Vì sao em bị chứng nghiến răng khi ngủ, cách chữa trị?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt quá mức răng ở hai hàm trên và dưới và thường diễn ra khi ngủ. Thông thường người bệnh không ý thức được hiện tượng này, tuy nhiên cũng có người nghiến răng vào lúc thức.

Sự nghiến răng giữa hai hàm với nhau gây ra những âm thanh khó chịu cho những người ngủ chung và những người xung quanh. Đa số nghiến răng phát ra tiếng kêu lớn mà bình thường lúc thức hay lúc thư giãn họ không thể tạo ra được như vậy; một số nghiến răng nhưng không phát ra âm thanh.

Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên khoảng 5-10% trường hợp người bệnh nghiến răng mạnh đến mức có thể làm gãy răng, nhức đầu, đau mặt, rối loạn cơ và khớp thái dương hàm, gây khó khăn cho việc nhai hay nói chuyện,…

Tật nghiến răng là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mớ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật nghiến răng lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở lúc ngủ cao hơn bình thường.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân và các yếu tố có thể gây ra hiện tượng nghiến răng, chúng có thể tác động riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau, bao gồm: Stress do làm việc hay áp lực công việc ban ngày cũng gây cho người bệnh có những giấc ngủ kèm treo hiện tượng nghiến răng; các nguyên nhân gây cản trở vướng cộm ở khớp cắn; các rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương; suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ hay người già suy kiệt…; uống nhiều rượu và hút thuốc lá, một số tác giả còn cho rằng hiện tượng nghiến răng còn mang tính di truyền.

Các yếu tố thuận lợi tạo nên sự trầm trọng của bệnh như: nha chu viêm, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm… làm tăng tình trạng nghiến răng hoặc xiết chặt răng.

Điều trị

Mục tiêu là ngăn ngừa tổn thương vùng răng miệng và giảm đau các cơ nhai và cơ vùng mặt. Tùy theo nguyên nhân:

  • Nếu bạn bị stress: điều trị chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp và thư giãn (thể dục, thiền tâm,…). Có thể sử dụng thuốc gây giãn cơ để tạm thời giảm co thắt cơ hàm.
  • Nếu có những vấn đề về răng: bạn cần khám bệnh ở một bác sĩ răng hàm mặt, có thể sẽ phải làm chỉnh hình răng để bạn có khớp cắn tốt hơn, hoặc bác sĩ sẽ giúp bạn những dụng cụ có thể bảo vệ răng của bạn tránh tổn thương trong trường hợp nghiến răng quá nặng.
  • Do bệnh lý thần kinh cơ hay tổn thương não: rất khó điều trị. Chủ yếu là dùng các biện pháp bảo vệ răng và khớp cắn.
  • Do thuốc: một số thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ nghiến răng nhiều. Có thể ngưng thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác để giảmnghiến răng.
mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Nghiến răng là thuật ngữ y học ám chỉ hiện tượng ngậm chặt hai hàm răng và nghiến qua lại hai bên tạo ra tiếng kêu. Nghiến răng thường xảy ra ở trẻ tuổi răng sữa nhiều hơn người lớn.

Nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng không rõ ràng, có thể do bị đau răng hoặc đau tai dẫn đến nghiến răng (nghiến cho đỡ đau), có thể do căng thẳng tinh thần, ví dụ trẻ phải thay đổi môi trường học tập và sinh hoạt.

Nghiến răng là một rối loạn thần kinh cơ và có thể tự hết khi kích thích. Nghiến răng không phải là bệnh. Vì hiện tượng nghiến răng thường xảy ra trong lúc ngủ nên người nghiến răng thường không biết là mình đã nghiến răng, những người thân như cha mẹ, anh chị em là người phát hiện ra.

Nghiến răng tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể làm mòn răng quá mức và có thể bị mẻ răng. Khi có triệu chứng, cần đến nha sĩ khám để kiểm tra xem có bất thường về khớp răng (khớp cắn), có răng sâu hay không, có răng mọc bất thường hay không, nếu có thì phải điều trị.

Sau khi đã điều trị xong thì cần phải theo dõi xem còn nghiến răng không, nếu vẫn tiếp tục mắc phải thì có thể đề nghị nha sĩ làm máng chống nghiến răng, đeo khi ngủ thì sẽ không còn tiếng nghiến răng nữa.

Bui Thu Phuong
Bui Thu Phuong
Trả lời 13 năm trước

Stress là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nghiến răng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể có các nguyên nhân khác như: các cản trở vướng cộm ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, suy dinh dưỡng, rượu và thuốc lá, yếu tố di truyền.

Khoảng 5- 20% dân số có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng, nhưng chỉ 5-10% nhận biết được điều này.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt các răng một cách quá mức, thường diễn ra khi ngủ (không có ý thức). Do lực sử dụng trong động tác này lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Việc răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, làm bệnh nhân trông già hơn.

Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến, người bệnh có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ. Các cơ hoạt động quá mức có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông (do phì đại cơ cắn ở cả hai bên), rối loạn khớp thái dương-hàm. Các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh nghiến răng trên cơ và khớp thái dương- hàm thường không được bệnh nhân phát hiện một cách dễ dàng.

Một trong những phương pháp đối phó với bệnh nghiến răng là mang máng nhai. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương - hàm. Cũng có thể áp dụng kỹ thuật mài để điều chỉnh, loại bỏ các vướng cộm khớp cắn. Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi cách sống, tập yoga... để làm giảm stress, đồng thời loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu.

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Tật nghiến răng ban đêm thường khó nhận biết do nó diễn ra trong lúc ngủ. Nha sĩ có thể phát hiện tật này khi thấy vết mòn trên mặt răng. Nguyên nhân gây tật có thể là lo lắng thái quá hoặc stress, và người có tật thường bị nhức đầu âm ỉ khi tỉnh dậy.

Tật nghiến răng khi ngủ còn có thể do một sự bất thường trong giấc ngủ hoặc do khớp cắn không bình thường, răng mất, răng mọc không đều... Khi nghi ngờ có tật nghiến răng, cần phải làm xét nghiệm polysomnographic để kiểm tra hoạt động của các cơ nhai khi ngủ.

Cách điều trị và ngăn ngừa tật nghiến răng:

- Nếu nguyên nhân gây tật là do stress, người bệnh chỉ cần thư giãn, thoải mái tâm trí, dùng vật lý trị liệu và uống thuốc giãn cơ giảm đau cơ theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu nghiến răng khi ngủ do khớp cắn bất thường, nha sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, hoặc để người bệnh mang hàm nhựa cho răng dưới vào ban đêm. Có thể làm chân răng giả, trám các lỗ để tránh răng bị mòn nhiều.

- Cố gắng thư giãn, tránh stress khi ngủ.

- Đặt một chiếc khăn ấm ở một bên mặt.

- Tắm bằng nước ấm và giảm uống cà phê.

- Rối loạn thần kinh: Khi ngủ người bệnh thường mơ thấy những chuyện hoang đường, kỳ lạ, thường nói ú ớ, nói to, có khi hét lên và luôn luôn nghiến răng. Còn bạn không nói mơ nên không phải bệnh này.

- Do bệnh viêm não, viêm màng não, tuy khỏi bệnh nhưng có di chứng kích thích não làm cho người bệnh nghiến răng.

- Do thiếu canxi: đây là nguyên nhân gặp nhiều nhất ở trẻ bị nghiến răng ban đêm. Cơ thể thiếu canxi bị rối loạn thần kinh, nặng thì gây các cơn co giật, nhẹ thì gây ra chứng nghiến răng, như vậy Thuốc cần dùng là canxi và thuốc an thần. Vì canxi phải uống thời gian dài. Liều lượng uống canxi và thuốc an thần theo hướng dẫn của bác sĩ.