Sinh viên mới ra trường chưa đi làm tìm kinh nghiệm ở đâu?

mình mới ra trường chuyên ngành kế toán kiểm toán trường đại học công nghiệp hà nội

ra trường được mấy tháng nay rồi mình tìm việc và nộp hồ sơ rất nhiều công ty nhưng mình mới ra trường nên không được các nhà tuyển dụng liên hệ lại cho mình. Mình có gọi điện hỏi thì người ta bảo mình chưa có kinh nghiệm thực tế. Thế những người mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì thất nghiệp hết ah. huhu. Mình làm thế nào để tìm được việc đây. Hiện tại gia đình lại gặp khó khăn nên cứ thúc dục mình cố gắng tìm việc, mỗi buổi sáng ngủ dậy là đầu óc mình chỉ hiện lên : làm sao có việc có tiền chi tiêu hàng ngày ở hà nội. sao các nhà tuyển dụng không hiểu cho những người mới ra trương dù mới ra trường những các kiến thức mình nắm vững mà. sao không cho những người như mình một cơ hội để có thể khẳng định mình. ai giúp mình giải đáp giúp mình với?

thachanh
thachanh
Trả lời 12 năm trước

Xu hướng việc làm Mới tốt nghiệp

Xu hướng việc làm Mới tốt nghiệp

1.Việc làm mới tốt nghiệp

Bước chân vào trường đại học, hầu hết tân sinh viên nghĩ rằng cứ chịu khó học hành thì khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Không thể phủ nhận chất lượng ĐT chuyên môn của đội ngũ SV mới ra trường ngày càng được nâng cao, các kỹ năng cũng dần được hoàn thiện, song theo một số NTD, đó mới chỉ là điều kiện cần khi bắt tay làm việc. Yếu tố chuyên ngành ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội VL của SV mới ra trường tại các đô thị lớn. Song, bên cạnh những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, lời khuyên của nhiều NTD là các ứng viên cần thể hiện một tâm thế và mục tiêu rõ ràng, trước khi quyết định nộp đơn xin việc.

Chỉ có 15% lao động đáp ứng được yêu cầu việc làm sau khi ra trường, 48% lao động được qua đào tạo, và có đến 52% lao động chưa qua đào tạo đang làm việc trong các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất... Đa phần điểm yếu của sinh viên là còn thiếu tự tin về ngoại ngữ và công nghệ trang thiết bị vì thế khi làm việc với chuyên gia nước ngoài.

Những sinh viên mới tốt nghiệp và đi làm đa phần vẫn còn những hạn chế khi làm việc tại các doanh nghiệp do chưa thấy được tầm quan trọng của những yêu cầu về các kỹ năng “mềm” (soft skill) này. Chưa nắm rõ qui trình làm việc nên các bạn thường làm việc không hiệu quả như mong muốn và lúng túng khi xử trí những vấn đề nảy sinh trong công việc. Do chưa thích nghi với môi trường văn hóa nơi công sở nên các bạn gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hòa đồng với đồng nghiệp và cấp trên.

  1. Vai trò của việc làm mới tốt nghiệp

Về phía ứng viên:

Sinh viên mới tốt nghiệp thường gặp khó khăn trong mối quen biết với những cơ quan phù hợp với chuyên ngành của mình. Vì vậy, không nhiều bạn tìm việc làm tốt trong các cơ quan lớn. Đa phần, sinh viên mới ra trường tìm việc làm ở những đơn vị dễ tuyển dụng để tranh thủ làm việc và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp.

Việc làm mới tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên nâng cao kiến thức chuyên ngành và tích lũy kinh nghiệm cho công việc lâu dài.

Đây cũng là thời gian để sinh viên kiểm chứng kiến thức chuyên ngành và tạo bước đệm cho quá trình phát triển công việc.

