Ở tuổi trung niên làm thế nào để giữ răng trắng khỏe?

Tư vấn cho em?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh của người cao tuổi. Trong đó, nguyên nhân quan trọng là việc khám sức khỏe về răng miệng không thực hiện định kỳ. Khi răng không còn "như ngọc" Sau một quá trình phát triển, những bất thường trong cơ thể sẽ trỗi dậy tấn công người có thể trạng không tốt. Răng, miệng là ngõ vào cơ quan tiêu hóa, nên những chứng bệnh về bộ máy này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Một trong những chứng bệnh đó chính là viêm nha chu, khô miệng, sâu răng... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh của người cao tuổi. Trong đó, nguyên nhân quan trọng là việc khám sức khỏe về răng miệng không thực hiện định kỳ. Thời gian và sự thoái hóa của răng đã tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn xâm nhập, phá hủy hệ thống men răng, gây bệnh cho con người. Ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, dùng nhiều thực phẩm có đường cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng. Các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống cà phê, rượu và các thức uống nhiều cồn, ga sẽ làm cho răng ngày càng thoái hóa một cách nhanh chóng. Chính những yếu tố trên đã làm cho hệ thống men răng bị hỏng, vôi bám nhiều vào thành răng, cổ răng và kích thích các chứng viêm nướu sẽ gây chảy máu, biến chứng sang bệnh nha chu. Kết quả, hàm răng của bạn sẽ có nguy cơ bị hỏng toàn bộ. Làm sao để giữ răng tốt và đẹp Một chiếc răng bị sâu làm bạn mất đi giấc ngủ ngon. Vì vậy, việc chăm sóc cho "cái góc" mỗi ngày là rất cần thiết cho cuộc sống của bạn. Dinh dưỡng là nhu cầu tất yếu để có hàm răng chắc, đẹp. Trong bữa ăn hàng ngày, phụ nữ trung niên nên ăn nhiều loại trái cây tươi. Đây là nguồn sinh tố rất tuyệt vời vừa cung cấp dinh dưỡng cho răng vừa có tác dụng làm sạch các mảng bám vào răng. Bạn cũng nên uống sữa mỗi ngày để cung cấp can-xi cho răng Thêm vào đó, việc uống nhiều nước cũng là một cách giúp cho hàm răng bạn sạch không bị mắc chứng khô miệng. Sau bữa ăn, bạn nên súc miệng ngay để ngăn ngừa các vi khuẩn bám vào, gây sâu răng. Với những người sử dụng răng giả, họ cần giữ sạch sẽ hàm giả mỗi ngày để tránh nhiễm trùng nướu, viêm nướu. Nếu có bất kỳ tín hiệu nào không tốt cho răng như đau, nhức âm ỉ, ê ẩm, bệnh nhân nên kịp thời đến nha sĩ để thăm khám và chữa trị. Cuối cùng, lưu ý lịch khám răng định kỳ, lấy cao vôi 6 tháng một lần sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống vì có hàm răng khỏe mạnh.