Đố các bác biết chè lam được làm từ những nguyên liệu gì?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước
Chào bạn
Chè lam của Thạch Xá có từ lâu đời là bánh lễ tổ tiên trong ngày giỗ, tết, lễ ở chùa đồng thời bánh chè lam còn là quà bánh cho Phật tử đi chùa Tây Phương.

Nguyên liệu chính để làm chè lam chính là bột nếp và có thêm một số gia vị như: Gừng tươi, bột quế, hạt tò ho, lạc rang, mạch nha…Nguyên liệu làm chè lam rất đơn giản, nhưng cách làm đòi hỏi công phu trong từng khâu nhỏ.

Cách chọn lúa nếp là công việc quan trọng bước đầu. Nếu cẩn thận phải chọn loại giống nếp cái hoa vàng, nếu không cũng phải là nếp nhung. Loại lúa này có hương vị thơm và dẻo. Hạt thóc phải đều nhau, hạt to và mẩy. Thóc được phơi khô có thời gian ngủ (tức là đóng trong bồ) khoảng một tháng trở lên càng tốt.

Thóc nếp đưa vào chế biến bằng khâu đầu đem rang thóc. Mỗi mẻ rang chỉ sét bát thóc. Khi rang phải chú ý đun nhỏ lửa, nhưng vẫn phải cho ngọn lửa cháy đều. Rang thóc bằng chảo gang, dùng đũa cả đảo đều tay để thóc nở đều thì mới có bỏng nổ đều và trắng ngon. Sau đó đem bỏng ra nghiền thành bột. Dùng dây bột lọc bột hạt nhỏ làm sao khi mó tay vào bột phải thấy mát, mịn là được. Khâu thứ hai là chọn và chế biến các loại gia vị. Chè lam là loại bánh ngọt, nên khi làm bánh phải cho đường hoặc mật vào. Nếu là loại bánh làm bằng đường thì phải chọn đường tinh trắng không có sạn. Còn làm bằng mật thì phải là mật mía de, loại mía nhỏ cây nhưng đanh, chắc. Mật mía de ngọt gắt, nhưng lại rất thơm. Loại chè lam được làm bằng mật mía de thì vừa có hương thơm của mật, lại vừa có hương thơm của mùi bột lúa nếp. Dù là mật hay là đường thì cũng phải đem nấu, và nấu với mạch nha. Nấu khi nào nhúng đũa vào, rút ra thấy mật kéo thành dây mảnh sáng như gương là được. Nếu đun mật già lửa thì mật sẽ bị khét, chè lam bị rắn. Còn đun non lửa thì chè lam sẽ bị nhão, không bảo quản được lâu.

Khi đun được mật thì bắt đầu cho bột nếp, lạc rang, nước gừng tươi…cùng một số hương liệu khác quấy đều. Sau đó đổ ra nhào kỹ. Khâu nhào luyện bánh cũng không kém phần quan trọng, người làm phải lấy hai cùi tay, rướn cả sức dồn lực vào, vật đi, vật lại làm cho tới khi bánh dẻo đều, mới có độ dai. Bánh chè lam để được lâu cũng là ở khâu canh mật, luyện nhào thật kỹ, mịn.
Ngày xưa chè lam đóng trên quả tròn biểu tượng như bầu trời. Dùng dao cắt từng miếng gói vào là khô. Gần đây, chè được đóng khuôn cho vào hộp in nhãn đẹp. Hàng năm, cứ vụ mùa thu hoạch lúa nếp xong, ở Thạch Xá bắt đầu vào chiến dịch làm bánh chè lam phục vụ khách tham quan lễ Phật ở chùa Tây Phương. Từ những tháng giáp Tết Nguyên đán đến hết mùa xuân du khách đi chùa đông, sản phẩm bánh chè lam là một món quà đặc sản của quê hương đất Phật. Từ ngàn xưa, người ta đã xếp chè lam Thạch Xá vào món ăn thuộc kho tàng văn hoá ẩm thực của miền quê xứ Đoài.
Hình Ðính Kèm Click image for larger versionName:1.jpgViews:0Size:63.3 KBID:123136 Click image for larger versionName:2.jpgViews:0Size:20.4 KBID:123138 Click image for larger versionName:4.jpgViews:0Size:25.0 KBID:123140
ocnhoi
ocnhoi
Trả lời 13 năm trước

