Ngủ dậy có nhiều đàm trong cổ và cứ bắt mình khạc hoài là sao???

Mấy bác cho e hỏi. Tình hình là mỗi khi ngủ dậy(sáng hay chiều đều giống nhau) trong cổ thường có rất nhiều đàm.Đàm thì ko đặc, chỉ là đàm màu trắng và e thấy nó cũng bt.nhưng rất khó chịu khi phải khạc nhổ. Mấy bác có cách gì chữa cái này ko?(e ko bít nó có phải là bệnh ko nữa??). E nghi là do e hút thuốc nhiều có đúng ko mấy bác????

fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
Trả lời 12 năm trước

Hichic, mình cũng bị vậy nè. Hôm nay, lên internet định tìm hiểu phương pháp "hút đờm" ở cổ họng. Nhưng nay lại thôi, vì sợ ảnh hưởng sức khoẻ nữa thì.
Mình sẽ bắt đầu:
(1) Mua muối Iot về pha với nước sôi. Ngày ngậm, súc miệng vào sáng, trưa, tối.
(2) Mua một ít mật ong về ngậm. Sau khi súc nước muối thì dùng hoặc lúc đói bụng.
(3) Mua kẹo dạng viên ngậm stre... gì đó. Ngày dùng 3-5 cái.
(4) Mua vào quả chanh hoặc gừng về cắt thành miếng mỏng rồi ngậm.


Sau 1 tuần chắc sẽ đỡ nhiều.
Dùng nước muối ở phương pháp (1) lại có lợi cho răng, lợi, nướu nữa chứ. Phòng và chữa bệnh hôi miệng cũng hiệu quả.

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Mình không rõ là bạn bị bệnh gì nhưng điều bạn cần làm là đi xét nghiệm đờm, chụp hình phổi để xem có gì không đã nhé. Ngoài ra mình có tìm đọc qua 1 bài viết về đờm bạn tham khảo nhé:

Đoán bệnh qua chất đờm


Đờm là chất nhầy do niêm mạc của đường hô hấp (gồm các nhánh khí quản, họng, mũi) tiết ra. Trong trường hợp bình thường, niêm mạc đường hô hấp tiết ra ít chất nhầy, làm đường hô hấp không bị khô quá, luôn được ẩm ướt. Ngoài ra chất nhầy còn có thể giữ lại vi khuẩn gây bệnh, giữ lại dị vật chui vào đường hô hấp... Trong chất nhầy đường hô hấp có chứa “lysozyme” có khả năng giết chết được vi khuẩn gây bệnh.

Bình thường, người ta không ho ra đờm, nếu có đờm thì phần nhiều là ho khạc ra vào buổi sáng sớm, số lượng ít, có màu trong, bóng nhẫy, chứng tỏ sự trao đổi chất của tổ chức phổi và tổ chức niêm mạc khí quản bình thường. Khi đường hô hấp có bệnh hoặc vào các thời kỳ khác nhau của bệnh thì đờm thay đổi cả về số lượng, màu sắc, độ đặc loãng, mùi vị... Vì thế nếu ta để ý quan sát kỹ sự thay đổi của đờm bằng mắt thường thì có thể phân biệt được.

Nhìn màu sắc của đờm

Màu trắng: có thể thấy trong bệnh viêm nhánh phế quản hoặc viêm phổi thường do cầu khuẩn gây nên.

Màu vàng hoặc màu vàng lục: điều đó chứng tỏ rằng viêm phế quản phổi đã có bội nhiễm.

Màu xanh lục: thường thấy ở bệnh hoàng đản (vàng da, vàng mắt), viêm phổi do chất casein, nhiễm trực khuẩn mủ xanh ở phổi.

Màu đỏ hoặc màu nâu: chứng tỏ trong đờm có máu hoặc có chất hemoglobin (Hb).

Màu hồng: thường gặp trong phù phổi cấp. Nguyên nhân thường do các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, truyền một lượng dịch quá lớn và nhanh tăng áp lực mao mạch ở phổi dẫn đến phù phổi cấp, bệnh nhân thường ho ra nhiều đờm, nhiều bọt màu hồng. Đó là một tình trạng “chết đuối trên cạn” cần phải được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tình mạng của bệnh nhân.

Màu gỉ sắt: thường thấy ở bệnh viêm phổi sán lá lớn. Bệnh nhân thường có sốt, đau ngực, ho có đờm màu gỉ sắt do huyết tương và hồng cầu trong phổi ngấm qua thành khí phế quản sau đó sẽ biến thành có mủ sánh, nó là một bệnh khá nguy hiểm trong bệnh phổi.

Màu lá cọ: thường gặp ở người có bệnh tim nên phổi bị sung huyết, mạn tính hoặc sau khi phổi xuất huyết có chứa các huyết dịch biến tính.

Màu sôcôla: thường gặp trong bệnh do amíp, nguyên nhân là amíp chui vào gan gây áp-xe gan, sau đó ổ áp-xe vỡ mủ thông với các nhánh khí phế quản phổi nên bệnh nhân sẽ khạc đờm màu sôcôla và nó có thể sẽ gây áp-xe phổi do amíp.

Màu đen, màu xám: thường gặp ở những bệnh phổi nghề nghiệp của công nhân các ngành: than, cơ khí, lò hơi... quanh năm hít phải khói bụi than gây viêm phổi và khạc đờm màu xám có lẫn cả bụi đất.

