Làm sao để không viết sai chính tả

tôi hay viết sai chính tả bà con ai biết cách khắc phục tận gốc tình trạng này không ?????
Tôi yêu VN
Tôi yêu VN
Trả lời 14 năm trước
[b] Để viết đúng chính tả tiếng Việt[/b] 1. Các lỗi về thanh điệu: Trong các lỗi về thanh điệu thì viết sai dấu hỏi và dấu ngã là phổ biến nhất. Để chữa lỗi này, có thể dùng những mẹo luật sau đây: 1.1 Huyền ngã nặng, sắc hỏi không 1.1.1. Trong các từ láy âm đầu (thuần Việt), thanh ngã đi với thanh huyền hoặc thanh nặng, thanh hỏi đi với thanh sắc hoặc thanh ngang (không dấu) Ví dụ: a) Huyền ngã nặng: dễ dàng, rõ ràng, buồn bã, hờ hững, cãi cọ, rõ rệt, mạnh mẽ, gặp gỡ,... (IMG:http://www.quochochue.net/forum/style_emoticons/default/cool.gif) Sắc hỏi không: bảnh bao, sửa sang, hăm hở, thong thả, gửi gắm, rải rác, hớn hở, mát mẻ,... Chú ý: - Những từ láy không có phụ âm đầu (hay nói đúng hơn, có phụ âm đầu zê-rô) cũng theo quy tắc này: ầm ĩ, ỡm ờ, õng ẹo, âm ỉ, oi ả, óng ả, êm ả, ê ẩm, ủ ê, ít ỏi, ỉ eo,... - Có một số từ ngoại lệ là: bền bỉ, hoài hủy, hồ hởi, mình mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, vỏn vẹn, ve vãn, ễnh ương. - Từ nông nỗi (có nghĩ tương tự như nỗi niềm ) trong câu “Làm sao ra nông nỗi ấy” là một ngoại lệ; còn từ nông nổi (có nghĩa là nông cạn ) thì theo đúng quy tắc. - Từ hẳn hòi là một ngoại lệ, có nghĩa gần giống như hẳn hoi (là một từ theo đúng quy tắc). 1.1.2. Trong các từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, thanh ngã đi với thanh huyền, còn thanh hỏi thì đi với thanh ngang (không dấu). Ví dụ: a) ngã - huyền: đằng đẵng, sừng sững, vò võ... (IMG:http://www.quochochue.net/forum/style_emoticons/default/cool.gif) hỏi – ngang: mơn mởn, lanh lảnh, văng vẳng... Chú ý: Có một số ngoại lệ là: lẳng lặng, khe khẽ, ngoan ngoãn, se sẽ. 1.1.3. Quy tắc Huyền ngã nặng, Sắc hỏi không còn tác dụng trong hiện tượng biến âm, tạo từ, khiến cho một số từ có nghĩa giống nhau hay gần giống nhau mà chỉ khác nhau về thanh. Ví dụ: a) Huyền ngã nặng: lãi (lời - lợi), cũng (cùng), dẫu (dù), đã (đà), ngỡ (ngờ), cỗi (cội), đỗ (đậu), giẫm (giậm), chĩa (chìa), mõm (mồm), trĩu (trịu)... (IMG:http://www.quochochue.net/forum/style_emoticons/default/cool.gif) Sắc hỏi không: chửa (chưa), tản (tán – tan), cảm ơn (cám ơn), nghĩa (ngãi – nghì), thảo (tháu), cản (can), chẳng (chăng), thả (tha)... Chú ý: Có các ngoại lệ: lẽ (lí), lõm (lỏm) Cũng trong hiện tượng biến âm tạo từ này, có một số từ đồng nghĩa hay gần nghĩa nhau mà chỉ khác nhau có phụ âm đầu. Nhận xét này cũng có thể giúp ta viết đúng dấu hỏi hay dấu ngã. Ví dụ: khẽ - sẽ, ngẫm - gẫm, rữa - vữa... xẻ - chẻ, phỏng - bỏng, vổng - chổng... 