Mỗi vùng miền củađất nước tađều có những sản vật địa phương ngon, lạ miệng để nhớ mãi. Nếu đã từng qua Hà Tây, bạn không thề không biếtđếnbánh chè lam.

Chè lam là một loại bánh cổ truyền của người dân xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Tây. Ngày xưa, chè lam thường được làm trong các dịp lễ, Tết. Giờ đây, món bánh này không chỉ là đặc sản của người dân Hà Tây mà còntheo chân du khách đi tới mọi phương xa.

Nguyên liệu để làm bánh chè lam rất đơn giản: bột nếp rang, đậu phộng rang, gừng, mạch nha. Thế nhưng, để bánh ngon và đạt chuẩn, các nguyên liệu trên phải chọn lọc thật kỹ. Đầu tiên, nếp để làm bánh chè lam phải là loại nếp cái hoa vàng có hạt to, chắc và đều; mật mía phải là thứ mật mía sánh, đặc (nếu thay bằng đường kính thì phải chọn loại đường kính trắng tinh).

Khâu chế biến chè lam là một quá trình rất công phu, tỉ mỉ và người nấu chè phải kiên nhẫn. Nếp sau khi chọn lọc kỹ lưỡng, sẽ được cho vào chảo rang, quá trình này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm trong việc “canh lửa”, lửa phải đều, không được to quá cũng không được nhỏ quá, tay luôn đảo đều để nếp chín đều, không bị sượng.

Sau khi rang vàng xong, để nguội và dùng cối xay để tạo thành thứ bột mịn. Song song với việc đó, các nguyên liệu cũng phải chuẩn bị sẵn sàng: đậu phộng rang vàng, bẻ đôi, gừng thái sợi.

Tiếp theo là khâu thắng mật, khâu này đòi hỏi người làm chè lam phải có kinh nghiệm nhiều. Mật phải chọn mật sánh và đặc, sau đó cho vào chảo thắng cho đều tay. Điều quan trọng của công đoạn này là mật phải đạt đủ độ chín, dùng đũa nhúng vào mật, nếu thấy mật dính thành sợi mảnh thì đã được. Không nên đun quá già lửa, như vậy mật sẽ bị khét và làm chè lam bị rắn, còn nếu đun lửa non thì bánh chè lam sẽ bị nhão. Khi mật đã nấu xong, nhanh tay và khéo léo cho bột nếp, gừng và đậu phộng vào đảo đều.

Sau khi bột đã chín, để ra bàn để nhào. Để chống dính cho bánh chè lam, người ta thường rắc bột nếp đã rang vàng lên bàn làm lớp áo cho bánh, sau đó cán hỗn hợp đã nấu trên lớp “áo” này nhiều lần cho đến khi bánh dẻo, có độ dai. Lúc đó, chiếc bánh chè lam đã hoàn thành.

Bánh chè lam ngonlà sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu: độ dính của mật, độ mịn củabột.. Điều đó đòi hỏi sự kỹ lưỡng, tay nghềcủa người làm bánh cao.Bánh chè lam có đầy đủ các hương vị nên rất hấp dẫn: đó là vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay của gừng, một chút bùi của đậu phộng. Tất cả đem đến cho chiếc bánh một hương vị nồng nàn đến ngất ngây.

Những ngày trời thu mát lạnh, được thưởng thức món bánh này thật là thú vị.Thái bánh thành từng khoanh nhỏ, rồi ăn chậm rãi cùng với trà. Cắn một miếng bánh chè lam dẻo dẻo, uống một ngụm trà, vị ngọt lành biết bao!