Về phía nhà tuyển dụng:

Một thực trạng dễ thấy của hoạt động đào tạo trong nước hiện nay là sự chênh nhau giữa kiến thức đào tạo và công việc thực tế. Sinh viên mới ra trường thường không bắt kịp trình độ công nghệ và kiến thức mới từ môi trường thực tế. Bên cạnh đó, tư duy học thụ động trong trường cũng là một nguyên nhân khiến các bạn thiếu kiến thức thực tế . Khi chọn được ứng viên, với một số ngành, các nhà tuyển dụng phải tiến hành đào tạo lại hoàn toàn về chuyên môn. Vì vậy, hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên những cho những sinh viên mới ra trường có chuyên môn tốt để tiến hành đào tạo theo đúng nhu cầu của mình. Nhu cầu tuyển lao động có kinh nghiệm vẫn nhiều nhưng không còn như trước đây. Nhiều đơn vị cho biết, họ thích những sinh viên mới ra trường. Đối tượng này luôn năng nổ làm việc và khát khao cống hiến trong môi trường mới. Hơn nữa, nhà tuyển dụng có thể xem đây là những “tờ giấy trắng” để đào tạo nghiệp vụ theo đúng với yêu cầu của mình.

Do đó, khoảng thời gian thử sức của sinh viên mới ra trường chính là giai đoạn quan trọng nhất với cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp thật sự, sinh viên mới ra trường sẽ có cơ hội học hỏi, tiếp thu thêm kiến thức chuyên môn và “chạy đà” cho những nấc thang sự nghiệp sau này.

3.Tương lai của việc làm mới tốt nghiệp trong hệ thống ngành nghề

Kinh nghiệm làm việc là ác mộng đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Khi đi phỏng vấn tìm việc làm, ứng viên mới tốt nghiệp thường toát mồ hôi với câu hỏi: “bạn đã từng làm việc ở đâu chưa?”. Thế nhưng, sinh viên mới tốt nghiệp cũng có thế mạnh so với những người đã từng trải công việc.

  1. Năng động, nhạy bén, vừa mới ra trường nên ứng viên luôn khát khao tìm cơ hội thể hiện bản thân. Trong khi đó, người có kinh nghiệm lâu năm thường dễ nhàm chán với công việc.
  2. Có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức mới và vận dụng tốt tiến bộ kỹ thuật. Với những công việc năng động và đòi hỏi ý tưởng mới, ứng viên trẻ sẽ được ưu tiên hơn.
  3. Hiệu suất công việc cao và nhanh chóng vì những sinh viên mới tốt nghiệp luôn khát khao khẳng định bản thân.

Đi du lịch một năm để trải nghiệm cuộc đời và thử thách bản thân, theo đuổi con đường học vấn để phát triển các kiến thức, kéo dài thời sinh viên, hay ước muốn được cống hiến cho xã hội, tất cả đều làm bạn trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quyết định phải làm gì đối với tương lai sự nghiệp của mình, mọi thứ sẽ không hề dễ dàng. Bạn cần phải bỏ ra một vài năm, chọn lựa, học hỏi từ các thành công cũng như thất bại.

Sưu tầm

Nguyễn Văn Tiến
Nguyễn Văn Tiến
Trả lời 12 năm trước

Kinh nghiệm từ đâu mà có?

TT - “Bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa?”, câu hỏi mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đặt ra cho ứng viên. Và hầu hết câu trả lời của những sinh viên vừa tốt nghiệp là: mới ra trường làm gì có kinh nghiệm...

“Bao vây” nhà tuyển dụng sau tọa đàm để tìm thêm kinh nghiệm - Ảnh: V.Thảo

Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm giữa học và làm” của các bạn Trường cao đẳng Công nghệ Thủ Đức vào chiều 13-3 trở nên nóng hơn bởi “gãi” đúng tâm tư của sinh viên: kinh nghiệm.

Đòi hỏi có vô lý?

