Học nông-lâm- thú y có dễ ra xin việc hay không?

nhan
nhan
Trả lời 14 năm trước

Nông- Lâm - thú y bao gồm khá nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành lại có một đặc trưng thế mạnh riêng, việc dễ dàng tìm được việc ngay khi ra trường còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó năng lực của bạn là yếu tố quyết định. Bạn có thể tham khảo tài liệu sau:

1. Ngành trồng trọt

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành trồng trọt có kiến thức cơ bản rộng, có đủ khả năng nghiên cứu, có năng lục tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức và nắm vững kiến thức về chuyên ngành trồng trọt để ứng dụng một cách có hiệu quả trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cụ thể ở nơi làm việc.
Sau khi ra trường, sinh viên có thể tìm việc trong các cơ quan nhà nước như Sở nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật, các Viện, Trường. Trung tâm nghiên cứu) và các công ty (Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng)...

2. Ngành Chăn nuôi
Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất, có hiểu biết nhất định về phòng bệnh gia súc, gia cầm. Kỹ sư chăn nuôi có khả năng nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa, khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm,trâu bò sữa,…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.
Kỹ sư ngành này có thể công tác tại các cơ quan trung ương (như Viện Chăn nuôi,Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp...) hoặc địa phương (như các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty nông nghiệp, các Công ty chăn nuôi, các Trung tâm giống vật nuôi, các Trung tâm khuyến nông,...), các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thức ăn gia súc, các khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, thảo cầm viên,… hay tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo
3. Ngành Nông học
Đào tạo kỹ sư có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường đồng ruộng để chỉ đạo được sản xuất nông nghiệp. Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật cây trồng, di truyền - giống cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng, tuyển chọn và phổ biến các loại giồng, nghiên cứu sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ, nghiên cứu các kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật phân bón cho các cây trồng, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp thâm canh, tăng năng suất và phẩm chất cây trồng; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông học vào sản xuất.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)…
4. Ngành Bảo vệ thực vật
Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
SV ngành bảo vệ thực vật cdễ dàng thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi trường trong và ngoài nước…
5. Ngành Lâm nghiệp
Trang bị các kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …); nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực như sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng tại các Chi cục hay Hạt kiểm lâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương, các lâm trường hoặc tham gia các dự án của ngành lâm nghiệp quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
6. Ngành Nông lâm kết hợp
Chuyên ngành nông lâm kết hợp là một ngành học đa dạng trang bị cho SV kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc tốt về nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông lâm, tài nguyên môi trường và các lĩnh vực về khoa học xã hội nhân văn ở nông thôn (sinh thái nhân văn, xã hội học và tâm lý học nông thôn). Kỹ sư nông lâm kết hợp có kiến thức chuyên môn đa ngành để có thể quản lý đất một cách bền vững, gia tăng hiệu quả sản xuất của đất đai nhưng không làm thiệt hại đến bền vững của tài nguyên rừng, đất và nước về lâu dài, từ vùng đồi núi cao cho đến vùng đất đồng bằng ngập nước.
Kỹ sư nông lâm kết hợp có thể trở thành chuyên gia hoạt động trong các ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, trong các dự án quản lý lưu vực nước, tài nguyên thiên nhiên, các rừng quốc gia và vùng đệm hay trong các cơ quan nghiên cứu và phát triển giúp cho các nhà hoạch định chính sách môi trường.
7. Ngành Nuôi trồng thủy sản
Trang bị cho SV khả năng: thiết lập cơ sở dữ liệu cho yêu cầu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên; phát triển các mô hình quản lý tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; phát triển kỹ thuật nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; cải thiện chất lượng cá giống, …
Kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông- lâm-ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố hay học sau đại học về nuôi trồng thủy sản.
9. Ngành Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên
Cung cấp những kiến thức, kỹ năng về thiết kế, thi công cũng như quản lý cảnh quan môi trường, hoa viên; xây dựng mảng xanh đô thị tại các thành phố lớn; thiết kế cảnh quan và hoa viên cho các khu đô thị, chung cư mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các hoa cảnh & cây kiểng đặc chủng có giá trị kinh tế cao.
Kỹ sư ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các cơ quan tư vấn, nghiên cứu, sản xuất liên quan đến ngành học: văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Quy hoạch - kiến trúc, Sở Xây dựng, các Công ty công viên cây xanh, Công ty công trình đô thị, Công ty du lịch sinh thái; các khu du lịch, khu chế xuất, khu công nghiệp, sân golf, các cơ sở khuyến xanh của tư nhân, quốc doanh, các công ty du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử, thảo cầm viên v..v. .
10. Ngành Quản lý đất đai
Đào tạo có kiến thức quản lý nhà nước về số lượng và chất lượng tài nguyên đất đai, đánh giá và quản lý sử dụng đất theo pháp luật. Kỹ sư quản lý đất đai có thể nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai, xây dựng mô hình định giá đất; thiết lập bản đồ nông hóa - thổ nhưỡng, quy hoạch sử dụng đất đai các cấp, phát triển nông thôn và đô thị; nghiên cứu một số giải pháp kinh tế, kỹ thuật thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai; ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý dữ liệu và xử lý thông tin; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc thành lập bản đồ số.
Kỹ sư ngành này có thể làm việc trong mạng lưới địa chính từ trung ương đến địa phương, các Trung tâm kỹ thuật địa chính, Trung tâm lưu trữ, Trung tâm kinh doanh địa ốc, Trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, nghiên cứu đất, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, các Ban Quản lý đô thị..., hay các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường có ngành đào tạo liên quan.
Chúc bạn có sự lựa chọn sáng suốt!

Trinh Lan
Trinh Lan
Trả lời 9 năm trước

Mình có đọc được thông tin cam kết việc làm với sinh viên học khoa xây dựng. Bạn tham khảo nhé

http://www.tongdaituyensinh.com/index.php/huong-nghiep/tim-hieu-nganh-nghe/344-tuyen-sinh-2015-sinh-vien-hoc-nganh-xay-dung-duoc-cam-ket-viec-lam