1.1.4. Đối với những từ như sửa chữa, lỡ dở, ủ rũ..., ta có thể phân tích ra từng thành phần cấu tạo, rồi áp dụng quy tắc Huyền ngã nặng, Sắc hỏi không cho từng thành phần, thì có thể viết đúng chính tả. sửa chữa = sửa sang + chữa chạy > sửa chữa lỡ dở = lỡ làng + dở dang > lỡ dở ủ rũ = ủ ê + rũ rượi > ủ rũ Đối với những từ như bỡ ngỡ, bẽn lẽn... , ta có thể liên tưởng đến những từ ngỡ ngàng, trơ trẽn... 1.2. Dân Việt Nam mạnh lắm 1.2.1 Quy tắc này có nghĩa là ”Những yếu tố Hán Việt có phụ âm đầu là D, V, N (kể cả NH, NG, NGH), M, L thì viết với dấu ngã” D: dã man, dũng sĩ, anh dũng , bồi dưỡng , diễn đạt, diễn viên, diễm lệ, kiều diễm, dẫn chứng, sở dĩ , dĩ nhiên, bất đắc dĩ , dữ liệu... V: vĩ đại, hùng vĩ , vũ khí, vũ lực, vũ trang, dĩ vãng , vãng lai, vĩnh viễn , viễn thị, vĩ tuyến, cổ vũ , vũ khúc... N: nỗ lực, phụ nữ, tầm nã, truy nã , trí não ... nhẫn nại, kiên nhẫn [i], thanh [i] nhã , truyền nhiễm , tham nhũng , phiền nhiễu , nhũng nhiễu , thổ nhưỡng ... ngẫu /i] nhiên, bản [i] ngã , ngũ cốc, đội ngũ , ngôn ngữ , tín ngưỡng ... nghĩa vụ, chủ nghĩa, nhân nghĩa , nghiễm nhiên... M: mã số, mã lực, mãnh liệt, mẫn cảm, mĩ mãn , thẩm mĩ , phụ mẫu , mẫu số, miễn phí, miễn cưỡng... L: lãnh đạo, lãng mạn, nghi lễ , lĩnh vực, chiếm lĩnh , cương lĩnh , triển lãm , kết liễu , lão luyện, lão thành, lữ khách, thành lũy , lưỡng /[i] lự... Chú ý: Có ngoại lệ: [i] ngãi (“cây thuốc”) 1.2.2. Những tiếng Hán Việt còn lại (có các phụ âm khác) thì viết với dấu hỏi, trừ các ngoại lệ sau đây: bãi khóa, hoài bão , bĩ cực, cưỡng bức, linh cữu , chiêu đãi , quang đãng , phóng đãng , kinh hãi , hãm hại, kiêu hãnh , trì hoãn , hỗ trợ , hỗn hợp, hữu ích, bằng hữu , huyễn hoặc, kĩ năng, phẫn nộ, giải phẫu , cùng quẫn , thủ quỹ , thi sĩ , (bệnh) suyễn , tiễn biệt, thực tiễn , tiễu trừ, thanh tĩnh , tuẫn tiết, mâu thuẫn , (chim) trĩ , dự trữ , xã hội... 2. Lỗi về phụ âm đầu [b] 2.1. Quy tắc i ê e: Quy tắc này giúp ta viết đúng G/GH, NG/NGH, K/C/Q [b] 2.1.1. Chữ G ghi âm “gờ” sẽ được thêm H khi nguyên âm đi sau nó là i (kể cả iê), ê, e; còn các nguyên âm khác đi sau thì nó không được thêm H. Ví dụ: GH: ghi, ghim, ghìm, ghiền, ghê, ghế, ghen, ghèn, ghét... (so sánh với G: ga, gà, gã, gặm, gắp, gặp, gẫm, gấc, gật, gõ, gói, gọi, gỗ, gớm, gửi, gù, gương... ) Chú ý: G trong gì, gìn, giã, giết, giêng, giếng... không phải ghi âm “gờ” mà lại ghi âm “giờ”. 