“Sinh viên mới ra trường, chưa kinh qua một công việc nào thì lấy đâu ra kinh nghiệm?”, một bạn nữ phát pháo về bức bối của mình và bạn bè, khi doanh nghiệp luôn yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc. Như vậy có phải doanh nghiệp đã đóng hẹp cánh cửa tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp?

“Phỏng vấn là để nhà tuyển dụng kiểm tra điều kiện ở ứng viên có đáp ứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ nắm sơ bộ những điều cần đầu tư cho ứng viên về lâu dài. Nếu ứng viên yếu kỹ năng và không có kinh nghiệm buộc chúng tôi phải đầu tư lại tất cả. Khoản đầu tư này sẽ là uổng phí vì các bạn đã được đào tạo ở trường” - ông Huỳnh Tuấn Anh, giám đốc điều hành Công ty du lịch Việt Thái, chia sẻ.

Nhưng vấn đề là tìm ở đâu kinh nghiệm cho sinh viên? Băn khoăn này được chị Bùi Song Mỹ Anh (giám đốc marketing Công ty TNHH Tân Đại Dương) chia sẻ bằng chính kinh nghiệm của mình: Khi đi du học tại Hà Lan bằng học bổng, Mỹ Anh xin đi làm thêm về tư vấn viên giáo dục với mức lương 0 euro, dù bạn bè của mình làm những công việc khác “bèo” nhất cũng được 35 euro/giờ. Nhưng bù lại công việc tư vấn giúp Mỹ Anh mở rộng mối quan hệ, học được rất nhiều thứ và đi được nhiều nơi...

“Với tôi khoản lương 0 euro cho một giờ làm việc là chi phí cho cơ hội, đầu tư cho tương lai. Đó có phải là kinh nghiệm không? Câu trả lời là có đấy. Những công việc bán thời gian sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm mà bạn không ngờ tới” - chị Mỹ Anh nói.

Tích lũy kỹ năng cứng và mềm

Hai cuộc tuyển dụng thử cũng được thực hiện ngay tại buổi tọa đàm với các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc đã giúp các bạn vỡ ra nhiều điều về cách trả lời ứng xử, sự tự tin, trang phục... “Ngại giao tiếp nên mình đâm ra mất tự tin. Đây mới chỉ là phỏng vấn thử, phỏng vấn thật là mình rớt rồi” - Đinh Thị Kim Hoàng, cô sinh viên có thành tích học tập ba học kỳ trên 9,0 bộc bạch.

“Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm đều rất cần nhưng sinh viên chúng ta đầu tư chưa đúng đắn. Vì sao các bạn phải đợi ra trường rồi mới đi làm? Vì sao phải đợi ra trường rồi mới đi học thêm tiếng Anh, vi tính? Các bạn phải chuẩn bị tất cả cho mình từ thời sinh viên. Sự thiếu tự tin cũng làm các bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng” - ông Phạm Công Anh (Công ty Nestlé Việt Nam) chia sẻ thêm.

Đi làm bán thời gian hơn một năm nay, từng đi phỏng vấn nhiều nơi, giờ đây cô bạn Trần Thị Cẩm Hường, sinh viên năm nhất ngành quản trị kinh doanh, mới vỡ ra nhiều điều. “Lần thứ nhất đi phỏng vấn mình rớt vì kém tự tin. Lần thứ hai mình lại thua vì trang phục và cách trả lời. Ngay từ bây giờ mình sẽ không bỏ phí thời gian nữa, học thêm, làm thêm... phải tự tích lũy và trang bị cho mình thôi!” - Hường cho biết.

Vi Thảo

TRAN THE
TRAN THE
Trả lời 12 năm trước

Bạn đừng sốt ruột, mình cũng đồng ý, Mới ra trường: đi đâu ai cũng hỏi kinh nghiêm, không ai nhân? thử hỏi lấy đâu ra chổ làm để có kinh nghiêm?, Ai cũng vậy sinh viên mất tiêu hết à, Mình phải cố gắng thôi bạn ạ, Tự tìm lấy việc, tự mình làm, không cần ai hết, nghĩ ngẫm, xem xét thời gian, rồi cái gì đến nó sẽ đến....

