Trang trí nhà ngày tết thế nào cho đẹp?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Tết đến, trong tiết trời se lạnh, nhà nhà dường như được hâm nóng bởi không khí tấp nập chuẩn bị Tết. Bên cạnh việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống, cỗ Tết... thì việc trang hoàng nhà cửa cũng rất được coi trọng. Ai cũng mong ngôi nhà có một "bộ mặt" mới để đón khách.[/b] Theo thông lệ, cứ trước Tết vài ngày, người Việt lại có tập tục tân trang căn nhà của mình. Với suy nghĩa, đầu năm đàng hoàng, no đủ thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, hầu hết các gia đình Việt Nam ai ai cũng bỏ nhiều công sức trang hoàng nhà cửa để đón chào một năm mới trong không khí quây quần, ấm cúng. Việc trang trí nhà cửa ngày Tết không phải "thế nào cũng được", mà còn có một số nguyên tắc bất thành văn. Trang trí bàn thời là công việc quan trọng nhất. Đây là cách để con cháu bày tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Vì thế, mỗi độ "năm hết Tết đến", việc chăm chút bàn thời là công việc được mọi người chú ý trước tiên. Những thứ không thể thiếu trên bàn thờ gồm hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú, trục vũ trụ là khúc trầm hương dưới dàn khúc khủyu vương lên trong bát hương. [gallery]/18/vgc1265686783.jpg[/gallery] Trục này mang ý nghĩa tinh thần, được coi như gạch nối giữa trời với đất, cho âm dương đối đãi đem tới một nguồn hạnh phúc, hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh một bông lớn tượng trưng cho ngày dương (hoa vàng bên trái), âm (hoa bạc bên phải)... và đặc biệt chính là mâm ngũ quả biểu tượng cho ước vọng no đủ cả năm. Những màu sắc yêu thích và thông dụng của ngày Tết là đỏ và vàng. Đỏ tượng trưng cho hạnh phúc còn vàng là màu của sự giàu sang. Hai màu này luôn chiếm ưu thế trên các đồ trang trí nhà cửa dịp Tết, trên cửa ra vào và cửa sổ, đặc biệt cả trong cả những tấm thiệp chúc Tết và những phong bao lì xì, đỏ và vàng thông thường cũng là màu trên con giáp năm mới. Hoa là thứ không thể thiếu trong nhà dịp đầu năm mới và thường là loại hoa nở to, để tượng trưng cho sự hồi sinh và phát triển. Một nhánh đào hay mai là tập tục không thể thiếu của bất kỳ gia đình Việt Nam nào. Có người thích cắm theo bó kết hợp với tre để tạo hình ảnh hợp lý với những sản phẩm nội thất khác. Có người thì thích để cây tỏa ra tự nhiên. Hoa nở to và nhiều thì tượng trưng cho sự phồn vinh, phát triển. Màu đỏ của cành đào hay màu vàng trên nhánh mai đều mang ý nghĩa và biểu tượng cho sự giàu sang phú quý. Trên mặt bàn tiếp khách, một khay mứt Tết thường được sắp xếp thành hình tròn, thông thường là 6 hoặc 8 ngăn tượng trưng cho những con số đẹp và là hình ảnh của sự sum tụ của các thành viên trong gia đình, của người thân làm việc và sinh sống từ khắp nơi, đến cuối năm lại tụ hội. Bánh mứt kẹp ngày Tết cũng là hình ảnh của một năm mới luôn ngọt ngào. Nhưng loài những nguyên tắc mà nhà nào cũng tuân theo ấy, thì mỗi nhà lại muốn có những phá cách riêng. Chính điều này đã làm nên sự khác biệt của mỗi gia đình trong ngày tết, tạo ấn tượng cho khách đến chơi nhà. Năm mới, hãy bắt tay vào việc làm cho ngôi nhà của mình bừng sáng, rực rỡ và ấm cũng. Để thực hiện điều này, bạn không nhất thiết phải bỏ ra nhiều tiền mua sắm đồ đạc mới, song tất nhiên phải có chút thời gian dành cho việc sắp đặt nội thất, tìm lại một vài chiếc bình gốm, lọ hoa, vài cái âu lớn, mấy mảnh thổ cẩm hay tranh ảnh. Đồ trang trí không thể không có là đèn và hoa, thậm chí một vài khúc cây, lá, sỏi và... "hoa tay" của bạn. Chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý cho việc trang trí ngôi nhà của bạn nhân dịp năm mới. [b] Bàn thờ[/b] [gallery]/18/bug1265686783.jpg[/gallery] Bàn thờ nên được chăm chút kỹ lưỡng. Nếu bạn để trên bàn thờ một đỉnh hương trầm ngày Tết sẽ góp phần vào không khí ám cúng của sự quần hội. Đỉnh trầm bằng đồng trang trí nhiều hình được thiêng liêng hóa như lân ở đỉnh, tượng trưng cho sự thông minh, sức mạnh, để kiểm soát tâm hồn người hành lễ, hổ phù mang ý nghĩa cầu no đủ... Đỉnh đồng có thể mua ở Hàng Đồng hoặc Hàng Quạt giá từ 3 triệu đến hàng chục triệu tùy kích thước và kiểu dáng. Hoặc bạn có thể dùng đèn dầu thơm nến hình hoa sen với nhiều mùi hương khác nhau. Đối với hoa tươi, người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay-ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết... Ngoài