2.1.2. Chữ NG ghi âm “ngờ” sẽ được thêm H khi nguyên âm đi sau nó là i (kể cả iê), ê, e; còn trường hợp khác thì không thêm H. Ví dụ: NGH: nghi, nghỉ, nghĩ, nghiện, nghiệp, nghiên, nghề, nghênh, nghếch, nghe, nghẹn, nghẹt... (so sánh với NG: ngà, ngang, ngắm, ngất, ngó, ngọng, ngốn, ngờ, ngủ, ngữ, ngước... ) 2.1.3. Để ghi âm “cờ”, ta viết K khi nguyên âm đi sau là i (kể cả ia, iê), ê, e; các nguyên âm khác đi sau thì viết C; còn khi có âm đệm thì viết Q. Ví dụ: K: kí, kia, kiếm, kiến... kê, kể, kết... kè, kẻ, kén... C: cá, can, cắp, cân... có, còm, con, cô, cơ... cụ, của, củi, cuốc... Q: qua, quang, quắc, quê, quên... quy, quyên, quyết... 2.2. Giao tranh cho tôi cầm: Quy tắc này giúp ta viết đúng GI- (chứ không viết D-) 2.2.1. Nếu gặp một từ không biết viết GI- hay D- thì ta viết GI- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là TR-, CH-, T-, hay C- (K-). Ví dụ: GI- ~ TR-: giành ~ tranh, giao ~ trao, giở ~ trở, giương ~ trương... GI- ~ CH-: giấu ~ che, gì ~ chi, giống ~ chủng... GI ~ T: giặc ~ tặc, giã từ ~ tạ từ, giọng ~ tiếng... GI- ~ C- (K-): giác ~ cắc, giăng ~ căng, giỗ ~ kị... 2.2.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ hai trường hợp: GI- ~ TR- (già ~ tra, giun ~ trùn) và GI- ~ CH- (giữ ~ chự, giòn ~ chon)... 2.3. Dặn đến nhà thương: Quy tắc này giúp ta viết đúng D- (chứ không viết GI-). 2.3.1. Nếu gặp một từ không biết viết D- hay GI-, thì ta viết D- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là Đ, NH, hay TH. Ví dụ: D- ~ Đ-: dao ~ đao, dĩa ~ đĩa~, dằn ~ đằn... D- ~ NH-: dồi ~ nhồi, dơ ~ nhơ, dịp ~ nhịp... D- ~ TH-: [b] dư ~ thừa, dược ~ thuốc... [b] 2.3.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ trường hợp: D- ~ Đ- (da ~ đa), dai ~ đai, dầm ~ đầm...) 3. Lỗi về phụ âm cuối Sinh viên Trung và Nam Bộ thường lẫn lộn –N với NG, và –T với –C. 3.1. Để viết đúng các phụ âm cuối này, cách tốt nhất là liên hệ với những từ đồng nghĩa hay gần nghĩa: Ví dụ: -N: an (yên), can (cản, ngăn), cuốn (quyển), buồn (muộn), lằn (hằn), ngàn (nghìn), chán (nản, ngán)... -NG: đang (đương), vàng (hoàng), sảng (hoảng), kháng (chống), làng (hương), buồng (phòng)... -T: viết (bút), gặt (cắt, chặt), hạt (hột), ngạt (ngột), sát (giết), mẹt (tẹt, trẹt), trát (trét), xem xét (quan sát)... -C: tạc (đục), phước (phúc), rán sức (tàn lực), tam giác (ba góc)... 