tới ngay Bệnh viện Bình Dân để được điều trị. “Giống má” nằm ở nơi chiến sự đang diễn ra ầm ầm như thế, binh lính chẳng chết cũng bị thương. Đó là chưa kể các loại vi khuẩn làm tắc đường, sau này diệt hết chúng rồi nhưng đường ra bị bít thì kể như tinh dịch chỉ có “nước” mà không có “cái” lấy gì duy trì nòi giống. 2.Nguyên nhân của vấn đề bạn đang gặp phải là do viêm tuyến tiền liệt. Triệu chứng của bệnh này là đi tiểu nhiều, đau khi bài tiết hoặc xuất tinh, dòng nước tiểu yếu. Có một vài loại viêm tuyến tiền liệt. Đôi khi viêm là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Điển hình, mủ và vi khuẩn thường được tìm thấy trong dịch của tuyến tiền liệt. Xét nghiệm nước tiểu sẽ bình thường trừ phi nhiễm trùng đã lan đến bàng quang. Do bạn không miêu tả hết các triệu chứng bạn gặp phải nên không thể khẳng định về vấn đề này. Bạn nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế có uy tín để xác định được nguyên nhân cụ thể và có hướng điều trị tích cực.
Lê Thị Thùy Linh check gia
Lê Thị Thùy Linh check gia
Trả lời 14 năm trước
Như bạn mô tả thì khó có thể nói chính xác bạn bị đau ở tinh hoàn hay do hệ luỵ của chứng bệnh nào đó. Tuy nhiên, các nguyên nhân thường gặp gây cảm giác đau đớn ở tinh hoàn là: Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nếu là giãn nhẹ (độ 1) thì thường không đau, giãn nặng (độ 3) sẽ gây đau hoặc cảm giác nặng và khó chịu ở vùng bìu. Cách chữa là thắt tĩnh mạch bằng kỹ thuật mổ nội soi. Ung thư tinh hoàn: Khối ung thư phát triển thành cục cứng trong tinh hoàn, có lúc sờ thấy cứng ở đỉnh hay mặt sau, kèm cảm giác đau hoặc hơi đau, đôi khi có thêm cảm giác nằng nặng ở bẹn hoặc bìu, gây sốt. Đối với những thể ung thư tinh hoàn thường gặp (như ung thư tuyến tinh), nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi đạt gần 100%. Trên thực tế, ung thư tinh hoàn hiếm gặp ở độ tuổi 15 - 25, thường từ độ tuổi trung niên trở lên mới dễ mắc. Chấn thương hoặc viêm nhiễm ở “đèn dầu”: Nếu bạn bị đau kèm theo triệu chứng tinh dịch có màu hồng hoặc đỏ thì có thể do chấn thương ở bộ phận sinh dục, hoặc viêm nhiễm ở tinh hoàn (viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm ống dẫn tinh), hay có khối u ở tuyến tiền liệt. Xoắn tinh hoàn: Khi mắc chứng này, ống dẫn tinh của bạn bị tắc nghẽn và giảm lượng máu lưu thông đến đây. Bệnh dễ gặp ở tuổi dậy thì. Bạn cũng có thể bị đau tinh hoàn khi thủ dâm hoặc khi quá phấn kích trong quan hệ tình dục. Với tình trạng đau tinh hoàn như của bạn, bạn không nên chần chừ thêm nữa, cũng không nên tự ý dùng thuốc hay áp dụng bất cứ liệu pháp điều trị nào. Hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và kết luận kịp thời trước khi quá muộn. Trên thực tế, không ít trường hợp chủ quan, xem nhẹ những biểu hiện bất thường của “cậu nhỏ” đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như vô sinh về sau. Bạn cũng có thể tự thực hiện một số thao tác đơn giản để nhanh chóng phát hiện ra những bất thường của “cậu bé”. Ví như bạn dùng tay sờ nắn nhẹ nhàng quanh “cậu nhỏ”, nếu thấy xuât hiện cục cứng hoặc khối u thì nên tới gặp bác sĩ ngay. Các thao tác nên được tiến hành trong khi tắm và làm một cách chậm rãi.