Tính chất và trạng thái của đờm

Đờm có chất nhầy không màu hoặc trong suốt, màu trắng nhạt: thường thấy ở các bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp, viêm nhánh khí quản cấp tính, viêm phổi thời kỳ đầu, viêm khí quản mạn tính. Đờm thường nhiều tương đối dính và có sủi bọt.

Đờm có mủ nhầy dưới dạng cục nhỏ có màu vàng: thấy nhiều ở bệnh cảm cúm, viêm khí quản phổi vào thời kỳ bắt đầu hồi phục.

Đờm ở dạng nước sền sệt, sủi bọt, trong suốt, loãng: thấy nhiều ở bệnh giãn nhánh khí quản, lượng đờm nhiều và long đờm.

Đờm có mủ dạng nước sền sệt, nếu để quan sát ta thấy lắng thành 3 lớp: trên là khối mủ sủi bọt, giữa là lớp sền sệt, dưới là bã mủ đục và chất hoại tử. Hiện tượng này thường gặp trong bệnh giãn khí phế quản có kèm bội nhiễm, đờm thường có nhiều vào buổi sáng sớm.

Đờm có mủ ở dạng cục, có màu vàng hoặc đặc quánh có màu vàng lục hoặc ở dạng nước mủ, không trong suốt: thường thấy trong viêm phổi có mủ, lao phổi, ung thư phổi có nhiễm khuẩn.

Đờm có mủ và có những sợi máu, tia máu: có thể thấy hiện tượng trên trong các trường hợp sau:

+ Nếu dính những sợi tia máu tươi gặp trong lao phổi, giãn khí phế quản có thể gặp cả trong viêm họng.

+ Đờm có máu màu đen thường thấy trong các bệnh tắc nghẽn ở phổi.

+ Đờm dạng bọt lẫn máu gặp trong phù phổi cấp.

+ Đờm lẫn máu, thời gian dài kèm đau ngực, mệt mỏi, sụt cân thì cần cảnh giác với ung thư khí quản.

+ Khạc đờm có sợi máu hoặc cục máu nhỏ vào sáng sớm vừa ngủ dậy thì cảnh giác với ung thư vòm họng.

Nhìn số lượng đờm

- Dịch đờm nhiều hơn bình thường một chút: có thể thấy ở viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi thời kỳ đầu...

- Dịch đờm số lượng lớn: gặp trong viêm phổi mủ, lao phổi có hang giãn nhánh, khí quản phế.

- Dịch đờm từ ít đến nhiều: chứng tỏ bệnh nặng lên và có thể kèm theo cả bội nhiễm.

- Dịch đờm từ nhiều mà ít đi: chứng tỏ tình trạng tuần hoàn toàn thân tốt dần lên, bệnh biến chuyển theo chiều hướng tốt.

- Dịch đờm từ nhiều bỗng nhiên giảm đi nhưng tình trạng cơ thể xấu đi như sốt cao hơn, mệt mỏi hơn, khó chịu hơn: có thể do tắc nghẽn nhánh khí phế quản làm đờm không dẫn lưu được ra ngoài, lúc đó ta phải kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, tăng cường dẫn lưu đờm ra chứ không nên cho uống kháng sinh bừa bãi hoặc vội thay thế kháng sinh khác, có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc và việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

hút thuốc nhiều cũng bị như thế nhưng chỉ khi nào sức khỏe kém mới bị, cắc sức khỏe em đang yếu vì nhiễm phong hàn nhiều hơn

Nguyen Manh Hung
Nguyen Manh Hung
Trả lời 12 năm trước

Mình cũng bị giống bạn, cứ phải khạc nhổ nhiều. Đi khám bác sĩ 2 lần, 1 lần ở phòng khám tư nhân, 1 lần ở Bệnh viện bạch mai (khoa hô hấp) đều cho uống kháng sinh nhưng mà uống thuốc chẳng đỡ. Chụp phổi không sao, Từ đó mình chẳng khám khung gì cả, ở khu phố của mình còn có người bị giống thế đã 25 năm rồi cũng không khỏi. Họ bảo là họ bị viêm xoang (xoang sau) nên đờm chảy xuống cổ họng.

Tôi nghĩ đúng là viêm xoang rồi. Có lẽ phải tìm thuốc bột của thấy lang việt nam, có duyên thì khỏi.

Nếu có ai chữa khỏi xin chia sẽ thông tin cho tôi học tập theo số mail: theduck24781@yahoo.com

Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 4 năm trước

Bác mua thuốc uống tiêu đờm thử xem sao

Xuân Ngọc
Xuân Ngọc
Trả lời 4 năm trước

thỉnh thoảng mình cũng bị giống bạn nhưng chỉ là do thời tiết kiểu bất thường. Nhưng mà nếu mà gặp thường xuyên thì mình nghĩ bạn nên đi khám.

Bạn nói là bạn có hút thuốc thì khả năng cao là do thuốc lá đấy bạn.

Nãi Nãi
Nãi Nãi
Trả lời 4 năm trước

Có thểbạn bị viêm họng rồi, hút thuốc thì không bị vậy đâu, chỉ bị viêm phổi thôi bạn nhé

Quân Lưu
Quân Lưu
Trả lời 4 năm trước

Bác thử pha nước muối loãng, xúc miệng thử xem có đỡ chút nào không

Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 4 năm trước

bạn thử dùng các loại thuốc tiêu đờm chưa, nếu dùng mà không thấy hiệu quả thì nên đi khám cho chắc

Linh
Linh
Trả lời 4 năm trước

bình thường đờm vẫn ở trong cổ họng mà bạn, nếu đờm ở họng lâu quá thì bạn nên mua thuốc uống