3.2. Trong những từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, -T chuyển thành –N và –C chuyển thành -NG. Ví dụ: -T > -N: chát chát > chan chát, thoắt thoắt . thoăn thoắt, mát mát > man mát, sát sát > san sát... -C > -NG: rắc rắc > răng rắc, biếc biếc > biêng biếc, vặc vặc > vằng vặc, phắc phắc > phăng phắc... Chú ý: Cần phân biệt những cặp từ sau đây: man mát “hơi mát” = man mác “mênh mông” phăn phắt “rập ràng” = phăng phắc “im lặng” bàn bạc “thảo luận” = bàng bạc “rải rác khắp nơi” 4. Những nhận xét bổ sung 4.1. Những từ láy vần thường có hai âm tiết giống nhau về thanh điệu. Do đó, thường có khả năng là cả hai âm tiết đều có dấu ngã hay cả hai đều có dấu hỏi. Ví dụ: bẽn lẽn, lã chã, lẽo đẽo, lỗ chỗ, lõm bõm, lững thững... bủn rủn, đủng đỉnh, lảo đảo, lẩm cẩm, lủng củng, lỏng lẻo... 4.2. Nói chung trong tiếng Việt, những từ có nghĩa giống nhau hay gần nhau thì thường là có hình thức giống nhau. Ta có thể lợi dụng đặc điểm này để có thể viết đúng chính tả cho một số vần như sau: –uôi : đuôi, chuôi, cuối –ư t: bứt, rứt, dứt, đứt, giựt, nứt, sứt –at : bạt, gạt, ngạt, phát, phạt, sạt, tát, tạt –ăt : cắt, chặt, gặt, hắt, lặt, nhặt, ngắt, tắt, thắt, vắt, vặt, xắt –oi : oi, lòi, ngoi, ngòi, thòi, hói, khói, chòi, đòi, mòi, nòi, roi, soi, voi, vòi, xoi, xói... –en : chen, kén, len, lẻn, lén, nén, then, xen 4.3. Để ghi âm , chữ Việt ta có hai chữ là I và Y. Nhà nước (năm 1984) có quy định như sau: - Nếu không có sự thay đổi về âm hay nghĩa (trừ trường hợp Y đi sau âm đệm), thì thay Y bằng I. Ví dụ: hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ , kĩ thuật... (huy chương, sơn thủy, quý báu...) - Nếu âm đứng một mình hay ở đầu từ thì viết bằng Y, trừ vài trường hợp đã theo thói quen cũ. Ví dụ: ý nghĩa, y tế, ỷ lại, yêu thương, yên ổn... (theo Tiếng Việt Thực Hành – Vương Hữu Lễ, Đinh Xuân Quỳnh, Nhà xuất bản Thuận Hóa - 1998)
Pham to loan
Pham to loan
Trả lời 14 năm trước
Viết đúng chính tả Tiếng Việt không phải là dễ với nhiều người.Bây giờ kể cả những người đi làm,học qua nhiều trình độ cũng có thể viết sai chính tả.Tôi nghĩ trước hết bạn nên tham khảo các tài liệu về chính tả,từ vựng Việt Nam để biết mình sai ở đâu.Đừng ngại khi đọc lại các sách chính tả lớp 1,2.Đó là cơ sở của những câu cú,từ vựng đúng.Và bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè người thân xung quanh mình.Vì ít nhất trong số người thân của bạn cũng phải có 1,2 người viết đúng chính tả chứ! Chúc bạn thành công.
Thanh Tâm
Thanh Tâm
Trả lời 14 năm trước
