Cách sử dụng nồi cơm điện đa năng ?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Nồi đa năng ngoài chức năng nấu cơm có thể dùng nấu cháo, hấp đồ ăn, thậm chí chiên, xào...[/b] Nồi đa năng còn được gọi là nồi điện tử vì có một chip xử lý bên trong được lập trình, giúp tính toán thời gian và cách thức nấu cho từng loại gạo, nếp, bánh... Nồi có thiết kế bao gồm một màn hình thể hiện các thông tin cần thiết, những nút bấm (dạng chạm) để điều khiển các chức năng như nấu nhanh, lựa chọn thời gian để nấu theo ý muốn và chọn cách thức nấu cơm hoặc cháo tuỳ theo người sử dụng. Nồi điện tử cho phép người sử dụng định trước được thời gian bắt đầu nấu. Có thể cho gạo và nước vào nồi cơm lúc 8h sáng và quy định ba tiếng sau nồi mới khởi động chế độ nấu. Ngoài ra, nồi cơm điện tử được thiết kế phát nhiệt ở cả ba hướng gồm phần nắp nồi, toàn thân xung quanh và đế nên tránh được hiện tượng hơi nước đọng trên nắp nồi nhiễu ngược trở xuống làm cơm không ngon. Trên thị trường hiện nay, nồi cơm điện tử có các thương hiệu như Tiger, Zojirushi (Nhật), Philips (Hong Kong), Sharp (Thái Lan), Hitachi, Midea, Gali (Trung Quốc)… Sản phẩm có các dung tích nấu khác nhau, giá dao động từ 1,1 – 3,5 triệu đồng. Nồi cơm điện tử được lập trình giúp người sử dụng có thể nấu cơm với gạo trắng hoặc gạo lứt, nấu xôi hoặc nấu cháo, hấp các loại bánh như há cảo, sủi cảo và nướng bánh bông lan mà không cần nhiều thao tác điều chỉnh. Tuy nhiên, thời gian đầu người sử dụng cần phải học cách sử dụng, cách cân đo đúng lượng nước và gạo theo quy định, cách hẹn giờ nấu hoặc tập làm quen với việc nấu cháo, nướng bánh, hấp đồ ăn với nồi. Bên cạnh đó, nồi cơm điện tử rất khó tìm được thợ sửa chữa bên ngoài vì cấu trúc phức tạp hơn so với nồi thường. Sản phẩm có bán tại các siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Pico, Ideas [gallery]/18/tmt1264563443.jpg[/gallery] Panasonic SR-NP18 Chức năng nấu cơm, cháo, nấu nhanh, gạo lứt, hẹn giờ… Giá: 2.600.000đ [gallery]/18/pyd1264563466.jpg[/gallery] Philips HD 4754 đa chức năng. Giá: 3.400.000đ [gallery]/18/swr1264563561.jpg[/gallery] Zojirushi NZ-ZAQ10 Chức năng nấu cơm, gạo lứt, hấp đồ ăn, làm bánh, hẹn giờ. Giá: 2.540.000đ
HGTrade
HGTrade
Trả lời 13 năm trước

Các loại "nồi rành việc" kiêm nhiệm cả nấu cơm lẫn nấu canh, cháo, súp... đang là mốt hiện nay. Giá mỗi chiếc khoảng 1-1,4 triệu đồng.

