Bị nhiệt mãn tính chữa thế nào?

toi bi nhiet man tinh chua mai khong khoi 1 vet loet xe dai lan rong uong khang sinh ,khau vien thanhdeu khong khoi ai biet cách chua xin mach dum
styles
styles
Trả lời 15 năm trước
Theo các chuyên gia Y học Trung Quốc, có rất nhiều nguyên nhân gây phát sinh nhiệt, mùa hè cáu gắt thường là do thời tiết nóng nực, ẩm ướt gây nên, nhưng mùa đông sự bực tức lại là do sự khô hanh gây nên. Môi trường bên ngoài hanh lạnh còn không khí trong phòng khô nóng đều khiến sự thanh lọc của niêm mạc khí quản trở nên kém hơn, trực tiếp dẫn tới xoang mũi, đau họng… đồng thời ảnh hưởng tới sự cân bằng, ổn định của cơ thể, nếu như không chú ý điều chỉnh thức ăn, bổ sung lượng nước thì rất dễ mất cân bằng âm dương dẫn tới bị nhiệt. Ngoài ra, vào mùa đông người ta thường thích ăn thịt bò, dê để đỡ rét ví dụ như ăn các món lẩu, nướng, nhúng… tuy nhiên bản thân thịt bò cộng với các gia vị đi kèm như hành, tỏi, gừng, ớt, quế là các gia vị chua cay phối hợp với nhau, sau khi ăn xong các đồ ăn đó, cơ thể tích nhiệt, dễ bị nhiệt. Thêm nữa, chế độ nghỉ ngơi không đúng quy luật, ban đêm nghỉ không đủ, quá mệt mỏi cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới bị nhiệt. [b]Khi bị nhiệt nặng thì làm thế nào? [/b] Theo ý kiến của các chuyên gia, khi bệnh nhiệt ở mức độ nhẹ thì bản thân có thể tự điều tiết được. Ví dụ như tăng nhiệt độ trong phòng, cải thiện thành phần của bữa ăn và các thói quen trong cuộc sống, không nên tiếp tục ăn các đồ ăn cay nóng, nên lựa chọn một số loại hoa quả ngọt để “chế ngự bệnh nhiệt”, ngừng uống rượu, hút thuốc hoặc thức đêm, nên chú ý vệ sinh răng miệng, siêng súc miệng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ đồng thời nên chịu khó ra ngoài vận động, ra mồ hôi nhiều để có thể gia tăng sự “tiêu nhiệt” của cơ thể. Nếu như bệnh nhiệt đã nặng hơn một cách rõ rệt, một tuần rồi mà vẫn chưa đỡ, nên kịp thời nhờ tới sự can thiệp của các bác sĩ. Các chuyên gia đặc biệt lưu ý rằng, mọi người không nên uống thuốc “thanh nhiệt” một cách tùy tiện, dùng thuốc không đúng hoặc dùng quá nhiều đều có thể gây tác dụng ngược lại. [b] Để phòng bị nhiệt cần ăn uống đúng cách[/b] Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để tránh bị nhiệt, các chuyên gia cho biết, trước tiên nên đảm bảo độ ẩm không khí trong phòng, trong hệ thống sưởi, hệ thống điều hòa không khí trong phòng có thể bố trí thêm bộ phận chứa nước sạch, hoặc trang bị thêm máy làm ẩm không khí để độ ẩm trong phòng luôn được duy trì ở mức khoảng 50%, lúc bình thường nên chú ý bổ sung nước cho cơ thể, thường xuyên uống nước ấm hoặc các loại trà đắng, trà hoa cúc, trà hoa kim ngân… thúc đẩy tuần hoàn lớp biểu bì. Đồng thời, chú ý duy trì cân bằng ăn uống, cân bằng lượng thịt, trứng, sữa, rau, hạn chế các đồ ăn cay, ăn nhiều các loại rau có tác dụng thanh nhiệt như mướp đắng, cải, đu đủ, bí đỏ, củ cải trắng. Không ăn nhiều các loại thực phẩm như măng khô, cần tây; nên ăn nhiều các loại quả như lê, táo, chuối tiêu và mía. Không nên ăn nhiều các loại quả như dứa, quýt. Các bạn thử theo đường link dưới đây để tìm hiểu về bệnh này: [url=http://www.ykhoanet.com/yhocphothong/dalieu/03_0067.HTM]http://www.ykhoanet.com/yhocphothong/dalieu/03_0067.HTM[/url]
Tran Ty
Tran Ty
Trả lời 14 năm trước
các bác trả lời mỗi người một kiểu,không ai biết đâu mà lần. Quan trọng chúng ta phải có ý kiến nào hay ấy. Tôi thấy toàn mấy hãng thuốc lên đánh nhau trên này thôi. Bác nọ chê sản phẩm bác kia không tốt, dùng bao nhiêu mà không khỏi. Tôi thấy ý kiến chữa nhiệt miệng dùng thuốc bôi ngoài chỉ khỏi tạm thời, lại tái phát là đúng. còn nếu dùng thuốc chữa từ bên trong tôi thấy dạo này nhiều sản phẩm quá. toàn Thực phẩm chức năng để lừa người dân thôi. Tôi khuyên các bác nên tìm thuốc (như Khẩu viêm thanh...) mà uống vì được kiểm soát chặt chẽ hơn Thưc phẩm chức năng. Khi uống thuốc phải kết hợp với chế độ ăn uống giàu rau xanh, hạn chế bia rượu, thuốc lá, không ăn đồ cay nóng... Chúc các bác thành công.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn…Dưới đây là một số cách giúp bạn thoát khỏi căn bệnh gây khó chịu này.

1.Nguyên nhân

Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, do nhiễm khuẩn…

2.Biểu hiện

Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

3.Cách chữa trị

Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.

Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.

*Cách chữa tại gia:

- Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.

- Để điều trị, bạn cần uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.

- Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.

- Lấy một nhúm hạt mè đen sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày sẽ mau khỏi( cách này vô cùng công hiệu đối với ai thuộc thể âm hư hỏa vượng, thận âm hư…)

- Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc , và phải uống đủ 1,5-2l/ngày

- Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.

- Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.

- Uống cà phê đen nóng (ngày 01 tách (phin) ).

- Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.

- Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.

- Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.