Bạn thân của mình cũng rất hay viết sai lỗi chính tả, mặc dù khi nói bạn ấy nói rất chuẩn. Có rất nhiều lỗi chính tả mắc phải như nhầm lẫn giữa "ch" và "tr"; giữa"s" và "x"; giữa "l" và "n";....Hiện tượng viết sai lỗi chính tả chủ yếu là do khi học môn chính tả bạn ít khi để ý và cũng ít để ý các cách viết của mọi người. Để khắc phục bạn nên đọc thêm nhiều sách báo, đọc thêm sách dạy chính tả, nhớ để ý các cách viết, từ ngữ. Sau đó viết lại những từ mà bạn hay viết nhầm, viết sai ra. Đọc nhiều và viết nhiều, dần dần sẽ thành phản xạ, khi cần đến những từ đó bạn sẽ viết đúng thui. [gallery]/19/bou1254302556.jpg[/gallery]
Đõ Hoàng
Đõ Hoàng
Trả lời 14 năm trước
Lói tóm nại: Muốn không viết xai trính tả nữa thì anh bạn phải đọc nại xách nớp một! Cần thì mua vài cuốn tập tô về tô thật trậm để ghi nhớ các nỗi mình hay mắc xai nà được! Trúc thành công!!!
pham thi yen
pham thi yen
Trả lời 14 năm trước
Theo m0,viết sai chính tả là do chưa hiểu bản chất nghĩa của từ đó.Bạn cần mua ngay 1 cuốn từ điển Tiếng Việt, những từ nào hay viết sai thì mở ra tra nội dung các cách viết khác nhau(VD: viết "dành cho" hay "giành cho".Theo Từ điển, "dành": để riêng cho ai hoặc cho việc gì; "giành":cố dùng sức lực để lấy về đc cho m0,k0 để cho ng0 khác chiếm lấy ; còn ''rành'': là biết rõ, thạo, sành => viết "dành cho") và nhớ lấy để phân biệt, lần sau sử dụng cho đúng.Mua cuốn từ điển Tiếng Việt sẽ k0 thừa đâu, sau này sẽ rất cần cho bọn trẻ nhà bạn đó, để chúng k0 viết sai CT như bạn.Chúc thành công.
nguyen minh tuan
nguyen minh tuan
Trả lời 14 năm trước
Chào bạn bạn bị viết sai chính tả ah gay go đây, vì bạn bè mình cũng rất nhiều ng viết sai chính tả, thậm chí là trầm trọng nữa. ngay chính mình trước đây cũng bị. mình có 1 kinh nghiệm rằng: đọc sách nhiều sẽ giúp viết đúng chính tả hơn. đọc sách cũng sẽ hình thành nên 1 thói quen, như mình đây, 1 ngày k dc đọc ít nhất vài trang sách thì cảm thấy rất khó chịu. nhưng thói quen đọc sách k phải ai cũng làm đc. vì công việc mệt mỏi, vì làm biếng,,... bạn cố gắng đọc sách thật nhiều sẽ giảm bớt viết sai chính tả đó. chúc bạn thành công
Chử Đức Nam
Chử Đức Nam
Trả lời 14 năm trước
Có cách cho bạn nè. Bạn dùng thử phần mềm này xem http://schoolnet.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3728 Cần gì alo cho tớ nhé ! 0912699279
Vương Diệp Anh
Vương Diệp Anh
Trả lời 14 năm trước
HIHI BAN THU PHAT AM TRUOC KHI VIET XEM DUOC KHONG CAI NAY CUNG PHAI TU TU MOI HET DUOC BAN AH HIHI CO GANG LEN NHE [:,)]
Kim
Kim
Trả lời 14 năm trước