Nồi nấu cơm SRMM 18 của hãng Panasonic có thể được gọi là một chiếc nồi thông minh. Nó tự định ra chương trình nấu phù hợp cho mỗi loại món ăn tùy theo lượng gạo, nước cho vào nồi nhờ vào các cảm biến nhiệt độ và cảm biến trọng lượng.
Trên thị trường, loại nồi cơm có áp dụng kỹ thuật số đa số là các loại nồi sử dụng bộ vi xử lý. Mỗi lần nấu là mỗi lần chiếc nồi tự lập trình để xác định nhiệt độ, thời gian nấu cần thiết. Nhờ bộ vi xử lý đi kèm những thiết bị cảm biến (thường là bộ cảm biến nhiệt độ để hỗ trợ cho việc định thời gian nấu, hâm, điều chỉnh nhiệt độ), chiếc nồi nấu cơm đã trở nên đa dụng. Người ta có thể dùng nó để nấu cơm bình thường, nấu cơm nhanh, nấu cháo, gạo lứt, nấu chậm, hấp, nấu xúp và cả xôi...
Có nhiều loại nồi nấu cơm kỹ thuật số với nhiều thương hiệu khác nhau trên thị trường. Nhưng nhìn chung đều sử dụng các nút chạm để điều khiển các chức năng nấu, chế độ nấu. Chế độ nấu cơm bình thường, nấu cháo, nấu nhanh được lập trình sẵn, người sử dụng chỉ cần nhấn một nút là nồi sẽ thực hiện "nhiệm vụ" được giao. Chỉ cần thao tác nhiều nếu định giờ nấu cho những món ăn không được lập trình sẵn (như định thời gian nấu, định thời gian hâm, nấu, hầm, hẹn giờ nấu, hẹn giờ hâm).

Các loại nồi đang có trên thị trường như Tiger, Panasonic, National, Sharp, Toshiba, Hitachi, Jojirushi, Ichiban, Gali và Bora... đều là hàng nhập. Do vậy, khó kiếm được một sản phẩm nào có catalogue tiếng Việt. Thậm chí một số sản phẩm có bảng điều khiển trên nồi hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Trong khi đó, theo một số người đã sử dụng qua, sản phẩm này tương đối khó điều khiển. Do vậy, khi mua, bạn cần đề nghị nơi bán hướng dẫn thật cẩn thận.

Nguyễn Duy
Nguyễn Duy
Trả lời 9 năm trước

Nồi đa năng còn được gọi là nồi điện tử vì có một chip xử lý bên trong được lập trình, giúp tính toán thời gian và cách thức nấu cho từng loại gạo, nếp, bánh... Nồi có thiết kế bao gồm một màn hình thể hiện các thông tin cần thiết, những nút bấm (dạng chạm) để điều khiển các chức năng như nấu nhanh, lựa chọn thời gian để nấu theo ý muốn và chọn cách thức nấu cơm hoặc cháo tuỳ theo người sử dụng. Nồi điện tử cho phép người sử dụng định trước được thời gian bắt đầu nấu. Có thể cho gạo và nước vào nồi cơm lúc 8h sáng và quy định ba tiếng sau nồi mới khởi động chế độ nấu.

Ngoài ra, nồi cơm điện tử được thiết kế phát nhiệt ở cả ba hướng gồm phần nắp nồi, toàn thân xung quanh và đế nên tránh được hiện tượng hơi nước đọng trên nắp nồi nhiễu ngược trở xuống làm cơm không ngon. Trên thị trường hiện nay, nồi cơm điện tử có các thương hiệu như Tiger, Zojirushi (Nhật), Philips (Hong Kong), Sharp (Thái Lan), Hitachi, Midea, Gali (Trung Quốc)… Sản phẩm có các dung tích nấu khác nhau, giá dao động từ 1,1 – 3,5 triệu đồng.

Nồi cơm điện tử được lập trình giúp người sử dụng có thể nấu cơm với gạo trắng hoặc gạo lứt, nấu xôi hoặc nấu cháo, hấp các loại bánh như há cảo, sủi cảo và nướng bánh bông lan mà không cần nhiều thao tác điều chỉnh.

Tuy nhiên, thời gian đầu người sử dụng cần phải học cách sử dụng, cách cân đo đúng lượng nước và gạo theo quy định, cách hẹn giờ nấu hoặc tập làm quen với việc nấu cháo, nướng bánh, hấp đồ ăn với nồi. Bên cạnh đó, nồi cơm điện tử rất khó tìm được thợ sửa chữa bên ngoài vì cấu trúc phức tạp hơn so với nồi thường.