ra, trên ban thờ có thể cắm thêm những cành vàng lá ngọc tượng trưng cho phú quý. Bạn có thể dễ dàng mua những cành hoa này ở phố Hàng Mã với giá từ 20.000 đồng - 50.000 đồng/cành. [b]Phòng khách[/b] Phòng khách là bộ mặt, cũng có thể xem là góc Tết trong ngôi nhà bạn. Có nhiều cách để bạn tân trang lại phòng khách của mình. Nhiều công sức nhất là phải đụng tới vôi vữa như ốp thêm gạch trang trí bức tường, thay đổi hoặc phá bỏ một bức vách ngăn khó chịu... đơn giản hơn là sơn lại toàn bộ căn phòng. Một màu sơn độc đáo, lạ mắt cũng làm cho căn nhà bạn trở nên hoàn toàn mới mẻ... Tết đến giữa lúc những ngày đông lạnh giá. Để làm gian phòng ấm cúng và sinh động hơn, hãy thử thay đổi hay thêm vào vài chi tiết trang trí nho nhỏ như màu một chiếc gối tựa, chiếc rèm cửa màu sắc hay những chiếc đèn lồng treo trước cửa. Năm nay, đèn lồng theo phong cách Hội An là sự lựa chọn mới cho các gia đình với dáng vẻ vừa cổ điển nhưng lại rất dễ kết hợp với không gian hiện đại. Hoặc bạn có thể trang trí phòng khách bằng những dải khánh chúc mừng năm mới, những cặp câu đối... Hoa, đương nhiên là thứ không thể thiếu làm không gian thêm sống động. Nhưng nếu bạn lo lắng việc phải chăm sóc hoa trong 3 ngày Tết bận rộn thì có thể chọn những bình hoa giả nghệ thuật để trang trí phòng khách cùng với cành đào sẵn có. Một bình hoa lớn đặt giữa không gian phòng khách và cầu thang sẽ tạo sự thân thiện chào đón. Ngoài ra, bạn có thể chọn những bộ ấm chén, khay mứt, ly rượu với kiểu dáng đặc biệt để bày biện trong phòng khách. Nếu treo tường phải cổ kính, bạn có thể chọn gốm sứ với những thương hiệu gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Phù Lăng, Minh Long. Nếu theo phong cách hiện đại, bạn có thể mua những vật dụng bằng thủy tinh cao cấp hoặc pha lê ở các siêu thị lớn như Vincom, Big C... hay các cửa hàng chuyên biệt [b]Phòng bếp[/b] Để căn nhà thêm sang trọng trong dịp Tết, bạn có thể trang trí phòng bếp với bộ đồ ăn mới. Một giỏ đựng hoa quả trên bàn ăn cũng sẽ làm nhà bếp thêm sinh động. Một góc decor mang tên "tổ ấm" là sự kết hợp giữa hoa và quả trên bàn ăn sẽ mang lại không khí sum họp, ấm cúng. Bạn cũng có thể bày những chậu hoa bên cửa sổ, trên tường hay treo những bức tranh trang trí theo nhiều chủ đề đa dạng như khung cảnh lễ hội, hay những loại cây, hoa quả trong ngày Tết. Chúng sẽ khiến cho căn bếp của bạn thêm sức sống. Bàn ăn sẽ thêm sang trọng với khăn trải bàn cầu kỳ hơn ngày thường. Nếu bạn thích thổ cẩm hoặc lụa, có thể tìm mua ở Hàng Bông, Hàng Đài với giá từ 50.000 đồng/một bộ khăn gồm khăn trải bàn và khăn lót bộ đồ ăn. Nếu bạn theo phong cách châu Âu có thể mua các loại khăn ren trải bàn ở siêu thị Fivimart, Big C với giá từ 150.000 đồng/m2. [b] Cây cảnh ở vườn nhà[/b] [gallery]/18/fdn1265686783.jpg[/gallery] Có nhiều loại cây bạn có thể "trưng: trong ngày Tết như hoa thủy tiên, mẫu đơn, đỗ quyên. Những loại cây này bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ cây cảnh Hoàng Hoa Thám hoặc chợ hoa Quảng Bá... Quất với những chùm quả vàng ươm là loại cây không thể thiếu trong gia đình khi Tết đến. Khi mua quất, khách sành sỏi thường chú ý tới những cây còn tơ, gốc cứng cáp, thân thẳng, có nhiều cành đối xứng. Nên chọn những cây lá nhỏ, màu xanh thắm và sai quả to màu vàng sáng, không chín quá. Năm nay, bạn có thể thay đổi bằng những cây quất cảnh được uốn theo hình dáng trực, phu phụ, huynh đệ, phước lộc thọ, long ly quy phượng, ngũ phúc... để đem đến cho sân, vườn nhà bạn một sức sống mới. Ngoài những phòng chính để tiếp khách, bạn cũng nên trang hoàng lại phòng ngủ, nhà vệ sinh... Phòng ngủ nên tạo sự ấm cúng, nhẹ nhàng, gợi cảm giác thư thái. Đơn giản chỉ với một đĩa pha lê sâu đầy nước và vài loại hoa nhiều màu cắt gần sát cuống, bạn có thể tạo nên một góc nhỏ êm dịu, lãng mạn và vui mắt bên tủ đầu giường. Chỉ với một bình hoa tươi đặt cạnh gương trong nhà vệ sinh sẽ mang lại cho mỗi người trong gia đình cảm giác thư giãn. Điều quan trọng nhất bạn nên tạo một không gian mới với màu sắc hài hòa, tươi vui cho ngôi nhà của bạn trong dịp Tết nguyên đán để đón năm mới trong tâm trạng hứng khởi, báo hiệu một năm mới đến nhiều may mắn.
djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước
TRANG TRÍ NGÀY TẾT