Nắm được quy luật khi viết, bạn sẽ tránh được sai lỗi chính tả. Giúp bạn thêm vài mẹo luật viết chính tả nữa đây; HỎI VÀ NGÃ - Gặp các từ gộp âm, ta VIẾT THANH HỎI, không viết thanh ngã. VD: ảnh ( anh+ ấy), (bữa) hổm, bả ( bà+ ấy ), chửa ( chưa+có ) , phỏng (phải + không ) .... Trừ : Hỗi giờ ( hồi+nãy tới giờ) - Gặp các chữ Hán - Việt khởi đầu bằng : * Các nguyên âm ( a, â, i, y, iê, o, ô, u, ư ) và các phụ âm ch, kh, gi, ta VIẾT THANH HỎI, không viết thanh ngã. VD: ảo ảnh, ảm đạm, ẩm thực, ẩn hiện, ẩu đả, ủng hộ, uỷ ban, ngự uyển ... chủ nhật, khảng khái, khử trùng, giảng giải, ... ( Các chữ Việt khởi đầu bằng nguyên âm, cũng viết THANH HỎI VD ; ủ phân, ở nhà, ửng hồng, cái ảng, ẩm ướt, cá thu ảu, ẩu tả .... Trừ ; ẵm ( con), ễ ( mình ), ễnh ( bụng ), ễnh ương, ưỡn ( ngực ). ) * Các phụ âm k, x, ph, qu, th, tr, ta cũng VIẾT THANH HỎI. VD: xử sự, xả thân, kỉ niệm, trường kỉ, gia phả, quỹ đạo, thủ quỹ, xử trảm ... Trừ : xã (hội), kĩ (kĩ thuật, ca kĩ), (mâu) thuẫn, (bệnh) thũng, (Nguyễn) Trãi, , trẫm ( tiếng vua tự xưng ), (lưu) trữ, trĩ (ấu trĩ, bệnh trĩ), phẫn (nộ), (giải) phẫu, quẫn (bách), , quỹ ( quỹ đạo. thủ quỹ ). - Gặp các chữ Hán Việt khởi đầu bằng các phụ âm m, n, nh, l, v , d, ng, ngh thì VIẾT THANH NGÃ, không viết thanh hỏi. VD : mĩ mãn, mã lực, mãnh hổ .... truy nã, nỗ lưc, nữ giới, trí não ... nhẫn nại, nhũng nhiễu, thạch nhũ .... thành luỹ, lữ hành, kết liễu, lễ độ ... vĩnh viễn, vũ lực, vĩ tuyến, vãng lai ... dã man, hướng dẫn, dũng cảm, diễm lệ ... ngữ nghĩa, hàng ngũ, vị ngữ, ngưỡng mộ ... Trừ : cây ngải - Gặp từ phiên âm, ta VIẾT THANH HỎI, không viết thanh ngã. VD : Cay-xỏn Phôm-vi-hản, moả (moi), mỏ-lết ( molette ) .... - Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh của hai yếu tố phải ở cùng một hệ bổng ( NGANG -SẮC- HỎI ) hoặc trầm ( HUYỀN- NẶNG - NGÃ) VD: *BỔNG : - Ngang + hỏi: nho nhỏ, vui vẻ, trong trẻo, nhỏ nhoi, lẻ loi, ngủ nghê .... - Sắc + hỏi : sắc sảo, vắng vẻ, trắng trẻo, nhỏ nhắn, lảnh lót, nhảy nhót .... - Hỏi + hỏi : lỏng lẻo, thủng thẳng, đủng đỉnh, rổn rảng, nhỏ nhẻ, rủ rỉ .... TRẦM : - huyền + ngã : sừng sững, rền rĩ, vồn vã, trễ tràng, sẵn sàng, vẽ vời ... - Nặng + ngã : rộng rãi, đẹp đẽ, mạnh mẽ, nghĩ ngợi, chững chạc, vỡ vạc ... - Ngã + ngã : lỗ lã, dễ dãi, nhễ nhãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo, nhễu nhão .... NGOẠI LỆ : Ngoan ngoãn, se sẽ, khe khẽ, ve vãn, nông nỗi, bền bỉ, niềm nở, phỉnh phờ, hẳn hòi, hoài huỷ, luồn lỏi, nài nỉ, hồ hởi, xài xể, lẳng lặng ... • Phân biệt khi viết y hay i : - Viết y khi y đứng sau âm u Ví dụ : quýt - quý - huýt sáo - nguy hiểm - tuyên bố ... - Viết y khi y đứng một mình Ví dụ : ý nghĩa - y tá - cố ý ... - Viết y khi y đứng trước nguyên âm Ví dụ : yêu mến - yên ổn - chim yến .... - Viết i khi i đứng trước phụ âm và các trường hợp còn lại. Ví dụ : im lặng - chìm - kiếm tìm ...
Trả lời 13 năm trước

Rất vui vì có rất nhiều người trả lời, mình cũng là một người viết sai chính tả mà còn đọc sai nữa. nhung đọc các bài hướng dẫn của các bạn mình vẫn không khắc phục được. mình không phân biệt được giữa, N, L, d,r,g, ch, tr, x, s, minh không phân biệt được khi nào thì dùng các tư trên, tìm vẫn chưa ra các bài hướng dẫn mà dễ hiểu. có bạn nào có phương pháp dễ hiểu không vậy.

Mình nấy một ví dụ về các sửa nói ngọng N với L rất hay, đảm bảo những ai phát âm ngọng đều có thể sửa được với chỉ 1 đến 2 ngay là thành công.

Cách sửa nói ngọng n vàl

February 7, 2008

Bi kịch :( ‘Lói’ ngọng… Tức quá quyết tâm tìm cách sửa và cuối cùng đã ra được phương pháp chắc chắn thành công :D Viết bài ‘lày’ để đồng chí nào có ý chí vượt khó không bị ‘lản’ wohoho.gif

Đầu tiên, cần phải nói rõ, n (nờ) và l (lờ) đọc theo tiếng Việt là tên của chữ cái chứ không không phải âm. Tên của chữ cái gồm 2 âm riêng biệt phụ âm n (hoặc l) vànguyênâm ’ờ’. Nếu bạn nào học phát âm tiếng Anh chắc chắn biết rất rõ điều này.

Thứ hai, âm n và l có sự nhiều sự giống và khác nhau:

Giống nhau: vị trí đầu lưỡi -phần thịt bám quanh phía sau chân răng hàm trên.

Khác nhau:

1.N được gọi là âm mũi, khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, L là âm biên, khí thoát ra qua miệng, chạy ‘lướt’ qua hai bên của lưỡi.

2. N là âm mũi, L là âm biên do đó khi phát âm có 2 cách để biết được mình phát âm đúng hay sai (các bạn có thể tự luyện ở nhà)

- Dùng đầu ngón tay bóp mũi khi phát âm: vớiL không thấy rung ở đầu ngón tay, còn N thì có. Các bác thử đọc L L L và N N N áp dụng cách trên đi.

- Đặt tay đặt sát miệng khi phát âm: với L có khí thoát ra, còn N thì không.

3. Về độ căng của lưỡi: N lưỡi để hoàn toàn chùng, lưỡi chạm vào hầu hết tất cả các răng (kể cả răng hàm); L sẽ kéo căng lưỡi do đó không thấy lưỡi chạm vào răng.

Tiếp theo là cách luyện tập, lần lượt làm theo các bước sau (lưu ý đây là luyện tập âm)

Bước 1:

- Đặt lưỡi vào đúng vị trí như mô tả, giữ lưỡi tại vị trí đó, rung thanh quản, đẩy khí ra bên ngoài. (Đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”)

- Trong quá trình đẩy khí, dùng tay kiểm tra theo 2. xem mình đã phát âm đúng chưa. Nếu thấy dấu hiệu tay không đúng thì cần chỉnh lại cách đặt lưỡi.

Bước 2:

- Luyện âm sau (đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”). Các âm dài chỉ để chỉ thời gian kéo dài âm đó, không phải các âm riêng lẻ kiểu như: nờ nờ nờ nờ, lờ lờ lờ lờ…

NNNNNN LLLLLL NNNN LLLL NN LL N L

- Tập các từ đơn:

Nờ/ Lờ; Nên/ Lên; Núi/ Lúi; Nê/ Lê; Nin/ Lin….

- Tập các câu:

Lên núi Lenin lấy nước.

Lenin nói là Lenin làm.

Lúa nếp là lúa nếp nàng, lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.

Nói năng nên luyện luôn luôn
Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này
Lẽ nào nao núng lung lay
Lên lớp lú lẫn lại haynói lầm.

(lưu ý khi đọc các câu này bạn cũng có thể dùng cách kiểm tra 2. có điều cần đọc chậm lại )

Nếu các bạn thực hành theođúng các bước trênthì sẽ tiến bộ rất nhanh, mình chỉ mất có 2 ngàyđể sửa ^^ (1 ngàynghiên cứu lý thuyết, 1 ngày tập phátâm)

Chúc các bạn thành công ^^

Chích từ nguồn : http://neonumbertwo.wordpress.com/2008/02/07/cac-s%E1%BB%ADa-noi-ng%E1%BB%8Dng-n-va-l/