Mở công ty thi yêu cầu gồm những thủ tục gì ?

Tôi làm Điện lực bây giờ tôi muốn mở Công ty cổ phần Điện thì cần thủ tục gì, và tôi có thể làm giám đốc được không ( Tôi công tác trong ngành Điện ) hay tôi phải thuê người khác làm giám đốc. Xin chỉ dùm. Thanks
Con Nan
Con Nan
Trả lời 14 năm trước
1. Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 77 Luật Doanh nghiệp: cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Do đó, nếu chỉ có hai thành viên thì bạn có thể thành lập công ty TNHH 2 thành viên hoặc Công ty hợp danh. Nếu muốn thành lập công ty cổ phần, bạn cần có thêm ít nhất một cổ đông nữa cùng góp vốn. Vốn đăng ký ban đầu do các thành viên tự xác định căn cứ vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng vốn trong kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn trong công ty do các thành viên tự xác định. 2. Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện như sau: 2.1 Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; a, Về thủ tục thành lập công ty (Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ). · Trường hợp vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. - Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm: + Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư - theo mẫu;; + Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm); + Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp. - Số lượng hồ sơ: 1 bộ - Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ. · Trường hợp vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên, phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. - Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm: + Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư - theo mẫu;; + Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm); + Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư); + Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường; + Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp. - Số lượng hồ sơ: 8 bộ, trong đó có 1 bộ gốc; - Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm ngày. b) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước. Về thủ tục thành lập công ty (Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ): Hồ sơ thành lập gồm có: 1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; 2. Dự thảo Điều lệ Công ty (được người đại diện theo pháp luật, các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập ký từng trang); 3. Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần; 4. Bản sao hợp lệ (bản sao có chứng thực của cơ quan cấp) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cổ đông sáng lập là cá nhân: · Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước. · Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây: - Hộ chiếu Việt Nam; - Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: + Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; + Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; + Giấy xác nhận đăng ký công dân; + Giấy xác nhận gốc Việt Nam; + Giấy xác nhận có gốc Việt Nam; + Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam; + Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. · Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. · Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam. 5. Bản sao: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. Bản sao hợp lệ (bản sao có chứng thực) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như mục 4 nêu trên của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với cổ đông sáng lập là pháp nhân; Trình tự đăng ký kinh doanh: 1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. 2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.