Hay sổ mũi và hắt xì hơi?

Cho e hỏi, tại sao khi trời lạnh thi em hay bị hắt xì và sổ mũi nữa. nó làm cho em rất khó chịu. Mong các bác sĩ hoặc các anh chị có kinh nghiệm tư vấn giúp em với. Em cảm ơn nhiều

trinh thi thu thuy
trinh thi thu thuy
Trả lời 13 năm trước

Bạn thân mến!

Có thể bạn đang mắc chứng viêm mũi dị ứng, tốt nhất bạn nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng!

Đê được hỗ trực tiếp bạn liên hệ: 1900 599 974 ấn phím 0!

Chúc bạn sức khỏe!

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

“Sổ mũi” tuy chỉ là một triệu chứng của cảm cúm nhưng nó lại gây cho người bệnh một cảm giác vô cùng khò chịu và biến họ thành một “ổ bệnh di động” khiến mọi người rất e dè khi tiếp xúc. Vậy tại sao ta lại bị sổ mũi và liệu có cách nào để mau chóng chấm dứt nó không ???

1. Tại sao ta lại bị sổ mũi?

Trung bình mỗi ngày có khoảng 9000 lít không khí đi qua lỗ mũi của một người trưởng thành đi vào phổi. Nhờ các tuyến niêm mạc mũi mà lượng không khí này được làm ẩm. Các tuyến này trung bình mỗi ngày tiết ra chừng 2 lít nước mũi.

Thông thường, nước mũi chảy dọc theo vách mũi sau và cổ họng, kế đó được đánh văng lên do các tế bào lông chuyển của niêm mạc mũi(những tế bào này lúc nào cũng phe phẩy qua lại và có công dụng như một cây chổi quét dọn nhưng vật có thể làm nghẽn lối thông khí lưu thông, đồng thời những nhu động này cũng làm cho nước mũi bay hơi để làm ẩm không khí).

Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ hong bị khô lại và trở nên dính như keo. Chất này làm nhu động phe phẩy của tế bào có lông chuyển chậm lại. Khi không còn cây chổi phe phẩy này đánh văng ra nữa, nước mũi sẽ đọng lại ở vách mũi sau....không khí ra vào mạnh thường tạo tiếng sột soạt... và như thế bạn bị sổ mũi.

2. Làm sao để chặn đứng được sổ mũi?

a/ Rửa mũi bằng nước muối:

Nước mũi đọng lại thành chất keo thường là nguyên nhân của sổ mũi, vì thế, ta nên rửa chất keo này bằng nước muối để các tế bào có lông chuyển có thể họat động bình thường trở lại (nước muối bạn pha nửa muỗng cà phê với khoảng 250 ml nước).

b/ Súc miệng bằng nước muối:

Cũng với dung dịch nước muối pha như trên ta ngậm một ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại tạo nên tiếng động trong cổ họng.
Làm như vậy ngoài việc rửa cổ họng, khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước mũi bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn.

c/ Uống nhiều nước:

Uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờmhay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Sẽ giúp bạn đỡ phải đằng hắng hơn. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất.

d/ Đừng ăn cay:

Có lẽ bạn từng có cảm giác nước mắt, nước mũi chảy ra khi ăn quá cay. Các chất như tiêu, ớt,... làm cho nước mũi chảy nhiều hơn.

e/ Chỉ dùng thuốc khi cần thiết:

Các loại thuốc antihistamine tuy làm bạn dễ chịu hơn nhưng thường gây buồn ngủ, bần thần, khó tập trung. Không nên sử dụng khi điều khiển xe hoăc máy móc.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Chắc là bạn bị cúm hoặc viêm mũi dị ứng:

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 17-25% dân số, có tần suất cao ở những người đi làm, đi học. Bệnh ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển do sự ô nhiễm không khí với nhiều kháng nguyên lạ xuất hiện. Những yếu tố thuận lợi khác gây dị ứng là: thời gian tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm trùng; yếu tố di truyền, nhân chủng học.

Tùy theo yếu tố gây dị ứng, người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng thành các dạng sau:

- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.

- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi...). Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.

- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Khi hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.

- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa...).

Các triệu chứng bệnh bao gồm:

- Ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng).

- Nhảy mũi (thường thành từng tràng dài liên tục).

- Chảy nước mũi.

- Nghẹt mũi (đôi khi gây mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ).

Có thể chẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bằng cách xét nghiệm dịch trong mũi, hoặc tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân (nếu nơi tiêm có quầng đỏ lớn hơn giới hạn bình thường thì đó là dị ứng). Một người có thể phản ứng dương tính với nhiều loại kháng nguyên.

Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng khiến người bệnh luôn nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi...

Việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu:

- Kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

- Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Chất phenylpropanolamine trong nhiều loại thuốc (như Contac, Decolgen) còn gây biếng ăn và có nguy cơ gây tai biến mạch máu não.

Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

- Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Bạn nên đưa mẹ đi khám tại bệnh viện Tai - Mũi - Họng, bạn nên trình bày kỹ với bác sĩ về quá trình diễn biến bệnh của mẹ bạn để các bác sĩ có hướng điều trị tích cực.

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.

lê minh hoàng kha
lê minh hoàng kha
Trả lời 13 năm trước

Mỗi khi bước ra ngoài phòng gặp gió lạnh là em lại bị sổ mũi. vậy có bị gì nghiêm trọng không ạ. nhưng em rất ngại đi khám, mong các bác sĩ, anh chị chỉ giúp em cách nào để không cần đi khám mà vẩn điều trị được bệnh hoặc là nên sử dụng thuốc gì đó. Em chân thành cám ơn

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

Em liên hệ yahoo chỉ cách trị đơn giãn và hiệu quả cho : phanthongankhuong