Image
Phòng khách là bộ mặt của ngôi nhà nên sẽ là nơi được nhiều người đầu tư trang trí nhiều nhất trong ngày tết. Không chỉ với mai vàng, quất và đào còn có nhiều cách trang trí đơn giản khác mà bạn có thể áp dụng, để ngôi nhà thêm rộn ràng sắc Xuân...
1. Cái hồn của Tết

Ngày Tết thì không thể thiếu 1 cành đào, 1 chậu quất hay cây mai vàng thanh tao. Đó là cái thú Tết của người Việt từ ngàn xưa tới này.
Một chậu mai vàng rực nắng hoặc một chậu đào hồng tươi đằm thắm... Để làm nên cái hồn tết Việt, những ngày này hầu như gia đình nào cũng cố gắng chọn mang về cho nhà mình một cành mai hoặc một cành đào. Chỉ một chậu hoa hiện diện nơi phòng khách bạn sẽ thấy căn nhà tràn ngập không khí tết.
Image
Nếu nhà bạn không có nhiều diện tích, thì một chậu mai kiểng hoặc đào cảnh để ngay trên bàn hoặc một góc nhà cũng mang tới chút xuân rộn rã cho phòng khách. Để cây mai hoặc đào nhà bạn thêm phần rực rỡ, ngoài những chiếc thiệp Xuân và phong bao lì xì đỏ rực, những năm gần đây thị trường các loại dây treo trang trí kèm theo những câu đối, lời chúc cũng xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú.

Image
2. Thêm hoa thêm sắc
Không có mai và đào, nhưng góc nhà này cũng tràn ngập sắc Xuân. Chỉ cần vài chậu hoa dân dã ngày tết như cúc, vạn thọ, mồng gà... xếp quanh gốc tre giả làm cảnh bạn sẽ thấy tết như đã về thật gần.
Image
Thêm một chút may mắn cho ngày đầu năm, những chiếc đèn lồng đỏ tận dụng lại và màu giấy đỏ bọc chậu hoa cũng tạo nên một điểm nhấn đơn giản nhưng ấn tượng.
Image
Để căn nhà tràn ngập sắc xuân, có nhiều cách để bạn mang tết về nhà. Nếu không là một chậu mai hoặc đào, những bông hoa tươi tắn, đủ màu sắc sẽ luôn là những thứ trang trí hiệu quả cho phòng khách của bạn ngày tết...
Image
Những bông hoa dân dã thường được dùng nhiều trong ngày tết như cúc, vạn thọ... với đủ màu khoe sắc được đặt ở các góc nhà sẽ làm các không gian như bừng sáng và làm đậm thêm không khí tết Việt trong nhà.

