Làm sao để phân biệt sốt xuất huyết với bệnh khác?

Chào các mẹ. Sắp vào mùa mưa, các mẹ cho hỏi làm thế nào để phân biệt bệnh sốt xuất huyết với các bệnh khác ạ? Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết là gì và khi nào thì điều trị tại nhà, giai đoạn này phải đưa đến bệnh viện?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Người nào cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết. Trẻ em, người lớn hay thậm chí người già cũng có thể mắc bệnh. Do đó, sốt xuất huyết là chuyện không của riêng ai. Mọi người phải cùng hành động phòng chống sốt xuất huyết mới có thể tạo ra hiệu quả cao và triệt để. Hành động rất đơn giản và không tốn thời gian. Mỗi tuần, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để thực hiện.
(1) Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy nắp kín các lu, khạp;
(2) Thay nước ở các bình bông; thả muối vào chén nước kê chân chạn;
(3) Dọn dẹp, loại bỏ vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, không để lăng quăng phát triển, nguy cơ lan truyền bệnh SXH.

Người nào cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết. Trẻ em, người lớn hay thậm chí người già cũng có thể mắc bệnh. Do đó, sốt xuất huyết là chuyện không của riêng ai. Mọi người phải cùng hành động phòng chống sốt xuất huyết mới có thể tạo ra hiệu quả cao và triệt để. Hành động rất đơn giản và không tốn thời gian. Mỗi tuần, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để thực hiện.

(1) Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy nắp kín các lu, khạp;

(2) Thay nước ở các bình bông; thả muối vào chén nước kê chân chạn;

(3) Dọn dẹp, loại bỏ vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, không để lăng quăng phát triển, nguy cơ lan truyền bệnh SXH.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Mỗi loại muỗi có thể truyền các bệnh riêng như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B... Dù loại muỗi nào với số lượng lớn cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Để giải quyết gốc rễ của vấn đề này, cần phải loại bỏ loăng quăng, bọ gậy, không để cơ hội phát triển thành muỗi. Nếu ngành y tế chỉ phun hóa chất thì chỉ diệt được muỗi trưởng thành, sau 7 ngày lại sinh ra muỗi từ loăng quăng, bọ gậy, hoặc có thả hóa chất diệt loăng quăng hay không để phát triển thành muỗi, thì cũng cần số lượng lớn và thường xuyên. Do đó cần sự tham gia của xã hội và cộng đồng:

1. Chính quyền các cấp chỉ đạo việc cải tạo vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, không để tồn động các vũng nước động, bãi rác… phát động các phong trào vệ sinh môi trường phòng bệnh.

2. Đối với cộng đồng, mỗi tuần, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để thực hiện:

(1) Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy nắp kín các lu, khạp; (2) Thay nước ở các bình bông; thả muối vào chén nước kê chân chạn; (3) Dọn dẹp, loại bỏ vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, không để lăng quăng phát triển, nguy cơ lan truyền bệnh sốt xuất huyết. Trong nhà: Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo bừa bộn để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi; Cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày; Làm lưới che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà; Dùng nhang xua muỗi, bình xịt diệt côn trùng, vợt điện trong những giờ cao điểm muỗi thường hoạt động (sáng sớm và chiều tối); Phun diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn (tổ, ấp, khu phố,...) chỉ thực hiện khi đúng chỉ định của cơ quan y tế địa phương và do cơ quan y tế thực hiện.

Lê Thảo Anh
Lê Thảo Anh
Trả lời 7 năm trước

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra, nên được gọi tên chính xác là sốt xuất huyết Dengue nhằm phân biệt với các bệnh sốt xuất huyết khác, vì có rất nhiều bệnh có triệu chứng khởi phát và diễn tiến giống với bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường bắt đầu bằng sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, da xung huyết, có thể có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Có trường hợp diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân vật vã, li bì, lừ đừ, đau bụng do gan to, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc, hoặc xuất huyết nặng, hoặc suy tạng, có thể tử vong.

Cách xử lý tốt nhất là đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất ngay khi bị bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và theo dõi. Bác sĩ là người quyết định nên điều trị tại nhà hay ở bệnh viện tùy theo diễn tiến bệnh của từng bệnh nhân.

Lưu ý bạn rằng nếu bệnh nhân được quyết định điều trị tại nhà, bạn cần nghe kỹ và làm đúng lời dặn của bác sĩ về cách chăm sóc và theo dõi tại nhà để phát hiện sớm khi bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng.