Có ai biết thuốc để trị khỏi bệnh bạch biến?

Mình bị bệnh bạch biến từ nhỏ, bị hết nửa khuôn mặt,đã đi rất nhiều nơi và dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng đến nay vẫn không khỏi. Mình rất buồn và rất mặc cảm..mình rất mong được nhận sự giúp đỡ từ mọi người..có ai biết xin giúp mình..

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 11 năm trước

Trong bệnh bạch biến, sắc tố ở da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ. Bệnh chiếm 1-2% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng hay gặp nhất ở tuổi thanh niên.

Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được rõ. Có giả thuyết cho rằng bệnh liên quan tới quá trình tự miễn làm phá hủy các tế bào sinh sắc tố (tế bào sắc tố). Một giả thuyết khác lại cho rằng bệnh có liên quan tới cơ chế tự phá hủy enzym và rối loạn hoạt động thần kinh. Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò khá quan trọng vì khoảng 30% bệnh nhân bạch biến có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh.

Bệnh thường xuất hiện sau những căng thẳng tinh thần, xúc động mạnh, chấn thương thể chất như phẫu thuật, tai nạn, mang thai, mất việc làm, mất người thân... Các tác nhân hóa học như phenol, catfechin, thiol cũng có thể gây bệnh. Bạch biến có thể kết hợp với một số bệnh khác như rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn chức năng gan, thiếu máu ác tính, viêm màng não vô khuẩn, đái tháo đường, sợ ánh sáng, khiếm thính, rụng tóc.

Bệnh đặc trưng bởi những đốm, đám tròn mất sắc tố, có giới hạn rõ rệt với vùng da lành. Vùng rìa của thương tổn có màu sắc sẫm hơn, thường xuất hiện đối xứng hai bên cơ thể. Vùng da thương tổn bị mất sắc tố đều nên có màu trắng đều, cũng có trường hợp trên nền trắng có những chấm màu nâu. Kích thước của vùng da bị tổn thương thay đổi rất nhiều; lúc đầu xuất hiện chấm trắng, sau đó lan rộng và có thể liên kết với nhau tạo thành những đám rất rộng, bờ vằn vèo, loang lổ, có thể lan rộng hầu hết mặt da của cơ thể. Lông, tóc trên vùng da bị bệnh thường có màu trắng. Vùng da bệnh không bong vảy và vẫn có cảm giác bình thường.

Số lượng và vị trí của đốm mất sắc tố rất thay đổi, có thể gồm một hoặc nhiều đốm, vị trí thường gặp là mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, lưng, cổ, vùng mặt và vùng sinh dục. Đặc biệt bạch biến hầu như không gặp ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng niêm mạc. Đôi khi các đám mất sắc tố xuất hiện xung quanh nốt ruồi, bớt, vết bỏng.

Bệnh tiến triển không theo quy luật, rất khó đoán trước, thường không biết bệnh khởi phát khi nào. Nó có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương tinh thần hoặc chấn thương thể chất nặng. Bệnh tiến triển mạn tính, có thể có những đợt nặng lên. Tổn thương thường tăng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông hoặc ổn định lâu dài. Ngoài ra, bệnh cũng có tỷ lệ tự khỏi khoảng 15-30%.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh bạch biến. Nhưng cũng có một số thuốc và biện pháp điều trị đã được áp dụng, cho hiệu quả khác nhau giữa các bệnh nhân. Chẳng hạn như phương pháp quang hóa trị liệu - PUVA: dùng psoralen đường uống hoặc bôi tại chỗ kết hợp với chiếu tia cực tím. Bệnh nhân dùng quang hóa trị liệu phải tuân thủ đúng thời gian phơi nắng hoặc chiếu tia, uống thuốc vào thời điểm thích hợp. Khi điều trị, phải đeo kính râm chống tia cực tím, tránh dùng các thuốc nhạy cảm với ánh sáng (như tetracyclin, phenothiazine, sulfamid...).

Khi các biện pháp điều trị trên không hiệu quả hoặc chống chỉ định, có thể dùng các biện pháp như ghép da, cắt bỏ vùng da tổn thương (nếu tổn thương khu trú, kích thước nhỏ), thậm chí phải chấp nhận dùng kem hóa trang bôi vào vùng da mất sắc tố.

Trong điều trị bạch biến, bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Không nên quá lo lắng, bi quan vì điều này có thể khiến bệnh nặng thêm và giảm hiệu quả điều trị. Vì cơ chế gây bệnh còn chưa rõ ràng nên cách phòng ngừa tốt nhất là giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập và làm việc hợp lý.