Thức ăn cho ba bầu trong 3 tháng đầu mang thai ?

Ngô Minh Thảo
Ngô Minh Thảo
Trả lời 13 năm trước
Chào !
Bí quyết ăn đủ chất cho bà bầu ốm nghén
Sau khi ăn 30-45 phút mới nên uống nước, ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn, uống nước chanh tươi, dùng thêm vitamin B6... là những cách giúp bạn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho em bé trong bụng trong những tháng đầu.
Lúc mới có thai và đặc biệt là trong ba tháng đầu mang thai, việc ăn uống của người mẹ ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển trí não của thai nhi.

Thế nhưng một số chị em do thời gian ốm nghén quá lâu, có khi kéo dài 5, 6 tháng, khiến họ không thể ăn uống để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trường hợp này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt:

Theo hình trên đây, thai được 11 tuần tuổi là xem như đã đạt đến 1/2 giai đoạn phát triển của não so với lúc sinh. Vì vậy, hiện tượng ốm nghén, ói mửa lúc này rất cần được khắc phục để tiến trình thai nghén diễn ra suôn sẻ.

Trong ba tháng đầu, ốm nghén ảnh hưởng đến sức ăn tự nhiên nên sức tăng cân bình thường chỉ vào khoảng 1 kg, nghĩa là không xê xích bao nhiêu so với lúc chưa có thai. Thai phụ chỉ cần uống thêm khoảng một ly sữa mỗi ngày, uống một viên đa sinh tố - trong đó có cả acid folic - là đủ.

Những tháng về sau, khi hết ốm nghén, thai phụ cần nạp vào đủ năng lượng bằng cách ăn thêm bữa và cho cả ngày. So với khi chưa mang thai, bạn nên ăn thêm một bát cơm với đầy đủ thức ăn trên tháp dinh dưỡng để bổ sung khoảng 350 calo cho khẩu phần bình thường.

Giai đoạn đầu, thai phụ cần lưu ý:
  • Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
  • Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubela (có khả năng gây dị dạng cho thai nhi).
  • Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ. Trước đây đã có những bà mẹ mang thai dùng Thalidomide vì không ngủ được, đến khi sinh, con không có chân, tay.
  • Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng cá chẳng hạn.
  • Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.

Đối với các triệu chứng cấn thai, ốm nghén, kinh nghiệm dân gian thường khuyên:

  • Uống nước chanh tươi.
  • Không để bụng đói.
  • Nên ăn làm 5 - 6 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa “lớn” như người bình thường.
  • Nên ăn bắp cải luộc.

Có thể bắt chước các bà bầu ở Anh theo chế độ ăn gồm: chuối, cơm, táo nấu nhừ cộng chút đường, bánh mì nướng, uống trà gừng hoặc gừng đóng viên nang, bia gừng. Buổi sáng ăn 2-3 bánh quy lạt khô với pho mai.

  • Đợi 30-45 phút sau hãy uống nước hay đồ uống.
  • Trong trường hợp dùng đồ uống bị nôn ói, có thể khắc phục bằng cách ngậm những viên đá làm bằng nước lọc hay nước chanh đóng băng đến khi tan dần trong miệng.
  • Có thể uống thêm vitamin B6 (dưới dạng pyridoxine hay pyridoxamine), kết hợp với một thuốc kháng histamine như antihistamine doxylamine (Diclectin).

Chỉ khi nào thai phụ nôn ói trầm trọng, bác sĩ sản phụ khoa mới kê toa những loại thuốc có hiệu quả chống ói như: promethazine, metoclopramide, hay prochlorperazine.

(Nguồn Internet)

Nguyen The Hoang
Nguyen The Hoang
Trả lời 13 năm trước

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, việc bổ sung năng lượng là không thể coi nhẹ. Những thức mà mẹ ăn vào vừa có thể nuôi dưỡng bào thai nhưng cũng thể làm hại nó. Bởi vậy, vệ sinh ăn uống lúc này cần đặc biệt coi trọng.

Những loại thức ăn cần tránh khi mang thai

Các loại thức ăn nhiều mỡ, khó tiêu hóa như các món rán, xào, nướng.

Các loại thức ăn gây béo.

Các loại thức ăn chưa chín kỹ như gỏi, nộm, món tái.

Phụ nữ có thai không phải giảm ăn muối nhưng lượng muối nạp vào cơ thể cũng không nên quá nhiều.

Thức ăn có chứa hương liệu, phụ gia, chất bảo quản, thức ăn cay.

Thức ăn ôi thiu, quá hạn rất dễ gây ngộ độc

Các chất kích thích như cà-phê, rượu, thuốc lá…

Thai phụ nên ăn gì?


Lúc này, thai phụ cần có những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất đạm (protein), chất béo (lipit), tinh bột (gluxit), chất xơ (xenlulo), các vitamin cần thiết và chất khoáng.

Vì thế, giai đoạn này bạn nên ăn những thức dễ tiêu, dễ ăn như: cháo thịt nấu loãng, Sữa bò, trứng gà, Sữa đậu nành, cá tươi đặc biệt là rau xanh và hoa quả.

Cơ cấu bữa ăn: Bạn nên ăn nhiều nhất là chất bột, ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, ăn vừa chất đạm và ăn ít chất béo.

Phụ nữ có thai cần được bổ sung chất sắtcan-xi. Sắt có nhiều trong nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt…

Cá chép cũng là một món ăn lý tưởng cho phụ nữ mang thai.


Ăn vừa phải để tránh dư thừa dinh dưỡng

Từ khi phát hiện có thai, các bác sĩ sẽ không bao giờ khuyên bạn ăn gấp đôi ngày thường.

Đúng là phụ nữ có thai phải đảm bảo dinh dưỡng nhưng ăn quá nhiều thì sẽ có hại cho cả mẹ và thai nhi.

Béo trong thời kỳ mang thai rất dễ mắc phải các chứng cao huyết áp tổng hợp, tiểu đường, ăn khó tiêu, đau dạ dày.

Trong quý này, bạn chỉ cần tăng 1-2 cân là đủ. Còn nếu bạn không tăng cân, hay sụt cân chút ít thì cũng không phải quá lo lắng. Em bé vẫn phát triển tốt nhờ năng lượng dự trữ của bạn.

Kinh nghiệm

Nếu bạn luôn cảm thấy nôn nao, hãy ăn một chút socola hoặc uống một cốc cacao nóng.

Nếu bạn bị buồn nôn, một vài ngụm nhỏ coca sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng bạn đừng lạm dụng, coca khó tiêu và sẽ khiến bạn bị đầy bụng đấy.

Trà giúp cơ thể săn chắc, giúp thải độc, nhưng nếu uống nhiều, nó sẽ khiến lượng sắt trong máu giảm.

2 ly Sữa mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng can-xi cần thiết cho cả mẹ và em bé.

mùa thu
mùa thu
Trả lời 13 năm trước

Ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:

  • Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
    • Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
    • Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
  • Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
  • Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
  • Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
    • Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
    • Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
    • Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
    • Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những gì nên tránh?

  • Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
  • Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
  • Tránh ăn mặn khi mang thai
  • Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
  • Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
  • Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
  • Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Trong3tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân.Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹkém ăn nhưngcũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.

Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt.Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹcần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cầnthiếtnhư:

- Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung củamẹphát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày(tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).

- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.Vitamin này cótrong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim...

- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bécần phát triểnhệxương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việcbổ sung thực phẩm nhiều canxi,người mẹphải kết hợp phơi nắng đểtăng cườngvitamin Dgiúp hấp thu canxi tối ưu.Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…