Chuc bạn thành công

Nguyễn Huệ
Nguyễn Huệ
Trả lời 12 năm trước

Mình làm ở công ty mỹ phẩm Oriflame. Bây giờ có nhiều chương trình hấp dẫn, nếu đồng ý bạn cứ alo cho mình. Đảm bảo sau 6 tháng bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm về kinh doanh, tự tin đứng trước nhiều người, giao tiếp tốt. Bên cạnh đó dù có nhiều kinh nghiệm nhưng bạn không phải trả bất kỳ khoản phí nào mà vẫn có thu nhập hàng tháng. Lh: 0933 601 191 Huệ. Chúc các bạn tìm được việc như ý.

phan đồng hưng
phan đồng hưng
Trả lời 12 năm trước

Anh đã công tác ở bộ phận Nhân sự, anh muốn nhắn chú 1 điều như sau:

Kinh nghiệm: Ko đơn thuần là kinh nghiệm chuyên môn, mà nó là những gì chú đã trải nghiệm,

Tiêu chí của bản thân anh khi phỏng vấn ứng viên là gì: Là anh cực kì khắt khe với ứng viên, anh bắt lỗi họ từ cử chỉ, lời nói, đến chuyên môn, nếu ứng viên vượt qua đựoc thì có nghĩa họ đã có dâyd đủ kinh nghiệm đánh lừa mình

Còn về chú em, anh nghĩ chú nên tìm cơ hội ở các cty nhỏ, cty Tư nhân, để làm quen với nghề nghiệp mình đã chọn, chú đùng cái chú đòi về mấy tập đoàn lớn như Bảo Việt, Hòa Phát, MK thì chắc ko đựoc.

Nguyenvui
Nguyenvui
Trả lời 11 năm trước

Bạn đã học chuyên ngành kế toán mới ra trường?. Bạn chưa có kinh nghiệm làm thực tế? Bạn không đủ tự tin để đi xin việc???Đó là tâm lý chung của hầu hết các bạn sinh viên đang và sắp tốt nghiệp các trường TC - CĐ – ĐH

Hiểu được vấn đề này KẾ TOÁN TRÍ TUỆ VIỆT mang lại cho bạn cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế đúng chuyên ngành, tham gia các câu lac bộ kế toán để được hỗ trợ nghiệp vụ lâu dài, trở thành những nhân sự kế toán được các nhà tuyển dụng mong đợi và vẫn có cơ hội đi làm thêm để trang trải các khoản chi phí bằng cách tuyển dụng các bạn vào vị trí vừa học vừa làm, tức là: - Bạn chưa có kinh nghiệm làm thực tế công ty sẽ tổ chức dạy cho bạn thành nghề với mức chi phí hợp lý nhất, Bên cạnh việc học bạn tham gia làm việc cho công ty bằng nhiều hình thức nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên kê khai thuế cho các Doanh nghiệp hoặc kế toán nhập liệu cho các công ty. Bình quân mức thu nhập bạn có thể đạt được giao động từ 1-5 triệu / tháng theo khả năng.

Nguyễn Thị Huế
Nguyễn Thị Huế
Trả lời 9 năm trước

Công ty mình đang tuyển dụng, bên mình không quan tâm tớii kinh nghiệm vì bên mình sẽ đào tạo lại từ đầu, nhưng sẽ quan tâm tới sự yêu thích và tâm huyết và sự gắn bó với nghề và công ty. Nếu bạn thực sự quan tâm thì bạn vào link này xem thông tin nha:

web :http://qacvietnam.com/

link tuyển dụng:http://hn.vieclam.24h.com.vn/danh-sach-tin-tuyen-dung-cong-ty-co-phan-qac-viet-nam-ntd2479525p1.html