3. Không giản đẹp giản dị

Không mai, không đào và cũng không có bông hoa nào, nhưng căn hộ nhỏ này cũng hiển hiện một góc tết thật rõ ràng.
Image
Những dây treo trang trí tết đỏ rực nổi bật trên những thân cây trắng cũng tạo nên một điểm nhấn ấn tượng nơi góc nhà. Đơn giản nhưng ấm cúng, sang trọng... nếu bạn không có thời gian và công sức để "đầu tư" cho tết thì đây cũng có thể xem là một cách giản đơn để mang tết về với ngôi nhà thân yêu của mình.
4. Dọn dẹp và chuẩn bị

Thông thường việc dọn dẹp, trang hoàng chỉ được thực hiện trước Tết chừng hai hoặc ba ngày, thậm chí với những người bận bịu, công việc này có khi chỉ được tiến hành vào 30 Tết. Sát Tết cũng là thời điểm hợp lý cho công việc này bởi khi đó, bạn đã có đủ thời gian mua sắm đồ đạc, hoa quả, bánh mứt kẹo... và quan trọng nhất là có thời gian.

Image

Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chính vì thế, một số nguyên tắc bày biện của người Trung Quốc cũng được áp dụng tại Việt Nam. Những màu sắc yêu thích và thông dụng của ngày Tết là đỏ và Vàng. Đỏ tượng trưng cho hạnh phúc còn Vàng là màu của sự giàu sang. Hai màu này luôn chiếm ưu thế trên các đồ trang trí nhà cửa dịp Tết, trên cửa ra vào và cửa sổ, đặc biệt cả trong cả những tấm thiệp chúc Tết và những phong bao lì xì. Đỏ và Vàng thông thường cũng là màu trên con giáp năm mới.

Hoa là thứ không thể thiếu trong nhà dịp đầu năm mới và thông thường là loại hoa nở to, để tượng trưng cho sự hồi sinh và phát triển. Với một số loại hoa còn là biểu tượng của sự giàu sang và địa vị cao trong xã hội. Khi chọn hoa để bày biện, bạn cũng nên lưu ý làm sao để chúng sẽ nở đúng vào những ngày Tết. Điều này như một sự tin tưởng năm mới sẽ an khang và thịnh vượng.

Một nhánh hoa mận, cành đào, cây mai hay quất là những loại hoa truyền thống không thể thiếu trong bất kỳ một gia đình Việt Nam nào. Đi kèm với đó, nhiều người cắm theo từng bó những thanh tre hoặc chánh cây có chồi lộc. Hoa nở rộ kết hợp với cây tre trăm tuổi tượng trưng cho sự trường thọ và ổn định sẽ mang tính hỗ trợ lẫn nhau, tạo hình ảnh hợp lý với những sản phẩm nội thất khác. Ngoài ra, những loại hoa khác cũng được yêu thích trong dịp Tết là những liễu, hoa đỗ quyên, hoa mẫu đơn và các loại thủy tiên trồng trong nước.

Trên mặt bàn tiếp khách, một khay mứt Tết thường được sắp xếp thành hình tròn, thông thường là 6 hoặc 8 ngăn tượng trưng cho những con số đẹp và là hình ảnh của sự xum tụ của các thành viên trong gia đình, của người thân làm việc và sinh sống từ khắp nơi, đến cuối năm lại tụ hội. Bánh mứt kẹo ngày Tết cũng là hình ảnh của một năm mới luôn ngọt ngào.

Hoa quả mỗi vùng mỗi khác. Người miền Bắc sẽ bày biện bàn thờ với mâm ngũ quả không thể thiếu chuối xanh và bưởi. Còn trong Nam, từ quan niệm "Cầu vừa đủ sài" sẽ có các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài... Với người Trung Quốc, cam và quýt là những loại quả không thể thiếu, bởi chúng có màu vàng, và là tượng trưng cho sự no đủ, hạnh phúc.

Với những gia đình có người cao tuổi, chắc chắn sẽ cần có những câu đối với nội dung liên quan đến lời chúc Tết hoặc hình ảnh của ngày xuân. Những câu đối này thường có ba phần, hai câu dài treo dọc hai bên cửa, một cái ngắn hơn treo ngang trên cửa.

Những bức tranh trang trí theo nhiều chủ đề cũng được lựa chọn cho căn nhà. Đó hầu hết là những bức tranh với khung cảnh lễ hội, những loại cây, hoa của ngày Tết... Ngoài ra, việc trang trí nhà cửa trong năm mới âm lịch của người Trung Quốc cũng có thêm phần hoành tráng khi được làm đẹp với những cánh cửa ra vào và cửa sổ có hình ảnh trẻ em, thông thường là một bé trai và một bé gái (khác giới nhau). Chúng đều là những biểu tượng may mắn cho năm mới.

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Trang trí nhà ngày Tết


hững đồ trang trí như cây nêu, câu đối đỏ... đã trở nên quen thuộc trong ngày Tết.
Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.

1- CÂY NÊU


Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất VA chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai...
Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

2- TRANH TẾT

Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...). Có những nơi người ta treo tranh dân gian Đông Hồ.

3- CÂU ĐỐI TẾT


Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.

4- HOA, QUẢ NGÀY TẾT


Hoa đào, hoa mai: Ở miền Bắc người ta thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.

Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thuỷ tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet...

Cây quất: Thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.